Nghiên cứu về quy luật phân bố của hình số tự nhiên f01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập biểu thể tích thân cây cao su (hevea brasiliensis mull arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền đông nam bộ​ (Trang 49 - 51)

Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Một số nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan

3.1.2. Nghiên cứu về quy luật phân bố của hình số tự nhiên f01

Hình số tự nhiên f01 là chỉ tiêu hình dạng tổng hợp của các hệ số thon, đó là số bình quân bình phương của hệ số thon nằm ở giữa các đoạn được phân ra để tính thể tích thân cây. Vì thế, đó là chỉ tiêu cô đọng, súc tích của hình dạng hình học thân cây và đồng thời cũng là hệ số đổi toán để tính thể tích của thân cây từ thể tích hình viên trụ có chiều cao bằng chiều cao thân cây và có đáy bằng tiết diện ngang ở tầm cao 0.1 của thân cây. Theo Đồng Sỹ Hiền (1971) [4] hình số tự nhiên có hệ số biến động nhỏ và ổn định, về cơ bản không phụ thuộc đường kính, chiều cao, địa phương mà phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính sinh vật học của từng loài.

Hình số tự nhiên là chỉ tiêu hình dạng tham gia trực tiếp vào việc tính thể tích thông qua phương pháp tính thể thân cây qua hình số tự nhiên. Phương pháp này là một trong những phương pháp mà Luận văn lựa chọn để

cứu của Đồng Sỹ Hiền (1971) [4]: hình số tự nhiên thân cây thể hiện rõ phân bố một đỉnh rất tiệm cận với dạng phân bố chuẩn, chính vì vậy quá trình lập biểu thể tích ta chỉ cần lập biểu thể tích cho hình dạng bình quân từng loài. Do đó để sử dụng được hình dạng bình quân, tác giả đã tiến hành kiểm tra luật phân bố của hình số f01.

Kết quả kiểm tra luật phân bố chuẩn f01 của 55 cây giải tích theo phương pháp chia nhóm của Palowski (được trình bày tại mục 2.5.3.2 Chương 2). Kết quả được tổng hợp tại Bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra phân bố chuẩn của f01

Chỉ tiêu thống kê Giá trị

Số nhóm (R) 11

Số cây mỗi nhóm (cây) 5

0,052 0,533 B 0,569 ttính toán 0,074 t05(tra bảng) 0,703 Kết luận H0+

Kết quả tại Bảng 3.2 cho thấy: với số nhóm được chia ra (11 nhóm) và phân chia ngẫu nhiên các cây vào mỗi nhóm thì ttính toán = 0,074 < t05(tra bảng)= 0,703 với (R-2 = 9) bậc tự do tức là giả thuyết H0 được chấp nhận hay f01 tuân theo luật phân bố chuẩn. Kết quả này cho thấy sự đúng đắn và chính xác về nhận định của tác giả Đồng Sỹ Hiền khi nghiên cứu về phân bố của hình số tự nhiên của mỗi loài cây. Với kết quả kiểm tra về luật phân bố của f01 như vậy

su để xác lập biểu thể tích dựa trên phương pháp đường sinh thân cây. Như vậy, phương pháp lập biểu thể tích bằng phương pháp đường sinh là có cơ sở khoa học cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lập biểu thể tích thân cây cao su (hevea brasiliensis mull arg) trồng thuần loài tại một số tỉnh miền đông nam bộ​ (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)