Lịch sử hình thành và phát triển NHNo&PTNT CN Nhà Bè

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nhà bè (Trang 51)

Ngân hàng Nông nghiệp Nhà Bè chính thức được thành lập vào ngày 08 tháng 07 năm 1998 với tên gọi đầy đủ: “Ngân hàng Nông nghi p và Phát tri n Nông thôn Vi t Nam – n n ” theo quyết định số 391/QĐ – NHN0- 02 thành lập &PTNT chi nhánh Nhà Bè của Chủ tịch hội đồng quản trị NHN; địa chỉ cũ 67/13 – 67/14 Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà và địa chỉ hiện tại: 18 Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè. Ngân hàng Nhà đi vào hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt huyện Nhà Bè là một huyện ngoại thành của TP.HCM, cơ sở vật chất, hạ tầng, đường xá giao thông còn thấp kém, người dân thưa thớt, kinh tế nghèo nàn và lạc hậu, trình độ học vấn và dân trí còn thấp.

Ngân hàng Nông nghiệp Nhà hình thành trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nông nghiệp Nhà cũ (NHNo&PTNT Nhà Bè - NHNo&PTNT Nam Sài Gòn), có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có bảng cân đối kế toán để thực hiện việc hạch toán các hoạt động kinh doanh theo luật định. Trụ sở làm việc được tiếp nhận từ Ngân hàng Nông nghiệp Nhà cũ tại số nhà 67/13 – 67/14 Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè với tổng diện tích xây dựng khoảng 120 m2, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, các phòng làm việc, quầy giao dịch khách hàng còn chật hẹp.

Mô hình tổ chức, bộ máy hoạt động còn nhỏ, an lãnh đạo gồm 3 người một Giám Đốc và hai Phó Giám đốc phụ trách hai mảng nghiệp vụ kinh doanh và kế toán, quy mô hoạt động còn nhỏ, chi nhánh hoạt động còn trực thuộc Sở giao dịch II quản lý. Tổng nguổn vốn Ngân hàng Nông nghiệp Nhà Bè ban đầu chỉ là 11 tỷ đồng, chủ yếu huy động từ nguồn vốn dân cư tại địa bàn huyện Nhà Bè. Tổng dư nợ 14 tỷ đồng, trong đó nợ quá hạn chiếm 15%/ tổng dư nợ. Hoạt động tín dụng chủ yếu là cho vay hộ

nông dân, cho vay chăn nuôi gia cầm, sản suất lúa gạo. Trong thời gian này Ngân hàng Nhà chưa huy động và cho vay bằng ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ.

Tính đến năm 2018, NHNo&PTNT CN Nhà Bè trải qua 20 năm hình thành và phát triển ngày một lớn mạnh. Đơn vị là một trong những chi nhánh có quy mô hoạt động lớn tại TP. M. Tính đến thời điểm hiện tại, chi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động và thành lập thêm ba phòng giao dịch trực thuộc:

Phòng giao dịch Phú Xuân: 67/13 – 67/14 Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè, TP.HCM.

Phòng giao dịch Long Thới: 226 Ấp 2, Nguyễn Văn Tạo, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Phòng giao dịch số 1: 467 Nguyễn Văn Tạo, xã Long Thới, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Nằm ngay Thị trấn Nhà Bè, gần khu công nghiệp, khu chế xuất và các dự án xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản lớn… nơi đây hứa hẹn là nơi có nhiều tiềm năng thu hút vốn lớn. Với phòng giao dịch trải đều trên địa bàn huyện Nhà Bè tạo sự thuận lợi để quảng bá ngân hàng và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ của chi nhánh Nhà Bè.

ơ chế thị trường từng ngày từng giờ đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự thích nghi, tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhận rõ điều đó, an giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên NHNo&PTNT đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, tổng kết và rút kinh nghiệm khắc phục những mặt chưa được, tận dụng lợi thế về vốn và khoa học kỹ thuật của toàn hệ thống từ đó phát triển hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT CN Nhà Bè

Theo quy chế tổ chức và hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành theo quyết định số 169/QĐ/ ĐQT, ngày 07 tháng 09 năm 2000 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT thì tổ chức bộ máy NHNo&PTNT chi nhánh Nhà Bè TP.HCM bao

Ngân Quỹ, Phòng Kiểm Tra Kiểm Soát Nội Bộ, Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh, Phòng Thẩm Định, Phòng Dịch Vụ Marketing. Theo quyết định số 869/NHN0NB-HCNS ngày 24 tháng 09 năm 2012 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nhà Bè thành lập thêm Phòng Thẩm Định trực thuộc NHNo&PTNT CN Nhà Bè.

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban nhƣ sau:

PhòngHành chính – Nhân sự

Phòng Hành chính – Nhân sự có chức năng tham mưu cho Phó Giám đốc phụ trách kế toán các lĩnh vực: tổ chức, đào tạo cán bộ công nhân viên, tuyển dụng lao động, tiền lương công nhân viên, công tác văn phòng tổng hợp thi đua, công tác hành chính quản trị, văn thư, lễ tân, công tác xây dựng cơ bản, sữa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động.

Phòng Kế toán – Ngân quỹ:

Đây cũng là phòng giao dịch trực tiếp với khách hàng, cung cấp toàn bộ các sản phẩm dịch vụ về tiền gửi và thanh toán phục vụ khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ cung cấp toàn bộ các nguồn chi trả, thanh toán liên quan đến tiền mặt trong toàn bộ hệ thống. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định.

Phòng Ki m tra – Ki m soát nội bộ:

Chức năng của phòng là tham mưu cho Phó Giám đốc phụ trách kế toán trong việc lập kế hoạch kiểm soát việc chấp hành các chế độ, chính sách, các thể lệ, quy chế trong hoạt động tín dụng, tiền tệ toàn chi nhánh. Kiểm tra kết quả thực hiện các kế hoạch của các phòng chức năng toàn chi nhánh báo cáo cho Giám đốc. Tiếp dân, tiếp nhận đơn từ khiếu nại tố cáo... trình Giám đốc giải quyết, theo dõi việc sửa chữa sai sót. Kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật và NHNo&PTNT.

Phòng Kế hoạch - Kinh doanh:

Phòng Kế hoạch - Kinh doanh có chức năng tham mưu cho Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, quý, tháng của toàn chi nhánh.

Phòng Thẩm định:

Phòng Thẩm định có chức năng tham mưu, hỗ trợ Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện công tác thẩm định đối với hồ sơ cấp tín dụng của khách hàng doanh nghiệp đảm bảo sự chuyên nghiệp, an toàn, hiệu

quả trong hoạt động kinh doanh. Thẩm định các dự án, phương án vay vốn, bảo lãnh và các hình thức cấp tín dụng khác theo thẩm quyền, đưa ra các đề xuất chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp tín dụng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ và kết quả thẩm định.

Phòng Dịch vụ Marketing:

Phòng Dịch vụ Marketing xây dựng và thực hiện chiến lược, chiến thuật triển khai các hoạt động marketing, tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng. Thực hiện, giám sát, đo lường hiệu quả của các chương trình marketing, tiếp thị dịch vụ; tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn nghiệp vụ marketing sản phẩm của ngân hàng.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Nhà Bè 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Nhà Bè 2.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN Nhà Bè giai đoạn từ năm 2015 đến 2017

Luôn xác định là hoạt động cơ sở, ngay từ khi thành lập, NHNo&PTNT CN Nhà đã tập trung vào hoạt động huy động vốn. Thêm vào đó nhờ sự phấn đấu không ngừng để đạt những mụ tiêu đề ra và phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên địa bàn huyện Nhà Bè, NHNo&PTNT đã đạt được những kết quả:

Bảng 2.1: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh từ năm 2015 – 2017 (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Thu nhập 892.556 953.198 1.057.893

Chi phí 795.237 836.254 918.206

Chênh lệch thu - chi 97.319 116.944 139.687

(Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)

Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT N Nhà trong giai đoạn 2015 – 2017 được thể hiện phía trên phần nào phản ánh được những nỗ lực và kết quả đạt được của ngân hàng. Qua bảng thống kê 2.1, nguồn thu có xu hướng tăng dần theo

là tăng 60.642 triệu đồng so với năm 2015; đến năm 2017 thu nhập đạt 1.057.893 triệu đồng, tăng 104.695 triệu đồng so với năm 2016 và tăng 165.337 triệu đồng so với năm 2015.

Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng doanh thu. Đây là hoạt động kinh doanh cơ bản và chủ đạo nhất của ngân hàng. Điều này thể hiện rất rõ bởi những năm vừa qua NHNo&PTNT N Nhà đã rất chú trọng đến vấn đề cho vay, các hoạt động liên quan đến cho vay để thu được lợi nhuận.

Bên cạnh những khoản thu của ngân hàng, nguồn chi của NHNo&PTNT CN Nhà cũng khá lớn, khi huy động vốn trên thị trường, ngân hàng phải trả lãi cho các nguồn vốn đó, cùng với đó nghiệp vụ chuyển đổi kỳ hạn nguồn vốn để đem cho vay, chi phí cho hoạt dộng dịch vụ cũng khá lớn. Doanh số chi qua các năm cũng tăng dần, năm 2015 là 795.237 triệu đồng, đến năm 2016 đã tăng lên 836.254 triệu đồng và năm 2017 con số này là 918.206 triệu đồng.

Nguồn chi tăng và nguồn thu cũng tăng qua các năm, đảm bảo cho lợi nhuận của ngân hàng luôn được vững vàng: năm 2015 là 97.319 triệu đồng, năm 2016 là 116.944 triệu đồng, năm 2017 là 139.687 triệu đồng.

Lợi nhuận năm 2016 tăng 19.625 triệu đồng tức là đã tăng 20,2%. Đến hết năm 2017 lợi nhuận tăng 22743 triệu đồng so với năm 2016, tốc độ tăng là 19,4% thấp hơn năm 2016 nhưng con số không đáng kể. Năm 2015 Việt Nam ký kết ba hợp đồng thương mại bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu, Hiệp định Thương mại biên giới giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước Lào; cùng với cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, là một trong ba trụ cột quan trọng của Cộng đồng ASEAN. Những điều này làm cho nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này có những chuyển biến mạnh mẽ. Ngân hàng cũng theo đó mà có những tích cực điều chỉnh phương hướng làm việc để phù hợp, đẩy mạnh và phát triển thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm khẳng định vị thế của mình trên thương trường.

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn

NHNo&PTNT luôn xác định chức năng của NHTM là đi vay để cho vay vì thế NHNo&PTNT CN Nhà Bè luôn coi trọng công tác huy động vốn và coi đây là công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Từ quan điểm muốn mở rộng cho vay thì phải đảm bảo đủ nguồn vốn mà chủ yếu là nguồn vốn huy động tại địa phương, bằng các hình thức huy động phong phú, phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, mở rộng mạng lưới huy động như: thành lập các phòng giao dịch quanh khu vực, đổi mới phong cách làm việc tạo uy tín và sự tin cậy của khách hàng. Đối với huyện Nhà Bè là một huyện có dân số ít, kinh tế không sôi động như các quận trong thành phố, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đời sống nhân dân chưa khá giả. Mặt khác nước ta trong những năm gần đây nền kinh tế khởi sắc, hợp tác thương mại với các nước diễn ra mạnh mẽ, cùng với chiến lược kinh doanh phù hợp góp phần vào sự thành công của kết quả huy động vốn của NHNo&PTNT CN Nhà Bè, năm sau cao hơn năm trước, tạo lập được nguồn vốn ổn định phục vụ cho quá trình tái đầu tư nền kinh tế địa phương. Kết quả huy động vốn những năm gần đây như sau:

Bảng 2.2: Thống kê nguồn vốn thời kỳ 2015 – 2017

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số vốn huy động 2.565 2.957,9 3.333 So sánh với năm trƣớc - 392,9 375,1 Tổng nguồn vốn 2.582 2986 3371 Tỷ trọng 99,34% 99,06% 98,87% (Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)

Hình 2.2: Lƣợng vốn huy động qua c c năm

(Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)

Nhìn vào bảng 2.2, nguồn vồn của ngân hàng biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2015 lượng vốn huy động được là 2.565 tỷ đồng và chiếm 99,34%, như vậy tỷ lệ vốn chủ sở hữu và các nguồn khác chiếm tỷ lệ vô cùng nhỏ. Các năm 2016, 2017 số lượng vốn huy động tăng không đều qua các năm, tỷ trọng trên tổng nguồn vốn thấp hơn so với năm 2015. Năm 2016 lượng vốn huy động là 2957,9 tỷ đồng, tăng 392,9 tỷ đồng, chiếm 99,06% tổng nguồn vốn. Đến năm 2017, số lượng vốn huy động là 3.333 tỷ đồng, tăng 375,1 tỷ đồng và mức tăng này thấp hơn so với năm 2016, chiếm 98,87% tổng nguồn vốn.

Điều này có thể lý giải là do tình hình kinh tế nước ta trong thời kỳ này đang gặp một số khó khăn như iệp định TTP không được thông qua; ngành nông nghiệp khó khăn, chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai; người dân có thói quen cất trữ tiền tại nhà hoặc cất trữ bằng vàng bạc, đá quý khác.

2.1.3.3. Hoạt động sử dụng vốn

Bên cạnh việc coi trọng công tác huy động vốn, NHNo&PTNT CN Nhà Bè rất coi trọng công tác sử dụng vốn vì đây là hoạt động chủ yếu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác nếu làm tốt công tác sử dụng vốn có thể tác động trở lại thúc đẩy hoạt động huy động vốn. 0 1000 2000 3000 4000 2015 2016 2017 2565 2957.9 3333 Lư ợ ng v ốn ( T ỷ V N Đ ) Số vốn huy động

Là một huyện nông nghiệp cho nên công tác tín dụng chủ yếu là cho vay hộ sản xuất, trồng cây lương thực, nuôi thủy hải sản, ... Thời gian những năm trở lại đây đã có những khách hàng hoạt động lĩnh vực kinh doanh thực hiện vay vốn tại ngân hàng. Sau đây là bảng số liệu về tình hình sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng, một trong những hoạt động chính của ngân hàng:

Bảng 2.3: Bảng thống k dƣ nợ giai đoạn 2015 - 2017 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Dƣ nợ thực tế 3.592,97 3.803 3.341 Dƣ nợ theo kế hoạch 3.648 4.398 4.009 Tỷ lệ đạt kế hoạch (%) 98,5 86,5 83,3 So s nh dƣ nợ thực tế của năm

nay so với năm trƣớc 210,03 -462

(Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)

Qua bảng 2.3, tổng dư nợ của ngân hàng qua các năm tăng trưởng không đều. Năm 2015, tổng dư nợ là 3.592,97 tỷ đồng đạt 98,5% so với kế hoạch. Năm 2016, tổng dư nợ là 3.803 tỷ đồng, tăng 210,03 tỷ đồng so với năm 2015 và đạt 86,5% so với kế hoạch. Năm 2017, tổng dư nợ là 3.341 tỷ, giảm 462 tỷ đồng so với năm 2016 và đạt 83,3% so với kế hoạch.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng (chủ yếu là cho vay) Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Chênh lệch (2016/2015) Chênh lệch (2017/2016) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) Tuyệt đối Tƣơng đối (%) I.Phân theo kỳ hạn Dư nợ ngắn hạn 3.065,6 3.225,9 2.906,7 160,4 5,2 -319,3 -9,9 Dư nợ trung hạn 195,9 216,7 200,5 20,8 10,6 -16,3 -7,5 Dư nợ dài hạn 340,4 360,4 233,9 19,9 5,9 -126,5 -35,1

II.Phân theo loại tiền

Dư nợ nội tệ 3.535,3 3.768,6 3298,5 233,3 6,60 -470,1 -12,5 Dư nợ ngoại tệ 57,6 34,6 42,5 -23 -39,9 7,9 22,8 Tổng 3.593 3.803 3.341 210,0 5,9 -462 -12,2 (Nguồn: NHNo&PTNT CN Nhà Bè)

Như bảng 2.4 cho thấy tổng dư nợ qua các năm của NHNo&PTNT CN Nhà Bè không đồng đều và có xu hướng giảm ở năm 2017 và giảm 462 tỷ đồng so với năm 2016. Nợ xấu cuối năm 2017 là 1.002,5 tỷ đồng tăng đáng kể so với năm ngoái. Điều này có thể giải thích rằng hoạt động kinh doanh, sản xuất của các hộ gia đình, doanh nghiệp trên địa bàn lúc bấy giờ đang gặp khó khăn hoặc họ chủ động cắt giảm vốn vay để tận dụng vốn tự có nên dư nợ của ngân hàng bị giảm mạnh.

Phân loại dư nợ theo kỳ hạn: Dư nợ mỗi loại kỳ hạn của năm 2017 đều giảm. Đặc biệt là dư nợ dài hạn giảm 126,5 tỷ đồng, ứng với giảm 35,1% so với năm 2016.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh nhà bè (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)