Các tiêu chí đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 39)

8. Bố cục luận văn:

1.4. Các tiêu chí đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng

1.4.1. Thước đo về số lượng

– Phản ảnh kết quả thông qua số lượng kết quả đầu ra cụ thể là số lượng các cuộc kiểm tra hoạt động tín dụng được tiến hành, số lượng hồ sơ tín dụng được kiểm tra, số lượng sai sót được phát hiện, số lượng các sai sót được khắc phục.

1.4.2. Thước đo về chất lượng tín dụng

– Hệ thống KSNB hoạt động tín dụng được đánh giá là hoàn thiện thông qua hiệu quả hoạt động tín dụng được cải thiện qua thời gian nhờ hoạt động kiểm soát, biểu hiện của hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh, chất lượng của các hoạt động tín dụng Ngân hàng và khả năng tạo lợi nhuận cho Ngân hàng theo đúng như kế hoạch đặt ra, cụ thể các chỉ tiêu như sau:

1.4.2.1. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ (%)

– Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tin dụng của Ngân hàng.

– Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

– Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.

1.4.2.3. Tỷ lệ nợ xấu (%)

– Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại Ngân hàng, Tổng nợ xấu của Ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn chuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại Ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng kém, và ngược lại.

1.4.2.4. Phân loại các nhóm nợ

– Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về việc phân chia các nhóm nợ, cụ thể như sau:

a. Nợ đủ tiêu chuẩn

Nợ đủ tiêu chuẩn là những khách hàng thuộc nhóm 1, bao gồm:

– Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

– - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại;

– Nếu khách hàng trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi.

b. Nợ cần chú ý

Nợ cần chú ý là những khách hàng thuộc nhóm 2, bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

– Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu).

c. Nợ dưới tiêu chuẩn: khách hàng (nhóm 3) bao gồm

Nợ dưới tiêu chuẩn là những khách hàng thuộc nhóm 3, bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này;

– Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

d. Nợ nghi ngờ

Nợ nghi ngờ là những khách hàng thuộc nhóm 4, bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

e. Nợ có khả năng mất vốn

Nợ có khả năng mất vốn là những khách hàng thuộc nhóm 5, bao gồm:

– Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

– Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

quá hạn hoặc đã quá hạn;

– Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

Nếu một Ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu cũng như các nhóm nợ cần chú ý, nợ cần chú ý, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn cao thì điều này chứng tỏ hoạt động tín dụng còn gặp nhiều rủi ro, nguyên nhân có thể là do công tác kiểm tra, KSNB hoạt động tín dụng chưa được chặt chẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quá trình cấp tín dụng.

1.4.3. Thước đo về chi phí

– Để đánh giá hiệu quả cua hoạt động KSNB hoạt động tín dụng, bên cạnh các kết quả đầu ra thu được thì cũng cần cân nhắc yếu tố chi phí mà Ngân hàng đã đầu tư và duy trì hoạt động của bộ máy KSNB nói chung và hệ thống KSNB hoạt động tín dụng nói riêng.

1.5. Bài học kinh nghiệm từ một số Ngân hàng thương mại

1.5.1. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Là một trong bốn Ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam. BIDV luôn ý thức được tầm quan trọng của KSNB hoạt động tín dụng. Tại BIDV, hàng năm đều có những báo cáo đánh giá về chất lượng kinh doanh, chất lượng tín dụng, từ đó làm căn cứ điều chỉnh cấp bậc thẩm quyền quyết định hạn mức tín dụng tại từng chi nhánh hoặc Phòng giao dịch. Để linh hoạt, BIDV có cơ chế chủ động cho Giám đốc chi nhánh trong việc phân quyền, hạn mức phê duyệt cho các Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh, điều này phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro, sự đánh giá về năng lực của vị trí phê duyệt.

BIDV đã thành lập bộ phận Quản trị rủi ro từ cấp bậc chi nhánh đến Trụ sở chính, bộ phận này được phân quyền hạn mức đánh giá tùy thuộc vào kết quả kinh doanh, chất lượng tín dụng chi nhánh của năm trước. Nhiệm vụ chính của bộ phận Quản trị tín dụng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ từ CB QHKH, rà soát, đánh giá lại hồ sơ trước khi trình lên cấp có thẩm quyền. Bộ phận này cũng có quyền đề xuất kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ toàn bộ các phòng ban liên quan, Phòng giao dịch.

quyền tùy vào vị trí sẽ được sử dụng chức năng xử lý gì trên hệ thống và quyền hạn phê duyệt hạn mức bao nhiêu? Cán bộ, nhân viên toàn hệ thống BIDV có thể truy cập dễ dàng để cập nhật các văn bản, quy định mới, Ban lãnh đạo có thể phê duyệt giải ngân từ xa thông qua hệ thống văn phòng điện tử này, để đảm bảo thông suốt quá trình cấp tín dụng cho khách hàng vẫn đảm bảo được trách nhiệm của người có thẩm quyền khi vắng mặt trong trường hợp đi công tác.

1.5.2. Kinh nghiệm từ Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Bank)

Là một trong những Ngân hàng ngoài quốc doanh có uy tín lâu năm, MB Bank cũng xây dựng cho mình một nền tảng chắc chắn về hệ thống KSNB mà đặc biệt là KSNB hoạt động tín dụng. Bằng cách xây dựng những bộ phận, phòng ban chuyên trách riêng biệt với các chức năng hỗ trợ lẫn nhau, có thể khái quát như sau:

– Cán bộ QHKH: có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, phân tích thẩm định hồ sơ; tạo hồ sơ trên hệ thống BPM – hệ thống core của MB Bank, nhằm đảm bảo đầy đủ và khớp đúng với hồ sơ giấy.

– Trung tâm Hỗ trợ tín dụng – Trụ sở chính: tất cả hồ sơ xét duyệt cho vay của MB Bank đều được chuyển về Trung tâm Hỗ trợ tín dụng – Trụ sở chính, Trung tâm Hỗ trợ tín dụng – Trụ sở chính có nhiệm vụ rà soát, thẩm định lại hồ sơ và đưa ra các quyết định phê duyệt khi cho vay.

– Bộ phận Hỗ trợ tín dụng – thuộc chi nhánh: có chức năng soạn thảo hợp đồng, các hồ sơ, giấy tờ liên quan bám sát theo phê duyệt từ trung tâm Hỗ trợ tín dụng – Trụ sở chính.

MB Bank cũng đã xây dựng được các danh mục chỉ tiêu về kinh doanh, chất lượng dư nợ, rủi ro một cách cụ thể. Bên cạnh đó, các văn bản công văn, quy định bám sát theo nội dung thay đổi của NHNN, pháp luật, các thông tin thay đổi được cập nhật nhanh chóng, đồng thời Trụ sở chính cũng sẽ cử các cán bộ chuyên trách xuống chi nhánh để phổ biến hướng dẫn.

1.5.3. Bài học kinh nghiệm giành cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Vietinbank luôn đề cao vai trò quan trọng của hệ thống KSNB nói chung và hệ thống KSNB hoạt động tín dụng nói riêng, ban lãnh đạo của Vietinbank luôn chú

trọng và giành nhiều sự quan tâm giành cho hệ thống KSNB hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, dù đã được nghiên cứu và xây dựng khá bài bản, nhưng Vietinbank vẫn cần học hỏi thêm kinh nghiệm, cập nhật và nâng cao cũng như có những điều chỉnh để phù hợp với tiêu chí kinh doanh tốt nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

Từ những mô hình hệ thống KSNB hoạt động tín dụng đã nêu trên từ BIDV và MB Bank, một số bài học kinh nghiệm mà Vietinbank có thể tham khảo và học tập như sau:

– Ngoài những báo cáo số liệu về hoạt động kinh doanh và các chỉ số chất lượng dư nợ của chi nhánh hằng năm để đánh giá, Vietinbank cần có cơ chế chủ động hơn cho một số chi nhánh đặc thù (ví dụ: chi nhánh Hà Nội, chi nhánh TP.HCM,…), giao quyền quyết định cho Giám đốc về mức phê duyệt, hoặc ủy quyền duyệt hạn mức cho vay của khách hàng. Hiện nay, tại Vietinbank quyền quyết định phê duyệt hiện được phân chia nhiều mức (phòng Phê duyệt Miền Nam hoặc Phòng phê duyệt thuộc Trụ sở chính), trong khi hạn mức phê duyệt tại chi nhánh bị giới hạn, đôi khi kéo dài thời gian thời gian thẩm định hồ sơ của khách hàng.

– Hiện nay, các văn bản, quy định, quy trình của Vietinbank khá nhiều, nội dung được thể hiện đơn điệu, khô khan và khó lưu nhớ. Ngoài hệ thống văn bản được phổ cập trên hệ thống công văn nội bộ, cần có những bài giảng xúc tích, dễ hiểu hơn, bên cạnh đó, khi có những thay đổi về quy định trong hợp đồng, các chính sách, quy định của NHNN, NHCT nên có những cán bộ chuyên trách phổ cập trực tiếp đến cán bộ.

– Vietinbank cũng nên xây dựng một hệ thống văn phòng điện tử, nhằm linh hoạt hơn trong hoạt động kinh doanh hằng ngày, tạo điều kiện cho ban lãnh đạo, cán bộ có thời gian tìm kiếm, duy trì mối quan hệ khách hàng nhưng vẫn có thể đảm bảo công việc không bị gián đoạn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Kiểm soát luôn là một khâu quan trọng trong quy trình quản trị, do đó các nhà quản lý thường chú tâm đến việc hình thành và duy trì các hoạt động kiểm soát để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Chương 1 đã trình bày hệ thống lý luận về vấn đề kiểm soát trong tổ chức trên nền tảng của báo cáo COSO 1992, 2013 nhằm giúp cho Ngân hàng có thể dựa vào đó làm căn cứ đánh giá sự cần thiết và đầy đủ của hệ thống KSNB trong Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.

Dựa vào những nghiên cứu trong chương 1, chương tiếp theo sẽ đi sâu vào phân tích thực trạng hệ thống KSNB tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – CN TP.HCM để từ đó đưa vào nhận xét, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm còn tồn đọng của hệ thống KSNB tại chi nhánh.

Chương 2. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Từ những lý thuyết được nêu tại Chương 1, Chương 2 sẽ giới thiệu về quá trình hình thành, cơ cấu phòng ban của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, luận văn sẽ phân tích tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016.

Với những số liệu được tổng hợp tại Chi nhánh và thực tế đang làm việc tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành đánh giá thực tế về hệ thống KSNB thông những kết quả đạt được, số liệu chi tiết về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh. Từ đó, có những nhận xét đánh chung về những mặt đạt được và khuyết điểm dựa trên thực tế đó.

2.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển:

Tên đơn vị : Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam –

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Vietinbank CN TP.HCM)

Tên tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and

Trade – HCM City Branch

Địa điểm trụ sở: 79A Hàm Nghi , phường Nguyễn Thái Bình , quận 1,

TP.HCM.

– Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là thành viên lớn nhất của hệ thống VietinBank. Trụ sở đặt tại 79A Hàm Nghi, quận 1, trung tâm tài chính ngân hàng của TP.HCM và cả nước. Hiện nay chi nhánh có mạng lưới gồm 14 phòng giao dịch, trên 70 máy ATM, gần 100 trung tâm tư vấn du học, 2 đại lý phát hành thẻ ATM…. Đặc biệt, Vietinbank - CN TP.HCM có mạng lưới khách hàng lớn với các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn nhỏ, các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư.

– VietinBank – CN TP.HCM được thành lập do sự sát nhập chi nhánh NHCT TP.HCM vào SGDII- NHCTVN theo quyết định số 52/QĐ-NHCTVN ngày

14/9/1997 của Hội đồng quản trị NHCTVN với tên Sở Giao Dịch II.

– VietinBank CN TP.HCM luôn không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, đa dạng dịch vụ nhằm phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

– Cơ cấu tổ chức của VietinBank -CN TP.HCM:

Tổ chức bộ máy được cụ thể hóa trong quy chế tổ chức và hoạt dộng của đơn vị do Hội đồng quản trị của VietinBank phê chuẩn, bao gồm: Ban giám đốc quản lý chi nhánh, bên dưới là các phòng ban, phòng giao dịch, …

2.1.2. Cơ cấu tổ chức , bộ máy hoạt động:

Tính đến tháng 8/2017, VietinBank – CN TP.HCM đã hoạt động chính thức gần 20 năm, các phòng ban cũng dần dần hoàn thiện và có mối liên kết ngày càng chặt chẽ hơn. Mỗi phòng ban đảm nhận một vai trò nhất định trong một thể thống nhất, hình thành nên bộ máy của ngân hàng.

4 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của VietinBank CN TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)