Đặc điểm khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập biểu thể tích thân cây cao su (hevea brasiliensis mull arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền đông nam bộ​ (Trang 29 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.2. Đối tượng nghiên cứu

2.2.2. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý:

Đơng Nam Bộ bao gồm các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nằm từ vĩ độ 10020 – 12005’ vĩ độ Bắc đến 105050 – 107040 Kinh Đơng.

Phía Bắc giáp Tây Nguyên, Nam Trung Bộ Phía Nam giáp đồng bằng sơng Cửu Long Phía Tây giáp Campuchia

Phía Đơng giáp biển Đơng

Hệ thống giao thơng khá hồn chỉnh gồm quốc lộ 1, quốc lộ 13, quốc lộ 51… Chất lượng đường khá tốt, rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sản xuất nơng lâm nghiệp nói riêng.

- Khí hậu:

Đơng Nam Bộ có khí hậu theo chế độ gió mùa cận xích đạo rất ít bão và khơng có mùa đơng giá rét. Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân năm từ 250C – 270C. Lượng mưa từ 1300 – 2000mm/năm. Số ngày mưa từ 140 – 160 ngày.

- Đất đai: Đơng Nam Bộ có 2 loại đất chính là đát xám bạc màu phát triển trên

phù sa cổ và đất đỏ bazan.

Đất xám bạc màu trên phù sa cổ nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng độ cao 30 – 50m so với mực nước biển gồm các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Đất tơi xốp, có thành phần cơ giới nhẹ, đất khá chua độ pH = 3,9 – 4,2.

Đất đỏ bazan nằm ở độ cao lớn hơn từ 100 – 200mm so với mực nước biển. Đất có thành phần cơ giới thịt nặng, khả năng giữ ẩm tốt, pH = 4,3 – 4,5. Gồm các tỉnh Bình Phước, Bình Dương , Tây Ninh. Đất giàu chất hữu cơ, hàm lượng mùn trung bình. Diện tích đất đai các tỉnh Đơng Nam Bộ được thể hiện qua bảng 2.1.

Bảng 2.1. Phân bố đất đai các tỉnh Đông Nam Bộ

STT Tỉnh Diện tích tự nhiên (ha)

1 Bình Phước 685.600

2 Đồng Nai 589.500

3 Tây Ninh 402.800

4 Bình Dương 269.600

5 Bà Rịa – Vũng Tàu 197.500

2.2.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội - Kinh tế

Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Tổng cục thống kê thực hiện, Đơng Nam Bộ là vùng có mức thu nhập bình quân đầu người cáo nhất so với cả nước. Mức thu nhập bình quân theo đầu người khoảng trên 10triệu đồng/người/năm. Trong đó thu nhập từ cây công nghiệp mà chủ yếu là cây Cao su chiếm tỷ trọng lớn nhất.

- Dân số và lao động

Theo kết quả điều tra đân số năm 2003, phân bố dân số các tỉnh Đông Nam Bộ tổng hợp qua bảng 2.2

Bảng 2.2. Phân bố dân số các tỉnh Đông Nam Bộ

STT Tỉnh Dân số

1 Đồng Nai 2.095.500

3 Bình Phước 856.100

4 Tây Ninh 787.600

5 Bà Rịa – Vũng Tàu 719.500

Dân số Đông Nam Bộ nhìn chung khơng nhiều, mật độ vào loại trung bình so với cả nước. Trong những năm gần đây có sự gia tăng dân số do dịng người di cư từ các tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung vào. Trong tổng số dân có 60% là người trong độ tuổi lao động và làm việc chủ yếu trong lĩnh vực nơng lâm nghiệp.

Nhìn chung: Đơng Nam bộ có nhiều thuận lợi về tài nguyên, đất đai phong phú, địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới ơn hịa, cơ sở hạ tầng giao thơng thuận lợi. Đó chính là điều kiện thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp nói chung và cây Cao su nói riêng. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực tại khu vực có 60% là người trong độ tuổi lao động và chủ yếu làm trong lĩnh vực nơng lâm nghiệp . Do đó, sẽ tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào và sẵn có tạo được nhiều thuận lợi và giảm được chi phí trong sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập biểu thể tích thân cây cao su (hevea brasiliensis mull arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền đông nam bộ​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)