Một số giải pháp hoàn thiện khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 93 - 97)

8. Bố cục luận văn:

3.2.6. Một số giải pháp hoàn thiện khác

Bên cạnh những giải pháp nhằm hoàn thiện những mặt hạn chế tại Vietinbank – CN TP.HCM, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp khác như sau:

– Con người thiết lập các mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát và cũng chính con người có thể bẻ gãy hoặc vô hiệu hoá các chốt kiểm soát. Chính vì vậy,

cần tiến hành rà soát, sắp xếp lại cán bộ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, luân chuyển vị trí làm việc trong mỗi phòng ban hoặc có thể giữa các phòng ban để tránh tâm lý nhàm chán, uể oải, mệt mỏi trong công việc và tránh khả năng lợi dụng trong công việc do đảm trách một công việc trong thời gian quá dài. Có thể căn cứ vào kết quả xếp loại để đánh giá năng lực và tìm hiểu nguyện vọng qua phiếu thăm dò ý kiến. Từ đó, trên cơ sở yêu cầu công việc của ngân hàng qua từng thời kỳ, ban lãnh đạo sẽ có kế hoạc bố trí nhân sự phù hợp với năng lực và nguyện vọng của nhân viên để họ có thể nhanh chóng thích nghi công việc mới, phát huy sở trường và làm việc một cách hiệu quả.

– Ngoài việc đánh giá rủi ro thông qua hồ sơ giấy, CBTD cần được tạo điều kiện để cọ sát với thực tế, tìm hiểu rõ hơn về khách hàng để có cái nhìn thực tế về cách làm việc, quản lý và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Để đánh giá một cách hiệu quả các loại rủi ro thì VietinBank – CN TP.HCM cần xác định cả các nhân tố bên trong như cơ cấu, loại hình hoạt động, trình độ nhân viên,… và các nhân tố bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, điều kiện kinh tế trong nước, ngoài nước, môi trường pháp lý, thu nhập, tiến bộ công nghệ,… có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động ngân hàng, có thể gây ra những rủi ro gì. Từ đó, Ban giám đốc sẽ có cái nhìn tổng thể về các vấn đề mà VietinBank – CN TP.HCM sẽ phải gặp và nhận biết những rủi ro có thể xảy ra với những mục tiêu kinh doanh, trên cơ sở đó, có thể phân tích và đưa ra các giải pháp, kế hoạch, quy trình hành động cụ thể để có thể hạn chế những rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Do đó, cần phải nhanh chóng triển khai hệ thống cảnh báo sớm để nhận diện thông tin cảnh báo các rủi ro mới có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình cho vay, hoặc theo dõi các thay đổi rủi ro và báo cáo kịp thời khi xảy ra sự cố.

– Để hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro đòi hỏi VietinBank – CN TP.HCM phải chuẩn bị trước và mở rộng các phương cách phản ứng khác nhau đối với rủi ro.

– Cùng với đó, nên mở rộng các mối quan hệ với những ngành có liên quan để công việc đánh giá thẩm định được chính xác. Các điều khoản, điều kiện ràng buộc trong các hợp đồng cần chi tiết, rõ ràng, đầy đủ phù hợp với quy trình cho vay. Ngoài ra, cần đánh giá hồ sơ dựa trên nhiều khía cạnh và các yếu khách quan hay chủ quan, để có thể kiểm soát tốt hơn khách hàng, kiểm soát được mức độ

rủi ro tốt hơn, từ đó có thể đưa ra những kế hoạch xử lý phù hợp và kịp thời. Hiện nay, trong thực tế tài sản đảm bảo chưa thực sự được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và chặt chẽ, do đó cần có một bộ phận chuyên trách việc kiểm tra, rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo thường xuyên, để hạn chế rủi ro khi mà tình hình thị trường luôn biến động.

– Để hoàn thiện hệ thống nhận diện rủi ro, đảm bảo kiểm soát có hiệu quả các loại rủi ro chính thì trong quá trình thực hiện quản lý và đo lường rủi ro, cần phải đảm bảo 05 yếu tố chính:

 Con người (liên quan đến việc bổ nhiệm chuyên trách, vai trò và trách nhiệm cụ thể);

 Kiểm tra (kiểm tra độc lập, thẩm định hiệu quả của chính sách và quy định);

 Chính sách và quy định (triển khai các công cụ hỗ trợ cho quản lý và đo lường rủi ro);

 Đánh giá (các bộ phận chuyên môn tự tiến hành đánh giá, kiểm điểm);

 Phối hợp hoạt động (phối hợp hoạt động, triển khai mô hình có hiệu quả).

– Tăng cường rà soát chéo giữa các phòng ban và các nhân viên. Nghĩa là, một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến lúc hoàn thành không tập trung vào một cá nhân hoặc một bộ phận chức năng quản lý. Đây là cách thức để giảm thiểu gian lận hoặc sai phạm phát sinh, và hoàn thiện hệ thống với sự tham gia đóng góp từ nhiều cá nhân, nhiều bộ phận khác nhau.

– Phân công quyền hạn hợp lý, dựa trên năng lực của cán bộ nhân viên. Chi nhánh cần quy định hạn mức phê duyệt tín dụng, hạn mức giao dịch, hạn mức phê duyệt, … một cách phù hợp phụ thuộc vào năng lực, trình độ, kinh nghiệm thông qua các lần đánh giá, phẩm chất đạo đức của người thực hiện công việc, loại nghiệp vụ gắn với rủi ro cao.

– Bên cạnh đó, chi nhánh cũng nên thành lập các nhóm chuyên trách về hoạt động cho vay theo từng ngành, từng nhóm ngành nhằm mục đích bám sát, cập nhật thường xuyên diễn biến thị trường, am hiểu rõ về ngành thì việc thẩm định và đánh giá rủi ro sẽ chính xác và tính thực tế sẽ cao hơn, việc kiểm soát thực hiện

nhanh chóng hơn.

– Thực hiện nghiêm chỉnh chính sách bảo mật thông tin cho cả chi nhánh và thông tin của khách hàng, bằng cách phân quyền sử dụng trên hệ thống nhập liệu thông qua vị trí công việc phù hợp.

– Để hạn chế gian lận nội bộ, Vietinbank – CN TP.HCM cần có đánh giá tổng thể về tất cả rủi ro gian lận của chi nhánh.Việc đánh giá cần thực hiện với tất cả các bên có lợi ích liên quan để đưa ra danh mục rủi ro gian lận. Dựa trên danh mục đó, ngân hàng xây dựng chương trình kiểm soát rủi ro gian lận và chương trình này được phổ biến, đào tạo, thực hiện tới các cấp nhân viên.

– Tăng cường các thông tin tuyên truyền, cảnh báo về các hành vi phạm pháp. Ngoài ra, thông tin trong ngân hàng cần được bảo vệ để tránh sự truy cập của những đối tượng không có thẩm quyền và đảm bảo khôi phục được khi có sự cố mất thông tin xảy ra. Do vậy, ngân hàng cần lắp đặt hệ thống bảo vệ về số liệu, và có phương pháp lưu trữ thông tin đảm bảo rằng khi có sự cố xảy ra thì dữ liệu được khôi phục nhanh chóng để không gây ắch tắc hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

– Xây dựng hệ thống văn phòng điện tử để toàn thể lãnh đạo và nhân viên có thể chủ động thực hiện tác nghiệp, cập nhật diễn biến hồ sơ, văn bản,... khi đi công tác hoặc không trực tiếp ngồi tại văn phòng, đảm bảo cho hoạt động tín dụng được phân đúng quyền và thông suốt.

– Chi nhánh cần tăng cường hơn nữa việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm việc: kiểm soát mục đích sử dụng vốn của khách hàng thông qua việc kiểm tra sau khi vay được lập thành biên bản có ảnh chụp và đầy đủ chữ ký của các bên tham gia kiểm tra và khách hàng.

– Ngân hàng cần đảm bảo hoạt động kiểm soát phải được thực hiện thành 03 giai đoạn tương ứng với quá trình cho vay:

 Kiểm soát trước khi cho vay: Thẩm định khách hàng và thẩm định phương án sản xuất kinh doanh theo đúng và phù hợp với thực tế của khách hàng.

 Kiểm soát trong khi cho vay: Kiểm tra các chứng từ giải ngân, thẩm quyền phê duyệt giải ngân, hạn mức giải ngân, hồ sơ giải ngân, kiểm tra các điều kiện sử dụng vốn của khách hàng. Nếu khách hàng chưa đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay thì CB QHKH cần phối hợp, hướng dẫn với khách hàng để hoàn thiện hồ sơ thủ tục theo đúng quy định.

 Kiểm soát sau khi cho vay: Kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo vốn vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi, phân tích các báo cáo định kỳ, các chứng từ hóa đơn hình thành từ vốn vay. Nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu rủi ro nào của khách hàng, CBTD cần báo cáo lại với cấp có thẩm quyền để tìm giải pháp kịp thời nhằm cải thiện khả năng thu hồi nợ. Trước khi đi kiểm tra CBTD cần chuẩn bị trước các nội dung cần tìm hiểu và thông tin cần thu thập và trình lãnh đạo phòng thông qua

– Việc giám sát hệ thống kiểm soát nội bộ cần phải được chú trọng hơn tránh làm qua loa thủ tục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh TP hồ chí minh (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)