Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 28 - 33)

1.2. ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm cho vay

Việc định giá sản phẩm dịch vụ của ngân hàng là một quy trình phức tạp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Một số yếu tố quan trọng không thể thiếu khi định giá sản phẩm cho vay bao gồm:

1.2.3.1.Chi phí liên quan đến sản phẩm cho vay

Chi phí là thành phần chủ yếu cấu thành nên giá của sản phẩm cho vay, do đó, việc định giá sản phẩm cho vay không thể không tính đến yếu tố quan trọng này. Nếu chi phí sản phẩm cho vay thấp, tức giá vốn sản phẩm thấp, thì các ngân hàng có thể bán ra các sản phẩm có tính cạnh tranh hơn và ngược lại. Đây có thể được xem là yếu tố quan trọng nhất quyết định giá của sản phẩm cho vay vì các ngân hàng không thể định giá sản phẩm cho vay thấp hơn tổng tất cả các khoản chi phí ngân hàng đã bỏ ra để hình thành khoản cho vay đó. Hay nói cách khác, ngân hàng phải định giá khoản cho vay cao hơn mức giá hòa vốn để có lời. Chính vì vậy, các nhà quản trị ngân hàng cần phải có các biện pháp kiểm soát chi phí tốt để qua đó hạ giá thành, giá bán sản phẩm cho vay, tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, gia tăng thu nhập và lợi nhuận cho ngân hàng.

1.2.3.2.Các quy định của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản, bảo hiểm tiền gửi

Ngân hàng là ngành có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, do đó, để đảm bảo cho nền kinh tế xã hội ổn định, các hoạt động ngân hàng phải chịu sự tác động của rất nhiều các quy định như quy định về lãi suất cơ bản, dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh khoản, bảo hiểm tiền gửi.

Rõ ràng với một sản phẩm vật chất hay dịch vụ thông thường, các nhà quản trị được quyền đặt ra mức giá thấp nhất có thể để thâm nhập thị trường hoặc mức giá cao để hớt váng sữa, tuy nhiên với các sản phẩm về vốn này, các ngân hàng không thể áp mức lãi suất huy động hay cho vay cao hơn so với mức lãi suất trần quy định cho từng loại hình. Mức giá mà các ngân hàng đặt ra buộc phải nằm trong biên độ lãi suất cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Ngoài ra, cũng do tính chất đặc thù của sản phẩm mà các ngân hàng luôn phải tuân thủ quy định về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản để tránh rủi ro thanh khoản. Đây là khoản vốn ngân hàng phải bỏ chi phí ra để huy động, nhưng lại không được dùng để đầu tư, do đó làm tăng gánh nặng cho chi phí huy động vốn. Trong một chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ dự trữ bắt

buộc và dự trữ thanh khoản tăng cao càng làm cho chi phí huy động vốn thực tế tăng cao.

Bên cạnh đó còn có chi phí bảo hiểm tiền gửi, là một khoản phí mà ngân hàng phải trả cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi nhằm tạo sự an toàn cho khoản tiền gửi của khách hàng khi ngân hàng bị phá sản. Đây thực chất là các khoản chi phí phi lãi đặc thù tuân thủ theo quy định có tác động đến giá trị thực của sản phẩm, vì vậy mà trong quá trình định giá các nhà quản trị buộc phải quan tâm và tính ra được mức chi phí thực sự phải trả cho những quy định bắt buộc này. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn có khả năng giảm thiểu tối đa các loại chi phí này nếu tuân thủ tốt các quy định về quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn vốn.

1.2.3.3.Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi

Một khoản vay với lãi suất cố định trong thời gian càng dài thì rủi ro do những biến động trong tương lai của thị trường tiền tệ càng lớn nên lãi suất cho vay càng cao. Mặc dù hệ thống lãi suất thả nổi hay có thể điều chỉnh là kém hấp dẫn theo quan điểm của một số doanh nghiệp, hay có thể tạo ra một số trở ngại về quản lý và tính toán đối với ngân hàng, nhưng chắc chắn nó thể hiện là cách tính lãi suất tốt nhất cho cả ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn vì lãi suất được điều chỉnh theo lãi suất thị trường từng thời điểm. Cả ngân hàng và doanh nghiệp vay vốn cùng chia sẻ những biến động của nền kinh tế. Do đó, khi áp dụng lãi suất thả nổi, lãi suất của khoản cho vay sẽ thấp hơn so với việc áp dụng lãi suất cố định, vì ngân hàng không phải tính toán thêm phần chi phí để bù rủi ro do việc áp dụng một lãi suất duy nhất trong thời gian dài.

1.2.3.4.Rủi ro tín dụng

Các hoạt động kinh doanh bao giờ cũng tiềm ẩn trong nó những yếu tố rủi ro khác nhau. Hoạt động cho vay của ngân hàng lại luôn gắn liền với rủi ro, đó là rủi ro khách hàng không trả lãi và vốn khi đến hạn. Việc khách hàng có hoàn trả vốn và lãi cho ngân hàng hay không, không những phụ thuộc vào khả năng mà còn thiện chí trả nợ của khách hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng thường xây dựng một hệ

thống đáng giá xếp hạng tín dụng đối với khách hàng. Đối với các khách hàng có rủi ro thấp, uy tín cao thi ngân hàng có thể áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn để giữ chân khách hàng. Nhưng đối với các khách hàng có rủi ro cao trong kinh doanh, mức độ tín nhiệm thấp, thì ngân hàng sẽ áp dụng mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho những rủi ro có thể xảy ra.

1.2.3.5.Mục tiêu trong hoạt động kinh doanh vốn của ngân hàng

Trong từng giai đoạn, các ngân hàng thương mại bao giờ cũng xây dựng cho mình một mục tiêu hoạt động riêng. Ví dụ nếu mục tiêu của ngân hàng là tăng trưởng tín dụng, thì mục tiêu của hoạt động định giá phải hướng đến việc đạt được sự tăng trưởng về quy mô. Mục tiêu của việc định giá này nhằm kích thích nhu cầu vay của khách hàng, do đó giá của sản phẩm cho vay sẽ giảm. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần lưu ý khi hạ thấp lãi suất cho vay xuống, dư nợ tín dụng tăng lên, khi đó nhu cầu về vốn tăng lên, ngân hàng cũng buộc phải tăng giá các sản phẩm huy động thì mới có thể thu hút được vốn tiền gửi, điều này sẽ thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra, lợi nhuận ngân hàng cũng sẽ giảm sút. Hơn nữa do các sản phẩm về vốn của ngân hàng rất nhạy cảm với rủi ro, nên khi dù muốn đạt được mục tiêu, ngân hàng cũng cần đảm bảo độ an toàn cho vốn.

1.2.3.6.Khả năng cạnh tranh và vị thế của ngân hàng trên thị trường tài chính

Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam hiện nay đang khá dày đặc, do đó mà mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Với những ngân hàng lớn, nhất là các ngân hàng quốc doanh, thương hiệu lâu năm và có uy tín, khách hàng thường tin cậy và an tâm hơn khi giao dịch. Khi đó, mặc dù giá của các sản phẩm tiền gửi chỉ bằng hoặc thấp hơn so với các ngân hàng khác, thì họ vẫn giữ chân được khách hàng của mình. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ chưa được nhiều người biết đến phải tìm đủ mọi cách, huy động với lãi suất cao hơn, quảng cáo, khuyến mãi nhiều hơn để thu hút được khách hàng. Do đó mà những ngân hàng chưa có vị thế trên thị trường có chi phí huy động vốn cao hơn, dẫn đến giá thành sản phẩm cho vay cũng được đẩy tăng lên. Hiện nay trên cùng một địa bàn như

thành phố Hồ Chí Minh, có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động, từ ngân hàng quốc doanh, cổ phần, đến các ngân hàng liên doanh, có vốn nước ngoài hay chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, do đó cạnh tranh là vấn đề được quan tâm nhiều. Mỗi ngân hàng buộc phải xem xét mặt bằng lãi suất chung trên thị trường tài chính trước khi quyết định giá cho sản phẩm của ngân hàng mình.

1.2.3.7.Đối tượng khách hàng

Đối tượng khách hàng cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm cho vay của ngân hàng thương mại. Một số ngân hàng có chủ trương chú trọng đến khách hàng doanh nghiệp và có chính sách ưu đãi lãi suất dành cho đối tượng khách hàng này. Một số ngân hàng lại hướng đến cung cấp sản phẩm bán lẻ cho khách hàng cá nhân, vì vậy, mức lãi suất cho vay ưu đãi sẽ được áp dụng cho đối tượng khách hàng này. Ngoài ra, chính sách chăm sóc dành cho các đối tượng khách hàng khác nhau cũng là một yếu tố tác động đến công tác định giá sản phẩm cho vay. Các ngân hàng thường có một danh sách các khách hàng VIP, khách hàng thân thiết, và việc áp dụng giá cho các đối tượng khách hàng này cũng được điều chỉnh linh hoạt.

Các mục tiêu Chính sách NHTM Rủi ro Chi phí Cổ đông Khách hàng Đối thủ cạnh tranh Chính sách NHNN Định giá

Bên trong Bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)