Bản đồ giáo khoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý lớp 11 trung học phổ thông (Trang 27 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

1.1.2.Bản đồ giáo khoa

1.1.2.1. Kiến thức chung về bản đồ giáo khoa a. Định nghĩa Bản đồ giáo khoa

Bản đồ giáo khoa là những bản đồ sử dụng trong mục đích giáo dục, chúng cần thiết cho việc giảng dạy và học tập ở tất cả các cơ sở giáo dục dưới mọi hình thức, tạo nên một hệ thống giáo dục cho tất cả các tầng lớp dân cư từ HS đến việc đào tạo các chuyên gia. Những bản đồ đó cũng được sử dụng trong nhiều ngành khoa học, trước hết là Địa lí và Lịch sử”. (Bibich và Vasinic – Liên xô cũ). [3]

b. Đặc điểm, tính chất của bản đồ giáo khoa

Bản đồ giáo khoa trước hết phải mang những đặc điểm của bản đồ địa lí nói chung. Bản đồ giáo khoa phải được xác định trên cơ sở toán học nhất định, bản đồ phải là sự thể hiện một cách có chọn lọc, khái quát hoá để phục vụ cho

mục đích, nội dung chủ đề và tỉ lệ nhất định. Đồng thời, bản đồ giáo khoa cũng phải dùng ngôn ngữ bản đồ để phản ánh sự vật và hiện tượng. Như vậy, ngoài những tính chất chung của một bản đồ địa lí, bản đồ giáo khoa còn có những tính chất riêng để xác định mục đích sử dụng của nó.

- Tính khoa học: Là một nguồn tư liệu độc lập, một cuốn sách giáo khoa thứ hai cho nên tính chất đầu tiên của bản đồ giáo khoa phải là tính khoa học. Tính khoa học được biểu thị ở độ chính xác tương ứng về mặt địa lí giữa bản đồ và thực địa, độ chính xác về cơ sở toán học bản đồ. Bản đồ địa lí được xây dựng theo quy luật toán học nhất định, theo tỉ lệ nhất định. Ngoài những biểu hiện trên, tính khoa học của bản đồ còn biểu hiện ở tính trừu tượng, tính chọn lọc và tính tổng hợp, tính bao quát, tính đồng dạng và tính logic.

- Tính trực quan: Các bản đồ dùng trong nhà trường, đặc biệt thể loại bản đồ treo tường đòi hỏi phải có tính trực quan cao, đó chính là tính đặc trưng quan trọng nhất của bản đồ giáo khoa. So với các bản đồ khác, bản đồ giáo khoa khái quát cao hơn, dùng nhiều hình ảnh trực quan, phương pháp biểu thị trực quan hơn và phần lớn là vượt ra ngoài điều kiện cho phép của tỉ lệ bản đồ.

Trong một bài giảng địa lí nếu dùng bản đồ như một đồ dùng trực quan thì bài giảng sẽ dễ hiểu và có sức hấp dẫn đối với HS. Tuy nhiên, không nên lạm dụng tính trực quan mà cần phải lựa chọn giới hạn một cách hợp lí cho tính trực quan để khỏi gây ra những ảnh hưởng phản tác dụng.

- Tính sư phạm: Tính sư phạm của bản đồ được biểu hiện trên nhiều mặt, nhưng nói chung đều thống nhất ở chỗ phải đảm bảo tính tương ứng giữa bản đồ với chương trình, sách giáo khoa, tâm lí lứa tuổi HS, hoàn cảnh của nhà trường và hoàn cảnh xã hội.

c. Phân loại bản đồ giáo khoa

Có nhiều dấu hiệu để phân loại bản đồ giáo khoa nhưng để phục vụ tốt cho đề tài luận văn, tác giả phân loại bản đồ giáo khoa theo hình thức và mục đích sử dụng, đó là:

* Quả địa cầu

Quả địa cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất mà trong đó tất cả các yếu tố của nó như bán kính Trái đất, hệ thống kinh vĩ tuyến, diện tích các lục địa, đảo và đại dương… đều giảm theo một tỉ lệ nhất định. Quả địa cầu cho ta một khái niệm đúng và trực quan về hình dạng Trái đất, về kích thước, hình dạng và vị trí tương quan của các phần trên bề mặt đất, đồng thời cụ thể hóa các yếu tố của Trái đất – trục quay, các cực và mạng lưới Địa lí.

* Bản đồ giáo khoa treo tường

Bản đồ giáo khoa treo tường là loại bản đồ dùng để treo ở trên lớp. Được được dùng để nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Bản đồ giáo khoa treo tường thể hiện được nội dung Địa lí trong các mối quan hệ và cấu trúc không gian, đảm bảo được tính logic khoa học của vấn đề GV trình bày. Bản đồ giáo khoa treo tường được thiết kế sao cho người sử dụng có thể đọc được kí hiệu từ khoảng cách từ 5-10m.

* Bản đồ trong sách giáo khoa

Bản đồ có nhiệm vụ bổ sung những nội dung mà phần “kênh chữ” không trình bày hết được. Do khuôn khổ SGK nhỏ, in đen trắng hoặc màu, cho nên bản đồ trong SGK thường có tỉ lệ nhỏ và nội dung đơn giản nhưng rất cô đọng. Bản đồ dùng để minh họa trực tiếp cho bài bài học, gắn liền với bài học.

* Atlas giáo khoa

Atlas giáo khoa là một tập hợp có hệ thống các bản đồ Địa lí, được sắp xếp một cách logic để phục vụ mục đích dạy học. Nó có tính thống nhất cao về cơ sở toán học, nội dung và bố cục bản đồ. Atlas giáo khoa được phân biệt theo sự bao trùm lãnh thổ, theo nội dung và mục đích sử dụng. Atlas giáo khoa dùng cho GV có nội dung phong phú và sâu sắc hơn Atlas giáo khoa chuyên dùng cho HS. Atlas giáo khoa là một dạng Atlas chuyên đề.

* Các dạng bản đồ khác

- Bản đồ “câm” (còn được gọi là bản đồ trống): trên bản đồ thường chỉ có lưới bản đồ, đường ranh giới các lãnh thổ, mạng lưới thuỷ văn, mạng lưới giao thông, các điểm dân cư quan trọng. Trên bản đồ không có địa danh. Trong các giờ học, giáo viên dùng bản đồ “câm” để vừa dạy, vừa điền các đối tượng, hiện tượng, địa danh,… phù hợp với bài giảng; học sinh dùng bản đồ “câm” để vừa nghe, vừa điền hoặc giải các bài tập tìm đối tượng, địa danh,… Đây là một trong những phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao, gây hứng thú và tính tích cực, tự giác cho học sinh.

- Bản đồ mạng (Web cartography): là những bản đồ được biên tập, truyền thông, sử dụng trong môi trường Internet. Đặc điểm của loại bản đồ này là tính tương tác, tính mềm dẻo cao. Người sử dụng có thể dễ dàng lấy để sử dụng, thêm bớt, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với mục đích, in ra giấy hoặc lưu trữ ở dạng file dữ liệu - điều này rất thuận lợi trong quá trình dạy học tích cực. Loại bản đồ này còn được sử dụng rộng rãi trong việc thiết kế bài giảng điện tử.

- Bản đồ đa phương tiện (Multimedia) là dạng bản đồ số hóa, ngoài hình ảnh bản đồ, còn được kèm thêm các hiệu ứng khác như videos, âm thanh, màu sắc,... tạo thẩm mỹ, hứng thú, sự vận động, làm tăng khả năng dạy học.

- Bản đồ do giáo viên và học sinh tự xây dựng: Ở những trường còn nhiều khó khăn (thậm chí cả những trường tương đối đầy đủ) về cơ sở vật chất, việc tự xây dựng bản đồ giáo khoa dùng cho dạy học là tương đối phổ biến, loại bản đồ này tuy kém chính xác về mặt toán học hay chưa đẹp trong trình bày bản đồ, nhưng lại phát huy được một số ưu điểm nổi bật, đó là:

+ Mang tính phương pháp cao: giáo viên lồng ghép phương pháp dạy học của mình vào bản đồ

+ Qua quá trình xây dựng bản đồ cũng là quá trình tiếp nhận thông tin của bài học

+ Có thể cải tiến phương pháp dạy học, tránh dạy học theo quy trình, lối mòn định sẵn

+ Chi phí ít, thực hiện được ở mọi hoàn cảnh.

1.1.2.2. Sử dụng bản đồ giáo khoa * Sử dụng bản đồ

Mục đích của sử dụng bản đồ chính là để nhận thức thực tế khách quan nhằm thu được từ bản đồ những đặc trưng chất lượng và số lượng của hiện tượng được biểu thị trên bản đồ, nghiên cứu những mối quan hệ tương tác và động thái của các hiện tượng, dự đoán sự xuất hiện, sự phân bố và phát triển của chúng. Bản đồ được sử dụng nhiều trong tất cả các ngành khoa học về Trái Đất và trong nhiều khoa học xã hội, trong quy hoạch, trong xây dựng và trong các ngành kinh tế.

Phương pháp sử dụng bản đồ để nhận thức các hiện tượng được biểu thị trên bản đồ thì được gọi là phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ. Nó bao gồm các nhóm phương pháp sau đây:

- Mô tả theo bản đồ: Đó là sự trình bày ở dạng bài viết các kết quả phân tích về chất lượng và số lượng của các hiện tượng và quá trình thể hiện trên bản đồ.

- Các phương pháp đồ giải: Đó là những phương pháp dựng theo bản đồ các lát cắt, mặt cắt, đồ thị, biểu đồ và những mô hình hình vẽ hai chiều và ba chiều khác.

- Các phương pháp đồ giải - giải tích: Là các phương pháp đo trên bản đồ các tọa độ, độ dài, độ cao diện tích, thể tích, góc và từ đó tính toán được các chỉ số hình thái và cấu trúc của các đối tượng và hiện tượng. Các phương pháp đồ giải - giải tích bao gồm các phương pháp đo đạc bản đồ và các phương pháp đo đạc hình thái.

- Các phương pháp lập mô hình bản đồ - toán: Đó là những phương pháp dựng và phân tích những mô hình toán học dựa theo các số liệu thu nhận được từ bản đồ và lập ra các bản đồ dẫn xuất mới trên cơ sở mô hình toán học đó.

Trong thực tế, các phương pháp mới trên thường được sử dụng kết hợp, ví dụ, sự phân tích có thể được bắt đầu bằng mô tả hiện tượng theo bản đồ, tiếp theo tiến hành đo đạc trên bản đồ và kết thúc ở việc lập mô hình bản đồ - toán.

Theo mức độ cơ giới hoá và tự động hoá, các phương pháp sử dụng bản đồ được phân ra thành 4 nhóm sau đây:

- Phân tích trực quan: Bao gồm đọc bản đồ, so sánh trực quan và đánh giá trực quan các đối tượng.

- Phân tích bằng dụng cụ: Đó là việc sử dụng các dụng cụ đo và các trang bị cơ học (Compa đo, các ô lưới, máy đo diện tích,…) trong sử dụng bản đồ.

- Các phương pháp nửa tự động: Đó là việc ứng dụng máy tính điện tử và các thiết bị tự động để thu nhận, tính toán, phân tích các số liệu từ bản đồ có sự kết hợp với phân tích trực quan và phân tích bằng dụng cụ thông thường.

- Tự động hoá nghiên cứu bản đồ: Đó là việc tự động hoá hoàn toàn quá trình sử dụng bản đồ.

* Kĩ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí

Một trong những kĩ năng địa lí cơ bản và quan trọng nhất là kĩ năng sử dụng bản đồ. Biết sử dụng bản đồ một cách thành thạo sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển năng lực tự học và vận dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn cuộc sống của người học. Do đó, cần trang bị cho HS những kĩ năng vận dụng các kiến thức địa lí nhất là kĩ năng sử dung bản đồ để giải thích các sự vật hiện tượng địa lí, giải quyết các vấn đề đang đặt ra ở địa phương, đất nước. Thực chất của kĩ năng sử dụng bản đồ là năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào các hoạt động cụ thể với bản đồ nh xác định toạ độ địa lí, đo đặc tính toán khoảng cách, tìm và mô tả các đối tượng Địa lí, đọc bản đồ các hoạt động đó được diễn ra nhiều lần thì hình thành kỹ năng. Trong quá trình học tập Địa lí, kĩ năng sử dụng bản đồ được vận dụng một cách hợp lý đúng mức sẽ đem lại tác dụng lớn. Kĩ năng sử dụng bản đồ không những giúp cho HS lĩnh hội kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng củng cố hiểu sâu kiến thức địa lí lâu bền, mà còn phát

triển cho HS năng lực tư duy nói chung và năng lực địa lí nói riêng. Vì trong khi làm việc với bản đồ HS phải quan sát, tưởng tượng, phân tích, đối chiếu, so sánh xác lập mối liên hệ địa lí và HS còn có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng bản đồ vào cuộc sống như theo dõi các thông tin đại chúng một cách thuận lợi, tìm hiểu các tư liệu Địa lí từ bản đồ khi cần thiết.

Trong quá trình dạy học địa lí thường sử dụng các kĩ năng sau:

- Kĩ năng đọc bản đồ: Quá trình đọc bản đồ là quá trình giải mã kí hiệu và tạo thành khái niệm về không gian, về quy luật phân bố, tính chất và đặc điểm của hiện tượng. Nói cách khác là qua bản đồ tạo hình ảnh thực tế khách quan. Xét theo đặc điểm tâm sinh lý chung thì quá trình đọc bản đồ đi từ nhìn bao quát chung đến mức độ đọc sâu dần rồi tạo thành hình ảnh rõ rệt của đối tượng trong tư duy.

- Kĩ năng đo đạc bản đồ: Việc đo tính trên bản đồ để đánh giá cụ thể kích thước của các đối tượng Địa lí có một ý nghĩa rất quan trọng về mặt khoa học (Địa lí) cũng như về mặt hình thành các khái niệm Địa lí cho HS.

Kích thước của một đối tượng Địa lí là quan trọng nhất, quyết định tính chất và mức độ tác động của nó đến môi trường xung quanh.

Về phía dạy học, khi hình thành cho HS khái niệm về một dải núi, một con sông, một đồng bằng, nếu như cung cấp cho các em các số liệu về chiều dài, chiều rộng, độ lớn của mỗi đối tượng đó, nhất là nếu các em tự đo được những số liệu đó dựa vào bản đồ thì các khái niệm đó trở nên rõ ràng và sâu sắc hơn.

- Kĩ năng mô tả địa phương bằng bản đồ

Mô tả địa phương bằng bản đồ là rất cần thiết đối với những người nghiên cứu và dạy - học địa lí. Bằng bản đồ, khai thác các nội dung về địa lí địa phương là rất phong phú như việc đọc một cuốn sách hoặc khảo sát thực tế địa phương.

- Kĩ năng phân tích bản đồ: Phân tích bản đồ nghĩa là học sinh có khả năng phân tích các yếu tố thành phần của đối tượng để tìm ra mối liên hệ của

các yếu tố thể hiện trên một bản đồ hoặc xác định mối liên hệ giữa những yếu tố thể hiện trên bản đồ và những kiến thức Địa lí đã học để hiểu rõ hơn nguyên nhân, tính chất hay đặc điểm của đối tượng. Để thực hiện thao tác này học sinh cần phải dựa vào bản đồ, kiến thức về bản đồ và các kiến thức địa lí liên quan. Xét về bản chất, phân tích bản đồ là nhằm tìm ra mối liên hệ địa lí bao gồm mối liên hệ giữa các đối tượng tự nhiên, mối liên hệ giữa các đối tượng KT – XH hoặc mối liên hệ giữa đối tượng tự nhiên với đối tượng KT – XH. Khi hướng dẫn HS thực hiện kĩ năng này, giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh các đối tượng trên bản đồ, phân tích các yếu tố thành phần sau đó tổng hợp lại để đưa ra những đánh giá, nhận định hay giải thích về các hiện tượng đó. Khi đó kiến thức mà người sử dụng bản đồ thu lượm được sẽ rộng hơn và sâu sắc hơn rất nhiều so với những nội dung được thể hiện trên bản đồ.

- Kĩ năng so sánh, đánh giá bản đồ: Sự đánh giá bản đồ yêu cầu khảo sát mức độ đầy đủ và tin cậy của chúng. Trong đó có mức độ hiện thực (năm xuất bản, tài liệu sử dụng), độ tin cậy và đầy đủ của nội dung, độ chính xác hình học và các tính chất đo đạc bản đồ khác. Sự khảo sát này cần có sự so sánh giữa bản đồ được khảo sát với các bản đồ khác có cùng lãnh thổ, cùng hiện thực địa lí; so sánh với các nguồn thông tin khác (văn bản, số liệu thống kê,…), các cơ sở dữ liệu của máy tính.

So sánh bản đồ cũng là một phương pháp sử dụng bản đồ đặc thù. Khi so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình thành kỹ năng sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý lớp 11 trung học phổ thông (Trang 27 - 35)