Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Quan điểm và phương pháp luận
Trên quan điểm nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất kinh doanh rừng thì trong quá trình nghiên cứu, đề tài cũng kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước làm cơ sở lựa chọn những mơ hình tốn học phù hợp, đảm bảo độ chính xác cho phép và đơn giản khi sử dụng.
Trong quá trình nghiên cứu cần áp dụng phương pháp tốn học thống kê hiện đại, trên cơ sở tôn trọng các quy luật sinh vật học của cây rừng và lâm phần. Với nguyên tắc chung là các phương pháp được sử dụng bao gồm cả những phương pháp kế thừa phải thống nhất từ bước thu thập số liệu đến xây dựng và đánh giá mơ hình lý thuyết.
2.5.1.1. Sự cần thiết về nghiên cứu tương quan trong lập biểu thể tích
Trong cơng tác điều tra rừng, việc nghiên cứu các quy luật tương quan giữa các đại lượng của cây trong lâm phần, cũng như tìm hiểu nắm và vững quy luật này là hết sức cần thiết. Trong đó, quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính là một trong những quy luật cấu trúc cơ bản nhất. Thông qua quy luật này, kết hợp với một số quy luật tương quan f1.3/d,h; V/d... có thể xác định được các địa lượng khó đo đạc như chiều cao, hình số, thể tích thân cây đứng từ các đại lượng dễ đo đạc hoặc tính tốn đơn giản hơn. Hơn nữa, chiều cao là một trong những nhân tố cấu thành thể tích thân cây và trữ lượng lâm phần và nó cũng là một nhân tố cấu thành các bảng biểu chuyên dụng phục vụ cho công tác điều tra, kinh doanh lợi dụng rừng. Mặt khác, việc đo chiều cao rất phức tạp và khó khăn vì thế khi xác định được dạng tương quan và đưa ra các phương trình tương quan cụ thể có thể tiết kiệm được thời gian trong việc đo và đảm bảo được độ chính xác của mục tiêu đề ra. Chính vì vậy, quy luật này đã được nhiều nhà Lâm học, Điều tra rừng quan tâm nghiên cứu cho các đối tượng khác nhau như: Đồng Sỹ Hiền (1971), Vũ Văn Nhâm (1988), Phạm Ngọc Giao (1996), Nguyễn Trọng Bình (1998)... Về cơ bản các tác giả đều đưa ra nhận định: giữa chiều cao vút ngọn và đường kính của những cây trong lâm phần đều tồn tại một mối liên hệ chặt chẽ. Các dạng phương trình biểu biễn cho tương quan này cũng rất đa dạng và vấn đề đặt ra ra là làm sao để tìm xác định được một phương trình phù hợp nhất.
2.5.1.2. Phương pháp luận về lập biểu thể tích cho thân cây Cao su
Biểu thể tích thân cây là biểu ghi thể tích thân cây theo từng tổ hợp kích thước đường kính và chiều cao tương ứng với một hình dạng trung bình nào đó. Để xây dựng được hồn chỉnh một biểu thể tích cho rừng trồng nói chung và rừng trồng Cao su nói riêng - là lồi cây mà việc lập biểu thể tích là
đề tài, cần vận dụng phương pháp lập biểu đã được thừa nhận. Đồng thời cố gắng xây dựng biểu theo hướng bổ xung hoàn chỉnh biểu thể tích tồn quốc hiện hành nhằm thuận tiện cho người sử dụng khi xác định trữ lượng cho rừng Cao su.
Trong điều kiện hạn chế về nguồn tài liệu thực nghiệm, đề tài cần triệt để ứng dụng phương pháp toán học thống kê và sử dụng các chương trình tính tốn tự động trên máy tính để xử lý số liệu và xây dựng những kết luận mang tính khách quan đảm bảo độ tin cậy nhất định. Mức độ sai số dự kiến là: Khi dùng biểu xác định thể tích bộ một phận thân cây riêng lẻ sai số trung bình khơng vượt q ± 20%.