8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Mô tả địa phương bằng bản đồ
Mô tả địa phương bằng bản đồ là rất cần thiết đối với những người nghiên cứu và dạy - học địa lí. Bằng bản đồ, khai thác các nội dung về địa lí địa phương là rất phong phú như việc đọc một cuốn sách hoặc khảo sát thực tế địa phương.
Mô tả địa phương được tiến hành theo các bước:
- Giới thiệu các nét chung về địa phương như vị trí địa lí (kinh tuyến, vĩ tuyến biên), hình dạng, các khu vực tiếp giáp với địa phương, diện tích khu vực, và những nét khái quát về địa phương như núi, trung du hay đồng bằng, mỗi loại chiếm bao nhiêu phần trăm;
- Trình bày các yếu tố địa lí của khu vực theo thứ tự từ tự nhiên đến kinh tế, xã hội.
Trong các yếu tố tự nhiên, địa hình được đưa lên hàng đầu. Khi nghiên cứu địa hình cần nói rõ sự phân bố núi và đồng bằng, hướng núi, độ cao lớn nhất, độ cao trung bình, độ dốc trung bình của sườn. Nên vẽ một vài lát cắt địa hình theo những hướng tiêu biểu để làm nổi bật địa hình địa phương. Nếu có biển thì mô tả hình dạng bờ biển, độ sâu trung bình các thềm biển,…
Mạng lưới thuỷ văn địa phương phải được làm rõ sự phân bố, hướng dòng chảy chung. Xác định tên gọi, chiều dài, rộng, đặc điểm của những sông lớn, những hồ chính. Có thể đo chiều dài tất cả các dòng chảy rồi chia cho diện tích để tính mật độ dòng chảy.
Đặc điểm thực vật cũng được đề cập đến một cách đúng mức, để qua đó, cùng với các tài nguyên khoáng sản khác, đánh giá đươc tiềm năng địa phương. Tiếp theo phần tự nhiên là phần kinh tế. Tuỳ thuộc từng bản đồ, yếu tố kinh tế được biểu thị ở những mức độ khác nhau. Về nông nghiệp, có thể cho biết đặc điểm phân bố chung của các loại cây trồng, phân bố ruộng đất, những vùng đất trồng chủ yếu, đất hoang hoá,…
Qua kí hiệu công nghiệp, giới thiệu các khu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp và sự phân bố công nghiệp địa phương.
Về giao thông vận tải, cần chỉ ra được mạng lưới đường xá, các hệ thống giao thông (các loại đường trong khu vực). Kết hợp với những đặc điểm khác, nêu lên những thận lợi, khó khăn về mặt giao thông, chất lượng đường, mật độ đường giao thông của từng khu vực và toàn vùng, qua đó thấy được sự phát triển giao thông của địa phương.
Về các yếu tố văn hoá xã hội, cần nêu bật được sự phân bố dân cư, hình thức định cư và những đối tượng văn hoá xã hội khác.
Nội dung mô tả phụ thuộc vào tính phong phú của nội dung bản đồ, song phải cố gắng khai thác triệt để những gì mà bản đồ có khả năng cung cấp, trình bày một cách có hệ thống.
Cuối cùng cần khái quát lại những nét lớn, những quy luật và những đặc điểm địa lí địa phương được mô tả.
Ví dụ: Mô tả tổng hợp đất nước Trung Quốc dựa vào bản đồ treo tường, bản đồ trong Atlats, bản đồ trong SGK, lược đồ trong tập bản đồ bài tập và thực hành:
- Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu Á và bản đồ các hành chính - chính trị các Châu Á, HS có thể nhận ra một số đặc điểm sau đây: Trung Quốc là một đất nước rộng lớn (thứ tư thế giới). Phần phía đông giáp biển, mở rộng ra Thái Bình Dương. Miền duyên hải rộng lớn với đường bờ biển dài 9000km, cách không xa Nhật Bản, và các quốc gia, các khu vực có hoạt động kinh tế sôi động
như Hàn Quốc, Đông Nam Á. VTĐL cùng với lãnh thổ rộng lớn tạo cho Trung Quốc có nhiều điều kiện để phát triển và hội nhập với thế giới.
- Dựa vào bản đồ Địa hình và khoáng sản Trung Quốc, HS sẽ thấy sự đa dạng của tự nhiên Trung Quốc được thể hiện qua sự khác biệt giữa miền Đông và miền Tây (kinh tuyến 1050 Đông được coi là ranh giới giữa hai miền). Miền đông có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT - XH Trung Quốc, trong khi đó miền Tây có những điều kiện kém thuận lợi hơn (địa hình cao, khí hậu khắc nghiệt…) nên sự phát triển hạn chế hơn.
- Nhìn vào bản đồ Phân bố dân cư Trung Quốc, HS sẽ thấy được sự phân hóa dân cư khộng đều giữa miền Đông, Tây. Dân cư tập trung đông ở miêng Đông, nơi có điều kiện tự nhiên, KT - XH thuận lợi và thưa thớt ở miền Tây, nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Các thành phố đông dân đều tập trung ở vùng duyên hải. Học sinh sẽ thấy được sự phân hóa dân cư không đều giữa hai miền Đông, Tây. Dân cư tập trung đông ở miền Đông – nơi có điều kiện tự nhiên, KT - XH thuận lợi và thưa thớt ở miền Tây, nơi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Các thành phố đông dân đều tập trung ở vùng duyên hải.
- Dựa vào bản đồ Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc, HS sẽ rút ra nhận xét: Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc cũng tập trung chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải. Miền Tây cũng có nhiều khoáng sản, đặc biệt là sắt, than, dầu mỏ… Tuy nhiên điều kiện khai thác khó khăn nên công nghiệp miền Tây chưa phát triển.
- Dựa vào bản đồ Phân bố sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc, HS sẽ nhận thấy: Miền Đông với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, KT - XH nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu là chăn nuôi (chăn nuôi bò, cừu).