Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 91 - 100)

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phòng ngừa và xử lý rủi ro của ngân hàng nhà nước (CIC): Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro (CIC) có chức năng thu thập các thong tin về doanh nghiệp, về thị trường trong và ngoài nước, về các đối tác, giúp các ngân hàng thương mại kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức xây dựng trung tâm đủ mạnh để có thể cung cấp thông tin chính xác, kịp thời và đáng tin cậy cho các tổ chức tín dụng trong hoạt động phòng ngừa các rủi ro tín dụng. CIC cần liên tục cải tiến, đẩy mạnh việc đôn đốc các tổ chức tín dụng báo cáo thông tin, tăng cường việc thu thập, xử lý, quản lý thông tin đầu vào nhằm tạo cơ sở dữ liệu tốt để phục vụ công tác ngăn ngừa rủi ro.

Để nâng cao trách nhiệm và chất lượng cung cấp thông tin của các tổ chức tín dụng, báo đảm lượng thông tin đầu vào an toàn, chính xác, kịp thời, ngân hàng nhà nước cần có biện pháp xử lý hành chính kịp thời đối với các tổ chức tín dụng không chấp hành đúng các quy định của ngân hàng nhà nước về chế độ thôn tin báo cáo.

- Nâng cao vai trò thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước: Bên cạnh việc cải tiến và hoàn thiện hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật, các công cụ điều hành chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước cần nâng cao vai trò thanh tra, giám sát của mình nhằm nâng cao chất lượng và hạn chế rủi ro trong ngành ngân hàng. Giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, nhất là tình trạng “vượt rào” lãi suất đang có dấu hiệu quay trở lại, tránh việc các ngân hàng chạy đua lãi suất, làm xáo trộn thị trường lãi suất và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Căn cứ vào những tồn tại đã đề cập trong chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Đối với ngân hàng, cần phải định giá lãi suất huy động linh hoạt hơn, mở rộng dịch vụ thanh toán, thẻ để thu hút tiền gửi không kỳ hạn, xây dựng lại chi tiêu nội bộ và mua sắm, quy chế quản lý tài sản, quản lý nhân sự tiền lương trong ngân hàng. Đồng thời ngân hàng cần xác định lại các yếu tố cần đưa vào khi xây dựng công thức như chi phí hoạt động, chi phí vốn chủ sở hữu để đưa ra mức lãi suất cho vay hợp lý.

Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan chức năng trong việc điều hành, quản lý ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động tốt nhất.

Trên cơ sở một số giải pháp đưa ra, ngân hàng TMCP Sài Gòn có thể vận dụng vào thực tế để hoàn thiện hơn nữa hoạt động kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng mình, góp phần nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh.

KẾT LUẬN

Cho vay là hoạt động kinh doanh đem lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Càng bán được nhiều sản phẩm cho vay, ngân hàng càng thu được nhiều lợi nhuận. Cũng giống như các sản phẩm được mua bán trên thị trường, sản phẩm cho vay của ngân hàng cũng có giá vốn được hình thành từ việc tổng hợp tất cả các loại chi phí có liên quan. Từ mức giá vốn có được, nhà quản trị sẽ tính toán và định giá sản phẩm sao cho vừa mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng khốc liệt, để giành được thắng lợi trong cạnh tranh, các nhà quản trị ngân hàng cần nghiên cứu để đưa ra sản phẩm với mức giá phù hợp nhất. Trên cơ sở lý luận và nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, luận văn đã giải quyết được một số vấn đề sau:

- Trên cơ sở các nghiên cứu, tổng hợp, luận văn đã trình bày hệ thống hóa được các lý luận cơ bản về kiểm soát chi phí và các phương pháp định giá sản phẩm cho vay tại các ngân hàng thương mại

- Luận văn cũng đã nêu lên được thực tế hoạt động kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, phân tích những mặt còn hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

- Trên cơ sở những lý luận chung và thực tế hoạt động kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay đã nghiên cứu, luận văn cũng đề ra một số kiến nghị, giải pháp cho hoạt động kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại Ngân hàng TCMP Sài Gòn, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Dù đã cố gắng hết sức, nhưng với khả năng nghiên cứu còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Những kết quả nghiên cứu trên chắc chắn chưa đáp ứng hết các yêu cầu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn, bên cạnh những giải pháp đã được đề cập trong luận văn, tất yếu còn những giải pháp còn cần tiếp tục nghiên cứu. Tác giả mong muốn nhận được sự trao đổi và đóng góp của quý thầy cô, ban lãnh đạo ngân hàng và các bạn để kết quả nghiên cứu ngày càng hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. TS. Hồ Diệu (2001), Tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội 2. TS. Hồ Diệu (2002), Quản trị ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội 3. TS. Phan Đức Dũng (2009), Kế toán quản trị, Nxb Thống kê, Hà Nội

4. Peter S.Rose(2007), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính, Hà Nội

5. PGS. TS Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân

hàng, NXb thống kê, hà nội

Tài liệu:

6. NHTMCP Sài Gòn, Báo cáo tài chính năm 2009, 2010, 2011, 2012 7. NHTMCP Á Châu, Báo cáo tài chính năm 2012

8. NHTMCP Sài Gòn Thương Tín, Báo cáo tài chính năm 2012

9. NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Báo cáo tài chính năm 2012

10. NHNN, Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

11. NHTMCP Sài Gòn, Quyết định số 53/QĐ-TGĐ.12 ngày 24/12/2012, Ban hành biểu lãi suất cho vay áp dụng đối với khách hàng cá nhân và tổ chức của Hội sở Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

12. NHTMCP Sài Gòn, Quyết định số 07/2012/QĐ-NHSG.12 ngày 02/01/2012,

Hạn mức tồn quỹ và điều vốn trong hệ thống SCB

13. NHTMCP Sài Gòn, Quyết định số 32B/2012/QĐ-SCB-HĐQT ngày 01/01/2012, Quy chế tiền lương của Ngân hàng TMCP Sài Gòn

14. NHTMCP Sài Gòn, Quyết định số 10/2012/QĐ-SCB-HĐQT ngày 15/03/2012, Quy định chi tiêu nội bộ và mua sắm của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

15. Quốc hội, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Luật các tổ chức tín dụng 16. Quốc hội, số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005, Bộ Luật dân sự

Các trang web

17. http://www.gso.gov.vn/ Tổng cục Thống kê Việt Nam 18. http://www.mof.gov.vn/ Bộ Tài chính Việt Nam

19. http://www.sbv.gov.vn/ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

20. http://vneconomy.vn/ báo điện tử Vneconomy thuộc nhóm Thời báo Kinh tế Việt Nam

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHỤ LỤC 01 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 01/01/2012 2011 2010 2009

TÀI SẢN

Tiền mặt, vàng bạc và đá quý 4.334.830 2.027.877 1.250.689 2.744.767 673.025

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam 3.198.842 294.747

230.397

1.002.897 835.504

Tiền, vàng gửi tại và cho vay các

tổ chức tín dụng (“TCTD”) khác 1.832.676 7.248.244 7.034.446 4.852.332 4.399.322

Tiền gửi tại các TCTD khác 547.336 7.248.244 7.034.446 4.852.322 4.398.826

Cho vay các TCTD khác 1.285.340 - - - 500

Dự phòng rủi ro cho vay các

TCTD khác - -

-

- (4)

Chứng khoán kinh doanh - 18.771 - 444 354

Chứng khoán kinh doanh - 72.675 - 444 354

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh

- (53.904) - - -

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản

tài chính khác 97.192 828.409 828.409 36.357 -

Cho vay khách hàng 87.153.200 64.406.553 43.997.342 32.409.048 30.969.115

Cho vay khách hàng 88.142.526 66.057.742 45.298.321 33.177.653 31.310.489

Dự phòng rủi ro cho vay khách

hàng (989.326) (1.651.189) (1.300.979) (768.605) (341.374)

Chỉ tiêu 2012 01/01/2012 2011 2010 2009

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng

để bán 4.386.236 6.801.098 6.354.781 6.038.842 8.722.334

Chứng khoán đầu tư giữ đến

ngày đáo hạn 7.000.000 7.100.000 - - 2.453

Dự phòng giảm giá chứng

khoán đầu tư (71.258) (2.597) (2.597) (1.898) (1.068)

Góp vốn, đầu tư dài hạn 441.558 911.887 716.677 718.515 736.402

Đầu tư vào công ty con 370.000 370.000 200.000 200.000 -

Đầu tư dài hạn khác 71.784 553.674 528.464 523.684 736.402

Dự phòng giảm giá đầu tư dài

hạn (226) (11.787) (11.787) (5.168) -

Tài sản cố định 2.588.656 2.195.427 1.405.878 911.901 678.961

Tài sản cố định hữu hình 915.382 885.823 414.681 499.829 297.490

Nguyên giá tài sản cố định 1.254.949 1.113.222 555.608 600.644 362.577

Hao mòn tài sản cố định (339.567) (227.399) (140.927) (100.835) (65.087)

Tài sản cố định vô hình 1.673.274 1.309.604 991.197 412.072 381.471

Nguyên giá tài sản cố định 1.703.635 1.327.980 1.001.633 419.384 386.505

Hao mòn tài sản cố định (30.361) (18.376) (10.436) (7.312) (5.034)

Tài sản có khác 38.426.477 53.172.298 19.214.535 11.669.671 7.476.072

Các khoản phải thu 10.163.962 43.323.617 14.776.870 4.043.947 5.810.629

Các khoản lãi, phí phải thu 17.027.462 9.466.724 4.430.058 1.744.039 1.189.971

Tài sản có khác 11.312.381 551.318 168.778 5.883.947 475.734

Dự phòng rủi ro cho các tài sản

Có nội bảng khác (77.328) (169.361) (161.171) (2.262) (262)

Chỉ tiêu 2012 01/01/2012 2011 2010 2009

NỢ PHẢI TRẢ

Các khoản nợ Chính phủ và

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 9.772.303 18.133.852 14.286.070 717.892 3.000.000

Tiền, vàng gửi và vay các TCTD

khác 18.250.965 33.899.198 21.540.566 9.550.829 11.958.013

Tiền, vàng gửi của các TCTD khác

15.369.503 30.806.871 19.104.913 9.550.829 10.537.946

Vay các TCTD khác 2.881.462 3.092.327 2.435.635 - 1.420.067

Tiền gửi của khách hàng 79.379.647 58.712.507 26.167.198 35.121.557 30.176.158

Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho

vay chịu rủi ro 6.672 10.203 10.203 171.803 74.749

Phát hành giấy tờ có giá 11.949.302 19.331.272 12.276.781 8.877.273 3.755.794

Các khoản nợ khác 18.663.083 3.584.703 1.660.123 1.032.886 1.046.111

Các khoản lãi, phí phải trả 2.851.511 2.659.342 1.282.642 640.382 526.216

Các khoản phải trả và công nợ

khác 15.808.725 918.960 372.861 384.363 515.149 Dự phòng rủi ro khác 2.847 6.401 4.620 8.141 4.746 TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 138.021.972 133.671.735 76.428.941 55.472.240 50.010.825 VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn và các quỹ Vốn 10.592.049 10.592.049 4.192.998 4.192.998 3.977.512 Vốn điều lệ 10.583.801 10.583.801 4.184.795 4.184.795 3.635.429

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 45 45 - - -

Thặng dư vốn cổ phần 95.912 95.912 95.912 95.912 429.792

Cổ phiếu quỹ (87.709) (87.709) (87.709) (87.709) (87.709)

Chỉ tiêu 2012 01/01/2012 2011 2010 2009

Lợi nhuận chưa phân phối 359.494 325.515 (19.864) 342.564 375.222

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 11.366.437 11.330.979 4.401.616 4.710.636 4.481.649

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN PHỤ LỤC 02 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2011 2010 2009

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 17.317.213 9.522.440 5.377.187 4.343.848

Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự (14.129.917) (8.373.334) (4.916.148) (3.511.130)

Thu nhập lãi thuần 3.187.296 1.149.106 461.039 832.718

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 27.753 121.403 1.086.060 58.261

Chi phí hoạt động dịch vụ (37.285) (28.900) (39.075) (19.813)

(Lỗ)/lãi thuần từ hoạt động dịch vụ (9.532) 92.503 1.046.985 38.448 Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh

ngoại hối (1.104.279) 391.976 27.718 139.215 Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán

kinh doanh - - 132 38.621 Lãi/(lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu

(41.153) (740) (52.399) 4.428

Thu nhập từ hoạt động khác 1.272.385 126.533 37.379 25.501

Chi phí từ hoạt động khác (12.730) (43.052) (10.834) (13.448)

(Lỗ)/lãi thuần từ hoạt động khác 1.259.655 83.481 26.545 12.053 Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 9.504 1.600 6.858 1.043

TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 3.301.491 1.515.820 1.516.878 1.066.526

Chi phí nhân viên (685.256) (467.707) (349.937) (223.029)

Chi phí khấu hao và khấu trừ (124.787) (45.945) (38.266) (30.898)

Chi phí hoạt động khác (1.534.823) (449.580) (200.230) (201.313)

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (2.344.866) (963.232) (588.433) (455.240)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 956.625

754.694 928.445 611.286

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (880.243) (764.204) (481.161) (188.004)

TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 76.382 (9.510) 447.284 423.282

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (12.843) (17.732) (169.195) (108.548)

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - -

Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (12.843) (17.732) (169.195) (108.548)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí và định giá sản phẩm cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 91 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)