Hệ thống bản đồ lớp 11 và kĩ năng sử dụng tương ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý lớp 11 trung học phổ thông (Trang 64)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Hệ thống bản đồ lớp 11 và kĩ năng sử dụng tương ứng

2.4.1. Hệ thống bản đồ sử dụng trong dạy học địa lí 11

Bản đồ sử dụng trong dạy học địa lí 11 gồm 3 hệ thống chính:

Bản đồ trong SGK là các bản đồ được in trực tiếp trong SGK. Gắn liền với mỗi bài học là một hoặc một số bản đồ lược đồ.

Nhận xét về bản đồ trong SGK Địa lí lớp 11:

* Ưu điểm: Bản đồ hoặc lược đồ được in trong sách giáo khoa chủ yếu là những bản đồ dùng để minh hoạ cho nội dung kiến thức của bài viết trong sách giáo khoa học sinh thường dễ đọc, dễ tiếp thu, có nội dung cô đọng, bám sát nội dung chương, bài được thể hiện trên kênh chữ của SGK. Phù hợp với yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, và trình độ phát triển của học sinh theo từng bài học cụ thể.

* Nhược điểm: Do khuôn khổ sách giáo khoa nhỏ, nên bản đồ trong sách giáo khoa thường có tỉ lệ nhỏ, nội dung biểu hiện rất hạn chế, tính chính xác không cao. Bản đồ trong sách giáo khoa xuất bản các năm khác nhau không đồng nhất về nội dung thể hiện cũng như về hình thức như màu sắc, đường nét trên kênh hình như: biểu đồ, lược đồ.

- Bản đồ giáo khoa treo tường là loại bản đồ có kích thước và tỉ lệ lớn, được treo trên lớp trong quá trình dạy môn Địa lí, dùng chung cho cả giáo viên và học sinh. Hệ thống bản đồ treo tường được sử dụng trong chương trình Địa lí 11 bao gồm 18 tờ.

* Ưu điểm: Bản đồ giáo khoa treo tường có nội dung phù hợp tâm lí lứa tuổi và trình độ học sinh. Để đảm bảo tính sư phạm trong dạy - học ở trên lớp, bản đồ giáo khoa treo tường thường có chữ viết, kí hiệu to, rõ ràng để học sinh ngồi dưới lớp dễ đọc, dễ nhìn thấy. Vì vậy nội dung của bản đồ được đơn giản một cách tối đa, chỉ thể hiện những đối tượng địa lí chủ yếu, thật cần thiết phục vụ cho mục đích của bản đồ.

* Nhược điểm: Bản đồ giáo khoa treo tường có độ chính xác không cao do các kí hiệu thường được biểu thị tăng tỉ lệ nhiều lần cho dễ đọc. Trong các bản đồ đã phát hành, hệ thống kí hiệu trên bản đồ treo tường, trong tập Atlat và sách giáo khoa còn chưa có sự đồng nhất. Do đó, gây khó khăn cho việc đối chiếu, nhận biết và theo dõi của HS ở trên lớp cũng như ở nhà.

- “Tập bản đồ bài tập và thực hành Địa lí 11” được sắp xếp theo trình tự SGK Địa lí 11 mới (xuất bản năm 2007). Các câu hỏi, bài tập đều được cân nhắc, lựa chọn. Thông qua quan sát, phân tích và làm việc với bản đồ, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ… HS sẽ có điều kiện nắm chắc kiến thức, kĩ năng của bài học.

Tập bản đồ bài tập và thực hành này còn tạo điều kiện giúp cho GV đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hướng dẫn HS học tập có chất lượng, cũng như có thể dùng để ôn bài cũ, củng cố bài mới, rèn luyện kĩ năng thực hành và kiểm tra bài.

2.4.2. Kĩ năng sử dụng bản đồ tương ứng

Các kĩ năng sử dụng bản đồ tương ứng với từng bài học trong chương trình địa lí lớp 11 THPT được phân tích (xem bảng 2.1)

Bảng 2.1. Phân tích kĩ năng sử dụng bản đồ tương ứng với các bài học địa lí 11

Bài Tên bản đồ Nội dung cần rèn luyện cho HS Các kĩ năng bản đồ sử dụng Bản đồ

1 1. Bản đồ treo tường các nước trên thế giới. 2. Bản đồ phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người (SGK) Nhận xét sự phân phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người

- Kĩ năng phân biệt, đọc, chỉ các đối tượng trên bản đồ.

+ Nhận xét sự phân bố các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới theo mức GDP bình quân đầu người.

1; 2

5 1. Các bản đồ treo tường: Châu Á, Châu Phi, Châu Mĩ, Mĩ Latinh. 2. Bản đồ các cảnh quan và khoáng sản chính ở Châu Phi. 3. Bản đồ các cảnh quan và khoáng sản chính ở Mĩ Latinh. 4. Bản đồ khu vực Tây Nam Á (SGK) 5. Bản đồ khu vực Trung Á (SGK) Xác định vị trí các châu lục trên bản đồ Trình bày các đặc điểm tự nhiên của châu Phi, châu Mĩ latinh

Xác định vị trí của khu vực Trung Á trên bản đồ

- Kĩ năng phân biệt, chỉ, đọc các đối tượng trên bản đồ.

- Xác định được VTĐL các đối tượng Địa lí thể hiện trên các bản đồ. + Xác định vị trí của các châu lục, các khu vực. + Xác định vị trí của các yếu tố (đới cảnh quan, khoáng sản…). - Kĩ năng phát hiện các mối quan hệ Địa lí trên bản đồ. - Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực (châu lục, khu vực…). 1 2 3; 4 5 6 1. Bản đồ địa hình và khoáng sản Hoa Kì (SGK) 2. Bản đồ tự nhiên Châu Mĩ (Treo tường) 3. Bản đồ phân bố Xác định vị trí địa lí của Hoa Kì Nêu đặc điểm tự nhiên của Hoa Kỳ

Nhận xét sự phân

- Kĩ năng phân biệt, chỉ, đọc các đối tượng địa lí trên bản đồ. - Xác định VTĐL, phạm vi lãnh thổ của Hoa Kì. - Kĩ năng xác định 1; 2

dân cư Hoa Kì, năm 2004 (SGK) 4. Bản đồ phân bố các vùng sản xuất nông nghiệp chính của Hoa Kì (SGK) 5. Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Hoa Kì (Treo tường) bố dân cu Trình bày sự phân bố các vùng sản xuất nông nghệp của Hoa Kỳ

phương hướng trên bản đồ (hướng địa hình). - Xác định vị trí các yếu tố tự nhiên, KT – XH của Hoa Kì thể hiện trên bản đồ.

- Kĩ năng mô tả đặc điểm các đối tượng Địa lí trên bản đồ (mô tả dãy núi Coocdie, mô tả sông Mitxixipi…). - Kĩ năng đọc lát cắt địa hình (lát cắt địa hình ở 400B của lục địa Bắc Mĩ. - Kĩ năng xác định các mối quan hệ Địa lí trên bản đồ. - Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực (đất nước Hoa Kì). 3 4; 5 7 1. Bản đồ liên minh Châu Âu – năm 2007 (SGK) 2. Bản đồ kinh tế

châu Âu (treo tường)

3. Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của CHLB Đức (SGK) 4. Bản đồ sản xuất nông nghiệp LB Đức (SGK) Xác định các nước gia nhập EU Xác định các ngành CN và trung tâm CN của Đức

Sự phân bố cây trồng vật nuôi ở Đức

- Xác định vị trí của Liên minh Châu Âu trên bản đồ.

- Xác định VTĐL của CHLB Đức, của các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

- Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực (Liên minh Châu Âu, CHLB Đức). 1 2; 3 2; 4 8 Các bản đồ treo tường: 1. Bản đô hành chính châu Á Giới thiệu vị trí địa lí và lãnh thổ Liên Bang Nga

- Kĩ năng phân biệt, chỉ, đọc các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

- Xác định VTĐL,

2. Bản đồ tự nhiên Châu Á 3. Bản đồ địa hình và khoáng sản LB Nga (SGK) 4. Bản đồ phân bố dân cư LB Nga (SGK)

5. Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của LB Nga.( SGK) 6. Bản đồ phân bố sản xuất nông nghiệp LB Nga.( SGK) Nêu những điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Trình bày đặc điểm phân bố dân cư

Kể tên các ngành công nghiệp và trung tâm công nghiệp của Nga Nêu sự phân bố các loại cây trồng chủ yều phạm vi lãnh thổ của LB Nga. - Xác định vị trí các yếu tố tự nhiên, KT – XH của LB Nga thể hiện trên bản đồ.

- Kĩ năng mô tả các đối tượng Địa lí trên bản đồ (mô tả đồng bằng Đông Âu, sông Vôn ga…). - Kĩ năng đọc lát cắt địa hình (lát cắt địa hình của LB Nga).

- Kĩ năng phát hiện mối liên hệ Địa lí trên bản đồ. - Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực (đất nước LB Nga). 2; 3 4 2; 4 2; 6 9 1. Tự nhiên Châu Á (Treo tường) 2. Bản đồ tự nhiên Nhật Bản (SGK) 3. Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Nhật Bản (SGK) 4. Bản đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản (SGK) 5. Bản đồ kinh tế chung châu Á (treo tường)

Xác định vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản.

Nêu các trung tâm công nghiệp lớnvà các ngành công nghiệp chính của Nhật Bản

Trình bày đặc điểm nông nghiệp châu Á

- Kĩ năng phân biệt, chỉ, đọc các đối tượng Địa lí trên bản đồ. - Xác định VTĐL của Nhật Bản, xác định đúng bốn đảo lớn của Nhật Bản. - Xác định vị trí các yếu tố tự nhiên, KT – XH của Nhật Bản thể hiện trên bản đồ.

- Kĩ năng phát hiện mối quan hệ Địa lí trên bản đồ. - Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực (đất nước Nhật Bản). 1; 2 3; 5 4; 5 10 1. Tự nhiên Châu Á (Treo tường) 2. Các bản đồ Nêu vị trí địa lí của Trung Quốc. Trình bày các điều

- Kĩ năng phân biệt, chỉ, đọc các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

1; 2

trong Atlats.

3. Bản đồ địa hình và khoáng sản Trung Quốc (SGK) 4. Bản đồ phân bố dân cư Trung Quốc (SGK)

5. Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc (SGK) 6. Bản đồ phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc (SGK) 7. Bản đồ kinh tế

chung Châu Á (Treo tường)

kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Giải thích sự phân bố dân cư Nhận xét sự phân bố các ngành công nghiệp Nhận xét sự phân bố các loại cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp

- Xác định VTĐL, phạm vi lãnh thổ của Trung Quốc.

- Xác định vị trí các yếu tố tự nhiên, KT – XH của Trung Quốc thể hiện trên bản đồ.

- Kĩ năng mô tả các đối tượng Địa lí trên bản đồ (mô tả dãy Hymalaya, mô tả sông Hoàng Hà…).

- Kĩ năng đọc lát cắt địa hình (lát cắt địa hình của Trung Quốc).

- Kĩ năng phát hiện các mối quan hệ Địa lí trên bản đồ.

- Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực (đất nước Trung Quốc).

4 5; 7 6; 7 11 1. Bản đồ địa hình và khoáng sản Đông Nam Á (SGK) 2. Tập bản đồ thế giới và các châu lục 3. Bản đồ phân bố một số cây trồng chủ yếu của Đông Nam Á (SGK) 4. Bản đồ các nước trên thế giới (treo tường)

Nêu vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á.

Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á Trình bày đặc điểm nền kinh tế Đông Nam Á - Xác định được VTĐL và lãnh thổ của khu vực Đông Nam Á. - Xác định đúng vị trí của 11 quốc gia trong khu vực.

- Kĩ năng mô tả đặc điểm các đối tượng Địa lí thể hiện trên bản đồ. - Kĩ năng phát hiện các mối quan hệ Địa lí trên bản đồ. - Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí khu vực. 4 1; 2; 3 2; 3 12 1. Bản đồ tự nhiên châu Đại Dương (Tập bản đồ)

2. Bản đồ phân bố

Nêu vị trí lục địa Ôtxtrây-li-a

Nhận xét sự phân

- Kĩ năng phân biệt, chỉ, đọc các đối tượng Địa lí trên bản đồ.

- Xác định VTĐL của

1

dân cư của Ôtxtrây-li-a (Tập bản đồ) 3. Bản đồ kinh tế Ôxtrâylia.(SGK) bố dân cư Kể tên các ngành công nghiệp chính và vùng nông nghiệp. Ôxtrâylia. - Xác định vị trí các yếu tố tự nhiên, KT – XH của Ôxtrâylia thể hiện trên bản đồ.

- Kĩ năng phát hiện các môi quan hệ Địa lí trên bản đồ.

- Kĩ năng mô tả tổng hợp Địa lí một khu vực (đất nước Ôxtrâylia).

3

2.5. Xây dựng một số giáo án dạy học địa lí 11 nhằm hình thành và tăng cường kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh cường kĩ năng sử dụng bản đồ cho học sinh

2.5.1. Giáo án số 1

Bài 9: NHẬT BẢN

Tiết 1: TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản.

- Trình bày đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được những thuận lợi và khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.

- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới sự phát triển kinh tế.

- Trình bày và giải thích được tình hình KT Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng bản đồ (lược đồ) để nhận biết và trình bày một số đặc điểm tự nhiên. - Nhận xét các số liệu, tư liệu.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập người Nhật trong lao động, học tập, thích ứng với tự nhiên, sáng tạo để phát triển phù hợp với hoàn cảnh.

- Biết được vì sao Nhật Bản có điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng có nền kinh tế phát triển rất mạnh mẽ.

4. Năng lực:

- Năng lực chung: Kĩ năng giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực chuyên biệt: Đọc và phân tích lược đồ, bản đồ.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV:

- Bản đồ địa lí tự nhiên Châu Á, bản đồ tự nhiên Nhật Bản - Lược đồ trong tự nhiên SGK.

2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc trước bài học.

- Xem trước các bảng số liệu 9.1, 9.2, 9.3 ở SGK.

Nhật bản có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế?

Nhật bản có những thuận lợi và khó khăn gì về mặt tự nhiên để phát triển kinh tế?

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (1’) Kiểm tra vở thực hành của một số HS. 3. Bài mới: (1’)

Giới thiệu bài: “Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật là một nước bại trận, phải xây dựng mọi thứ từ trên điêu tàn đổ nát, trên một đất nước quần đảo, nghèo tài nguyên khoáng sản, lại thường xuyên đối mặt với thiên tai. Thế nhưng chỉ hơn một thập niên sau, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc kinh tế. Điều kì diệu có được từ đâu chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài mới hôm nay”.

Bảng 2.2. Kịch bản dạy học (Bài 9)

Hoạt động của GV và HS Nội dung Kĩ năng cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu những đặc điểm vị trí địa lí của Nhật Bản

Hình thức: Cả lớp: Thời gian 5 phút

Phương pháp: Sử dụng bản đồ, thuyết trình

? Dựa vào bản đồ hành chính Châu Á xác định vị trí của Nhật Bản và các quần đảo trên lược đồ

GV yêu cầu học sinh quan sát và lên bảng xác định.

Đặc điểm nổi bật của vị trí địa lí và lãnh thổ Nhật Bản?

- Vị trí đó có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế Nhật?

* GV bổ sung kiến thức giới thiệu những số liệu khái quát về đất nước Nhật Bản, ( * Diện tích: 378 nghìn km * Dân số: 127,7 triệu người (2005* Thủ đô: Tô-ki-ô)

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ:

- Là một quốc gia hải đảo ở vùng Đông Á

- Gồm có 4 đảo lớn: Hô- cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và trên 1000 đảo nhỏ.

=> Dễ dàng mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực bằng đường biển, phát triển kinh tế biển.

Kĩ năng đọc lược đồ, và xác định trên lược đồ vị trí, ranh giới của Nhật Bản. Chỉ ra được 4 quần đảo lớn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu những điều kiện tự nhiên của Nhật Bản

Hình thức: Thảo luận nhóm: Thời gian 10 phút

Phương pháp: Sử dụng bản đồ, đàm thoại gợi mở, giải quyết vấn đề, thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý lớp 11 trung học phổ thông (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)