Lựa chọn biểu và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập biểu thể tích thân cây cao su (hevea brasiliensis mull arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền đông nam bộ​ (Trang 85 - 89)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.4. Lựa chọn biểu và hướng dẫn sử dụng biểu thể tích

3.4.1. Lựa chọn biểu thể tích

Tác giả đã sử dụng 10 cây kiểm tra không tham gia vào quá trình lập biểu thể tích để kiểm tra sai số của các biểu đã lập để từ đó so sánh các sai số này và lựa chọn biểu thể tích thích hợp cho khu vực nghiên cứu. Tổng hợp các sai số ở từng biểu, tác giả đã lựa chọn được biểu thể tích hợp lý cho việc xác định thể tích thân cây Cao su với hai đối tượng là thể tích vút ngọn và thể tích dưới cành tại khu vực nghiên cứu.

- Đối với thể tích dưới cành: Biểu thể tích được lựa chọn là biểu hai nhân tố lập theo phương pháp tương quan. Biểu thể tích đã lập được có độ chính xác đạt yêu cầu đã được đưa ra ban đầu, hơn nữa sai số khi xác định cây cá lẻ cũng nằm trong ngưỡng cho phép.

- Đối với thể tích thân cây vút ngọn: Biểu thể tích được lựa chọn là biểu thể tích hai nhân tố được lập theo phương pháp đường sinh. Phương pháp đường sinh với sai số trung bình của Vcv = 9,65% và Vkv = 10,63% là sai số trung bình nhỏ nhất so với các sai số trung bình khác ở các biểu đã được lập từ phương pháp tương quan một nhân tố và tương quan hai nhân tố. Kết quả cũng đã khẳng định được tính chính xác khi sử dụng phương pháp đường sinh khi lập biểu thể tích thân cây.

3.4.2. Hướng dẫn sử dụng biểu thể tích

*Biểu thể tích 2 nhân tố dưới cành

-Để xác định thể tích một thân cây đứng cá biệt:

Đo C1.3 bằng thước đo vanh hoặc D1.3 bằng thước kẹp kính chính xác đến cm. Đo chiều cao thân cây dưới cành chính xác đến m

Tra trên biểu thể tích ứng với cỡ đường kính và chiều cao dưới cành tương ứng.

- Để xác định tổng thể tích dưới cành của một tập hợp nào đó của thân cây đứng (những cây bài chặt trong thiết kế khai thác)

Đo C1.3 bằng thước đo vanh hoặc đo D1.3 bằng thước kẹp kính và chiều cao dưới cành tất cả các cây thuộc tập hợp cây sẽ chặt.

Thống kê số lượng các cây có cùng cỡ đường kính và chiều cao dưới cành. Tra trong biểu thể tích hai nhân tố tìm thể tích cây trung bình ứng với các cỡ kính và chiều cao dưới cành tìm được.

Tổng thể tích dưới cành của tập hợp cây bằng tổng thể tích của mỗi cỡ kính tìm được

- Để xác định trữ lượng thân cây của lâm phần

Lập các ơ tiêu chuẩn với diện tích thích hợp để đo tính.

Đo C1.3 bằng thước đo vanh hoặc đo D1.3 bằng thước kẹp kính và chiều cao dưới cành tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn.

Thống kê số lượng các cây có cùng cỡ kính và cùng cỡ chiều cao trong ô tiêu chuẩn.

Tra trong biểu thể tích 2 nhân tố tìm thể tích cây trung bình ứng với các cỡ kính và cỡ chiều cao đo được của ô tiêu chuẩn.

Trữ lượng gỗ dưới cành của mỗi cỡ kính trong ơ tiêu chuẩn được tính bằng thể tích cây trung bình của cỡ kính nhân với số cây trong cỡ kính đó.

Tổng thể tích dưới cành của ơ tiêu chuẩn bằng tổng thể tích của mỗi cỡ kính tìm được.

Tính thể tích gỗ dưới cành trung bình của các ơ tiêu chuẩn

Từ thể tích gỗ dưới cành trung bình của các ơ tiêu chuẩn có thể tìm được thể tích dưới cành của lâm phần.

*Biểu thể tích 2 nhân tố vút ngọn

-Để xác định thể tích một thân cây đứng cá biệt:

Đo C1.3 bằng thước đo vanh hoặc D1.3 bằng thước kẹp kính chính xác đến cm. Đo chiều cao thân cây vút ngọn chính xác đến m

Tra trên biểu thể tích ứng với cỡ đường kính và chiều cao vút ngọn hoặc tương ứng.

- Để xác định tổng thể tích vút ngọn của một tập hợp nào đó của thân cây đứng (những cây bài chặt trong thiết kế khai thác)

Đo C1.3 bằng thước đo vanh hoặc đo D1.3 bằng thước kẹp kính và chiều cao vút ngọn tất cả các cây thuộc tập hợp cây sẽ chặt.

Thống kê số lượng các cây có cùng cỡ đường kính và chiều cao vút ngọn. Tra trong biểu thể tích hai nhân tố tìm thể tích cây trung bình ứng với các cỡ kính và chiều cao vút ngọn tìm được.

Trữ lượng gỗ của mỗi cỡ kính được tính bằng thể tích cây trung bình của cỡ kính và chiều cao vút ngọn nhân với số cây trong cỡ kính đó.

Tổng thể tích của tập hợp cây bằng tổng thể tích của mỗi cỡ kính tìm được

- Để xác định trữ lượng thân cây của lâm phần

Lập các ơ tiêu chuẩn với diện tích thích hợp để đo tính.

Đo C1.3 bằng thước đo vanh hoặc đo D1.3 bằng thước kẹp kính và chiều cao vút ngọn tất cả các cây trong ô tiêu chuẩn.

Thống kê số lượng các cây có cùng cỡ kính và cùng cỡ chiều cao trong ô tiêu chuẩn.

Tra trong biểu thể tích 2 nhân tố tìm thể tích cây trung bình ứng với các cỡ kính và cỡ chiều cao đo được của ô tiêu chuẩn.

Trữ lượng gỗ của mỗi cỡ kính trong ơ tiêu chuẩn được tính bằng thể tích cây trung bình của cỡ kính nhân với số cây trong cỡ kính đó.

Tổng thể tích của ơ tiêu chuẩn bằng tổng thể tích của mỗi cỡ kính tìm được. Tính thể tích gỗ trung bình của các ơ tiêu chuẩn

Từ thể tích gỗ trung bình của các ơ tiêu chuẩn có thể tìm được thể tích của lâm phần.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập biểu thể tích thân cây cao su (hevea brasiliensis mull arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền đông nam bộ​ (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)