Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 36 - 89)

1.4. KINH NGHIỆM TRONG KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN

1.4.2. Bài học kinh nghiệm

Khi định giá sản phẩm cho vay, các ngân hàng cần phối hợp nhiều phương pháp để đưa ra được mức lãi suất cho vay cạnh tranh nhất và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

Lãi suất cho vay cần được áp dụng một cách linh hoạt dựa vào các yếu tố điều chỉnh như đối thủ cạnh tranh trên thị trường, mối quan hệ tổng thể đối với khách hàng...Việc áp dụng lãi suất cho vay một cách quá cứng nhắc có thể sẽ không phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau, và như vậy ngân hàng sẽ để mất khách hàng của mình.

Ngân hàng định giá sản phẩm cho vay theo phương pháp thị trường, nhưng cũng cần lưu ý tính đến chi phí hòa vốn, đảm bảo các ngân hàng không ấn định mức lãi suất cho vay thấp hơn giá vốn, dẫn đến thua lỗ cho ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng nên phân tích các chi phí ảnh hưởng đến giá vốn sản phẩm cho vay để có những biện pháp kiểm soát chi phí sản phẩm cho vay hiệu quả hơn, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan về kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại, các loại chi phí liên quan đến sản phẩm cho vay, nội dung kiểm soát và vai trò của việc kiểm soát chi phí sản phẩm cho vay đối với ngân hàng thương mại cũng như nền kinh tế. Luận văn cũng đã hệ thống hóa một số phương pháp định giá sản phẩm cho vay tiêu biểu, xác định được các nhân tố ảnh hưởng và ý nghĩa của việc định giá sản phẩm cho vay. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nêu lên được mối quan hệ giữa kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại các ngân hàng thương mại. Những lý luận nêu trên là cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay của ngân hàng TMCP Sài Gòn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ VÀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN

2.1.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẨN SÀI GÒN VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHỦ YẾU

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Ngân hàng TMCP Sài Gòn ( gọi tắt là SCB), tên giao dịch tiếng Anh là Sai Gon Commercial Bank, tiền thân là ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau hơn 11 năm hoạt động, ngân hàng chính thức đổi tên theo quyết định số 336/QĐ-NHNN ngày 08/04/2003 của Thống đốc NHNN. Sau đó, ngân hàng TMCP Sài Gòn được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chính thức cấp giấy phép số 238/GP- NHNN ngày 26 tháng 12 năm 2011 về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn trên cơ sở hợp nhất tự nguyện của ba ngân hàng là Ngân hàng TMCP Sài Gòn (trước hợp nhất), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất và Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa. Ngân hàng TMCP Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động ngày 01 tháng 01 năm 2012. Đây cũng là trường hợp hợp nhất ngân hàng đầu tiên theo đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn có trụ sở chính đặt tại 927 Trần Hưng Đạo, Phường 1, Quận 5, TPHCM. Tính đến thời điểm hiện tại, SCB có 1 Sở giao dịch, 49 chi nhánh, 121 phòng giao dịch, 57 quỹ tiết kiệm và 2 điểm giao dịch tại khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Trong bối cảnh chung của nền kinh tế, Ngân hàng TMCP Sài Gòn sau hợp nhất phải đối mặt với nhiều khó khăn, bao gồm những khó khăn trong công tác vận hành, quản lý ngân hàng sau hợp nhất cũng như những tồn tại của các ngân hàng thành viên trước hợp nhất. Sau ngày 1/1/2012, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn luôn gặp phải những trở ngại do nợ xấu tăng cao, thiếu hụt thanh khoản và sự thiếu tin tưởng của người dân. Trong giai đoạn này, SCB luôn được đặt trong tình trạng giám sát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, với quyết

tâm đưa ngân hàng đi lên, ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên đã nỗ lực, cố gắng để SCB phát triển và vững mạnh hơn. Tính đến ngày 31/12/2012, vốn chủ sở hữu của SCB đạt 11.366 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ đạt 10.584 tỷ đồng, là một trong những ngân hàng có vốn điều lệ lớn trong khối các ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Tổng tài sản của SCB đạt 149.388 tỷ đồng. Huy động vốn trên thị trường 1 (nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế) đạt 91.329 tỷ đồng, tăng 17,02% so với thời điểm hợp nhất, cho thấy SCB đã nỗ lực rất nhiều và đã dần lấy lại được sự tín nhiệm của khách hàng. Lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 64 tỷ đồng. Đây là một con số khá khiêm tốn so với các ngân hàng khác trong ngành, nhưng đối với SCB thì đây là một sự cố gắng rất lớn của toàn bộ ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên ngân hàng trước những khó khăn và thử thách trong thời gian qua. Ngày 17/08/2013 tại Thủ đô Viêng Chăm Lào, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vinh dự đón nhận Cúp Vàng Giải thưởng “Thương hiệu nổi tiếng Asean”năm 2013 do Bộ công thương Lào, Bộ văn hóa- Thông tin và Du lịch Lào, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học & Kỹ thuật Việt Nam, Đài truyền hình quốc gia Lào, tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu phối hợp tổ chức.

2.1.2. Tình hình chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

2.1.2.1.Hoạt động huy động vốn

Giống như mô hình hoạt động tại các ngân hàng TMCP khác ở Việt Nam, ngân hàng TMCP Sài Gòn cũng xem huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu trong quá trình kinh doanh của mình. Vì nguồn vốn huy động từ các thành phần trong nền kinh tế cuối cùng vẫn là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng cho vay hoặc đầu tư sinh lời.

Bảng 2.1: Nguồn vốn của SCB qua các năm Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1/1/12 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn chủ sở hữu 4.482 8,22 4.711 7,83 4.402 5,45 11.331 7,81 11.366 7,61 2. Vốn huy động 48.965 89,86 54.439 90,45 74.769 92,50 130.087 89,71 119.359 79,90 - Vốn huy động TT 1 33.932 69,3 43.999 80,82 38.444 51,42 78.044 59,99 91.329 76,52 - Vốn huy động TT 2 15.033 30,7 10.440 19,18 36.325 48,58 52.043 40,01 28.030 23,48 3. Vốn khác 1.045 1,92 1.033 1,72 1.660 2,05 3.585 2,47 18.663 12,49 Tổng nguồn vốn 54.492 60.183 80.831 145.003 149.388

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB qua các năm [6]

Từ số liệu bảng 2.1 cho thấy nguồn vốn của SCB các năm qua đều tăng. Tính đến hết năm 2011, tổng nguồn vốn đạt 80.831 tỷ đồng, tăng 48,34% so với năm 2009, tương đương 26.339 tỷ đồng. Đầu năm 2012, do hợp nhất ngân hàng nên tổng nguồn vốn của SCB là 145.003 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, tổng nguồn vốn tăng 3,02% so với thời điểm hợp nhất ngân hàng, đạt 149.388 tỷ đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng hơn 7% và không có sự biến động mạnh. Ngày 27 tháng 11 năm 2012, Hội đồng quản trị của Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã họp và thông qua Nghị quyết về phương án tăng vốn điều lệ từ 10.584 tỷ đồng lên 13.584 tỷ đồng theo hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Ngày 19 tháng 3 năm 2013, NHNN đã ban hành Công văn số 1792/NHNN- TTGSNH chấp thuận kế hoạch tăng vốn của Ngân hàng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại kế hoạch tăng vốn điều lệ của SCB vẫn chưa được hoàn tất. Khi kế hoạch

gia tăng vốn điều lệ được hoàn tất, sẽ tạo điều kiện cho SCB gia tăng năng lực tài chính và đảm bảo các tỷ lệ an toàn vốn theo quy định.

Nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là vốn huy động, luôn chiếm khoảng 80% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động đạt 37,34% so với năm 2010. Đây là một con số khá cao so với tốc độ tăng trưởng 11,18% của năm 2010. Nguyên nhân là do vào năm 2011, SCB gặp phải khó khăn về thanh khoản, thêm vào đó là thông tin bất lợi về hợp nhất ngân hàng được lan rộng, gây hoang mang trong dư luận. Chính vì vậy mà nguồn vốn huy động từ dân cư và các thành phần kinh tế của SCB giảm mạnh. Nếu năm 2010, tốc độ tăng trưởng vốn huy động từ thị trường 1 tăng 29,67% thì đến năm 2011, con số này lại giảm đến 12,63%. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho SCB vay tái cấp vốn, đồng thời Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước cũng cho SCB vay vốn hỗ trợ. Chính những nguyên nhân này khiến cho nguồn vốn huy động trên thị trường 2 tại SCB tăng khá cao, đến 247,94% so với năm 2010. Đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường 2 tăng mạnh, chiếm 48,58% tổng vốn huy động. Tuy nhiên, khi những khó khăn qua đi, và với các chính sách chú trọng vào công tác huy động vốn từ các thành phần kinh tế như chính sách ưu đãi lãi suất, chính sách ưu đãi với khách hàng trên 40 tuổi...đã giúp SCB tăng đáng kể nguồn vốn huy động trên thị trường 1. Tính đến cuối năm 2012, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế tại SCB đạt 91.329 tỷ đồng, tăng 17,02% so với đầu năm 2012 và nguồn vốn huy động từ thị trường 2 giảm mạnh đến 46,14%, khiến cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động giảm 8,25% so với thời điểm hợp nhất. Tuy nhiên, với tình hình khó khăn như năm 2012, những gì SCB làm được thật sự đáng khích lệ, đã góp phần đáng kể trong việc tái cơ cấu nguồn vốn huy động, giảm bớt sự lệ thuộc của SCB vào nguồn vốn của thị trường tiền tệ liên ngân hàng. Tính đến cuối năm 2012, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ thị trường 2 chỉ còn chiếm 23,48% nguồn vốn huy động.

2.1.2.2.Sử dụng vốn

Cũng giống như hầu hết các Ngân hàng TMCP tại Việt Nam hiện nay, hoạt động kinh doanh và cũng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng chính là hoạt động tín dụng. Dư nợ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản có tại SCB. Tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động cũng luôn ở mức cao. Những số liệu này cho thấy phần lớn nguồn vốn huy động được tại SCB được sử dụng để cho vay, tạo thu nhập cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng cho thấy mối liên hệ giữa hoạt động cho vay và huy động vốn. Nếu ngân hàng không huy động được vốn hoặc hoạt động huy động vốn không hiệu quả sẽ dẫn đến việc không có nguồn vốn để cho vay hoặc sản phẩm cho vay của ngân hàng thiếu tính cạnh tranh.

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng của SCB qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 1/1/2012 2012 Dư nợ tín dụng 31.310 33.178 45.298 66.058 88.143 Tổng tài sản 54.492 60.183 80.831 145.003 149.388 Vốn huy động 48.965 54.439 74.769 130.087 119.359 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (%) - 5,97 36,53 - 33,43 Tỷ trọng dư nợ tín dụng/Tổng tài sản (%) 57,46 55,13 56,04 45,56 59,00 Tỷ trọng dư nợ tín dụng/Vốn huy đông (%) 63,94 60,95 60,58 50,78 73,85

Nguồn: Báo cáo tài chính SCB qua các năm [6]

Dự nợ tín dụng của SCB nhìn chung có sự gia tăng qua các thời kỳ, nhưng tốc độ tăng trưởng không cao. Năm 2010, do quy định siết chặt tín dụng gắt gao từ Ngân hàng Nhà nước nên tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2010 chỉ tăng 5,97% so với năm 2009. Năm 2011, con số này tăng nhiều hơn lên đến 36,53%. Tính đến cuối năm, dư nợ tín dụng tại SCB đạt 88.143 tỷ đồng, tăng 22.085 tỷ đồng so với thời điểm cuối đầu 2012, đạt tốc độ 33,43%. Việc dư nợ tín dụng tăng trưởng chậm một phần là do tác động của nền kinh tế, nhưng phần lớn nguyên nhân là do tỷ lệ nợ xấu tại SCB tăng cao, dẫn đến một chế độ thắt chặt và kiểm duyệt gắt gao đối với các hồ sơ vay vốn. Hiện tại, SCB chỉ thực hiện giải ngân cho các khách hàng đã được phê duyệt trong Đề án hợp nhất và tái cấu trúc ngân hàng, hoặc các hợp đồng vay có tỷ lệ rủi ro thấp như vay cầm cố sổ tiết kiệm.

Việc tăng trưởng tín dụng chậm không chỉ gây nên những tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến các mảng hoạt động dịch vụ đi kèm tín dụng như thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, bảo lãnh, thu chi hộ...Đồng thời việc thắt chặt tín dụng cũng khiến cho SCB mất dần một số khách hàng, ảnh hưởng đến công tác tiếp thị sản phẩm sau này. Tuy nhiên, việc thắt chặt tín dụng là một việc cần thiết, giúp ngân hàng có những bước đi chậm nhưng chắc, giải quyết những tồn tại, làm tiền đề phát triển bền vững sau này.

- 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2009 2010 2011 1/1/2012 2012 31.310 33.178 45.298 66.058 88.143

Biều đồ 2.1: Quy mô dư nợ tín dụng của SCB qua các năm

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động của SCB các năm qua đều duy trì trên 60%, riêng năm 2012 con số này là 73,85%. Tỷ lệ này nằm trong giới hạn tối đa 80% theo quy định tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, đồng thời không quá thấp, cho thấy ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động hợp lý.

Ngoài cho vay, hoạt động sử dụng vốn khác đem lại thu nhập tại SCB chủ yếu là đầu tư vào chứng khoán, đầu tư vào công ty con. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đến hạn và chứng khoán đầu tư giữ sẵn sàng để bán tập trung chủ yếu vào chứng khoán nợ do Chính phủ và các tổ chức kinh tế phát hành. Chứng khoán nợ có lãi suất ổn định hàng năm cao, đem lại nguồn thu nhập cho Ngân hàng. Tuy nhiên, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ, các loại chứng khoán nợ do các tổ chức kinh tế khác phát hành mà SCB đang nắm giữ chủ yếu là các loại trái phiếu, kỳ phiếu được phát hành nhằm mục đích đầu tư vào các dự án xây dựng. Hiện tại, một số trái phiếu mà SCB nắm giữ đang được Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thu hồi trước thời hạn do công ty phát hành trái phiếu sử dụng nguồn vốn không đúng mục đích đầu tư ban đầu. Việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi cho phần lãi dự thu của các trái phiếu này cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

2.1.2.3.Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Nhìn chung, trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh của SCB không đem lại nhiều kết quả khả quan. Năm 2009, 2010, SCB làm ăn có lãi với mức trên 400 tỷ đồng. Nhưng qua đến năm 2011, dưới những khó khăn của nền kinh tế, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng cao, nên trong năm này SCB đã lỗ 10 tỷ đồng. Tuy vậy, ngân hàng TMCP Sài Gòn đã có nhiều nỗ lực để đạt được những thành tựu nhất định trong kết quả hoạt động kinh doanh. Cuối năm 2012, SCB đạt 76 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Đây là những con số khá khiêm tốn so với mức lợi nhuận của một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 36 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)