KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 51)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG

THƯƠNG VN – CN GIA LAI GIAI ĐOẠN 2015-2017

2.2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh chung giai đoạn 2015 - 2017

Trong giai đoạn 2015-2017, trái ngược với tình hình địa-chính trị thế giới, bức tranh kinh tế toàn cầu đang dần phục hồi và khởi sắc. Có thể thấy, chưa khi nào kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu 2008-2009, các nền kinh tế lớn thế giới lại đồng thời phát đi dấu hiệu lạc quan như hiện nay, bất chấp tác động của những yếu tố bất lợi như xu thế gia tăng bảo hộ thương mại toàn cầu.

Vượt qua những khó khăn thách thức, với sự điều hành của Ban lãnh đạo và nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên và người lao động, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN Gia Lai trong giai đoạn 2015 – 2017 đã đạt được các kết quả sau:

- Sự chuyển dịch trong dư nợ của Chi nhánh, từ tập trung hoàn toàn vào hoạt động bán lẻ chuyển qua cân bằng trong sự phát triển của cả khối KHDN. Chỉ tiêu dư nợ có chiều hướng tăng trưởng rõ rệt, đặc biệt Chi nhánh mở mới được mảng kinh doanh KHDN FDI. Đến 30/6/2017, dư nợ khối KHDN hoàn thành 100% kế hoạch năm được NHCT VN giao

- Sự chuyển dịch hoàn toàn trong tư duy kinh doanh và khai thác khách hàng từ khối KHDN, theo đó, sự chủ động, tích cực của từng cán bộ là nền tảng dài hạn cho hoạt động mở rộng, khai thác khách hàng hiện hữu cũng như khách hàng mới.

- Khối bán lẻ được “cải tổ”, bắt đầu định hình được cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh, tăng cường huy động vốn, cấp tín dụng với “khẩu vị” dần sát với chuẩn mực của hệ thống.

- Chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro, đặc biệt quản lý rủi ro hoạt động; nâng cao ý thức tuân thủ của cán bộ nhân viên; bước đầu đã có những tín hiệu tích cực, số lỗi KPI tuân thủ được giảm thấp, cải thiện nhiều so đầu năm và quý 1.

- Tập trung chỉnh trang cải thiện bộ mặt, hình ảnh giao dịch tại Chi nhánh; nâng cao độ hài lòng của khách hàng đồng thời xây dựng môi trường làm việc tích cực cho cán bộ nhân viên.

- Tập trung công tác đào tạo đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên về năng lực lãnh đạo, năng lực cốt lõi.

- Hoạt động kinh doanh có hiệu quả thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận bình quân đầu người ở mức cao

Bảng 2.1 Kết quả và so sánh một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh quan trọng năm 2015-2017 (Dơn vị tính: tỷ đồng) Chỉ tiêu Thực hiện năm 2015 Thực hiện năm 2016 Thực hiện năm 2017 So sánh 2016 và 2015 So sánh 2017 và 2016 +/- % +/- % Tổng nguồn vốn (tỷ đồng) 3,182.00 3,334.00 3,204.40 152.0 4.78% -129.6 -4.04%

Tiền gửi khối KHDN 618.00 530.00 563.00 -88.0 -14.24% 33.0 5.86%

Tiền gửi khối bán lẻ 1,516.00 1,812.00 2,100.00 296.0 19.53% 288.0 13.71%

Tiền gửi khác 1,048.00 992.00 541.40 -56.0 -5.34% -450.6 -83.23%

Dư nợ cho vay nền kinh tế (tỷ đồng) 8,522.00 9,121.00 11,141.00 599.0 7.03% 2,020.0 18.13%

Dư nợ khách hàng doanh nghiệp lớn 2,999.00 3,161.00 4,008.00 162.0 5.40% 847.0 21.13%

Dư nợ khách hàng doanh nghiệp vừa và

nhỏ 1,043.00 1,128.00 1,896.00 85.0 8.15% 768.0 40.51%

Dư nợ khách hàng doanh nghiệp FDI 288.00 288.0 100.00%

Dư nợ khách hàng siêu vi mô 177.00 188.00 233.00 11.0 6.21% 45.0 19.31%

Dư nợ khách hàng cá nhân 4,303.00 4,644.00 4,716.00 341.0 7.92% 72.0 1.53%

Tổng thu dịch vụ ngân hàng (trđ) 16,600.00 17,434.00 19,825.00 834.0 5.02% 2,391.0 12.06%

Thu dịch vụ bình quân đầu người (trđ) 114.26 105.02 105.17 -9.2 -8.09% 0.2 0.14% Tổng lợi nhuận (trd) 187.273,00 252.649,00 249.149,00 65.376,0 34,91% -3.500,0 -1,40%

Lợi nhuận bình quân đầu người (trđ) 1,318.83 1,522.00 1,322.00 203.2 15.41% -200.0 -15.13%

Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại

(ngàn USD) 165,000.00 245,000.00 554,000.00 80,000.0 48.48% 309,000.0 55.78%

Tổng số thẻ ATM phát hành 12,643.00 14,355.00 19,413.00 1,712.0 13.54% 5,058.0 26.05%

Doanh số thanh toán lũy kế (tỷ đồng) 118.80 78.00 43.00 -40.8 -34.34% -35.0 -81.40%

Doanh số bán bảo hiểm (trđ) 13,870.00 13,179.00 8,833.00 -691.0 -4.98% -4,346.0 -49.20% (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016, 2017)

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2016 là 3.334 tỷ đồng, tăng 192 tỷ đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng 6,1% so với năm trước; đạt 92,9% kế hoạch năm 2016 được Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao. Tổng nguồn vốn năm 2017 là 3.204,4 tỷ đồng (trong đó :tiền gửi VNĐ là 3.036 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94,75% tổng nguồn vốn, tiền gửi ngoại tệ quy VNĐ là 168 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,25%) giảm 129,6 tỷ đồng so với năm 2016, chủ yếu là do giảm nguồn tiền gửi từ SCIC 70 tỷ đồng, và giảm nguồn chia sẻ từ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, trong khi tiền gửi huy động được từ khối bán lẻ lại tăng đáng kể 13,71% (tương đương 288 tỷ đồng), chi nhánh đã tiếp cận và mở rộng được mạng lưới huy động vốn trong dân cư, giảm bớt phụ thuộc vào nguồn vốn từ Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước SCIC.

Trong năm 2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ chậm, thấp hơn mức tăng trưởng bình quân trên địa bàn tỉnh, cá biệt quý 3 sụt giảm dư nợ so 6 tháng đầu năm trên cả 2 khối khách hàng doanh nghiệp và bán lẻ; làm sụt giảm thị phần dư nợ; mức độ hoàn thành kế hoạch năm thấp. Mặc dù vậy, kết quả tổng dư nợ cho vay của năm 2016 tăng 599 tỷ đồng (tương ứng mức tăng 7,03%) so với năm 2015 đạt 9.121 tỷ. Năm 2017, khối doanh nghiệp đã có những dấu ấn lớn trong tăng trưởng dư nợ và mở mới được phân khúc KHDN FDI cũng như phát triển số lượng khách hàng khối KHDN; tuy nhiên khối bán lẻ trong quá trình cải tổ có sụt giảm dư nợ - đồng thời làm sụt giảm số lượng khách hàng hiện hữu khối bán lẻ; làm sụt giảm nhẹ thị phần dư nợ. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2017 là 11.141 tỷ đồng (vay VNĐ: 10.427 tỷ đồng, vay ngoại tệ quy VNĐ: 715 tỷ đồng), tăng 2.020 tỷ đồng so năm 2016, tỷ lệ tăng: 18,13%, hoàn thành 99,53% kế hoạch năm 2017. Trong đó, dư nợ ngắn hạn là 6.114 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,87% tổng dư nợ; tăng 174 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng: 2,92%; Dư nợ trung dài hạn là 5.027 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,13% tổng dư nợ, tăng 1.374 tỷ đồng so đầu năm, tỷ lệ tăng: 37,61%. Năm 2017, Chi nhánh tiếp tục củng cố và kiểm soát chất lượng tín dụng; nợ có vấn đề có tăng so năm trước về số lượng khách hàng và số dư đối với khối khách hàng bán lẻ, chủ yếu đến từ khó khăn của ngành tiêu: dịch bệnh tại địa bàn Chư pưh, Chư Sê, Chuprông và tiêu giảm giá.

Về phí dịch vụ, trong năm 2016, Chi nhánh có nhiều nỗ lực trong thực hiện kế hoạch thu phí dịch vụ; tuy nhiên doanh thu phí dịch vụ còn thấp trên cả các khối khách hàng và các mặt nghiệp vụ.

Doanh thu phí dịch vụ trong năm: 17.434 triệu đồng; tăng 834 triệu đồng so năm 2015, tỷ lệ tăng: 5,02%; đạt 75,8% kế hoạch được giao năm 2016. Trong đó:

-Phí dịch vụ khối KHDN đến 31/12/2016: 1.433 triệu đồng, tỷ trọng: 8,21% tổng phí; hoàn thành 46% kế hoạch năm.

-Phí dịch vụ khối bán lẻ đến 31/12/2016: 16.001 triệu đồng, tỷ trọng: 91,79% tổng phí; hoàn thành 80,55% kế hoạch năm

Doanh số thu phí dịch vụ bình quân đầu người: 105,02 triệu đồng/ người, giảm 9 triệu đồng so với năm 2015, tỷ lệ giảm: 8,1%

Tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập: 1,51%, giảm 0,1 điểm so với năm 2015 (1,61%).

Doanh thu phí dịch vụ trong năm: 19.825 triệu đồng; tăng 2.391 triệu đồng so năm 2016, tỷ lệ tăng: 12,06%; đạt 88% kế hoạch được giao năm 2017. Trong đó:

Doanh số thu phí dịch vụ bình quân đầu người: 105,17 triệu đồng/người, tăng không đáng kể so 2016 (105,02 triệu đồng/người)

Tỷ trọng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập: 1,41%, giảm 0,1 điểm so với năm 2016 (1,51%).

Về tổng lợi nhuận, năm 2016 tổng lợi nhuận ròng bao gồm thu xử lý rủi ro là: 252.649 triệu đồng; tăng 65.376 triệu đồng so năm 2015, tỷ lệ tăng: 34,9%. Tổng lợi nhuận năm 2017 là 249.149 triệu đồng, giảm 3.500 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tỷ lệ 1,4%.

Bảng 2.2: Số liệu chi phí tổng quát của Vietinbank chi nhánh Gia Lai năm 2015- 2017

(đơn vị: đồng)

STT Các chỉ tiêu chi phí 2015 2016 2017 So sánh 2016 và 2015 So sánh 2017 và 2016

+/- % +/- %

1

Chi phí lãi tiền gửi, đi

vay và huy động 112.064.254.146 126.953.818.325 133.775.101.098 14.889.564.179 13,29% 6.821.282.773 5,37%

2

Chi phí khác cho hoạt

động tín dụng 31.022.415 22.643.333 - -8.379.082 -27,01% -22.643.333 -100,00%

3

Chi phí hoạt động dịch

vụ 3.591.288.131 3.379.013.813 3.702.291.603 -212.274.318 -5,91% 323.277.790 9,57%

4

Chi phí hoạt động kinh

doanh khác 60.028.794.663 18.297.059.304 7.770.284.465 -41.731.735.359 -69,52% -10.526.774.839 -57,53% 5 Chi dự phòng rủi ro 22.822.681.145 12.176.488.319 14.968.962.642 -10.646.192.826 -46,65% 2.792.474.323 22,93% 6 Chi phí hoạt động 65.925.085.202 91.637.420.803 103.810.331.590 25.712.335.601 39,00% 12.172.910.787 13,28%

7

Chi nộp thuế và các

khoản phí, lệ phí 215.730.330 96.965.673 143.636.711 -118.764.657 -55,05% 46.671.038 48,13% 8 Chi điều tiết nội bộ 505.652.900.106 656.880.413.323 708.202.160.989 151.227.513.217 29,91% 51.321.747.666 7,81% 9 Chi phí khác 50.508.805.485 22.542.669.473 144.013.543.845 -27.966.136.012 -55,37% 121.470.874.372 538,85%

Tổng chi 820.840.561.623 931.986.492.366 1.116.386.312.943 111.145.930.743 13,54% 184.399.820.577 19,79%

Tổng chi phí của năm 2016 là 931.986 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 111.146 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 11,93%. Tổng chi phí năm 2017 là 1.116.386 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 16,52% tương ứng 184.400 triệu đồng.

Chỉ tiêu chi phí hoạt động dịch vụ năm 2016 giảm 212 triệu đồng so với năm 2015 là do chi phí vận chuyển, bốc xếp tiền giảm 154 triệu đồng và chi phí khai thác, mua thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia CIC giảm 155 triệu đồng. Nguyên nhân của sự cắt giảm các chỉ tiêu này là do chi nhánh đã áp dụng định mức chi phí cho các xe điều chuyển tiền, phối hợp với bộ phận tiền tệ kho quỹ trong việc điều chuyển tiền giữa các phòng giao dịch và phòng giao dịch với hội sở chi nhánh một cách hợp lý để tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, việc kiểm soát chặt chẽ trong việc khai thác, mua thông tin từ CIC cũng góp phần làm giảm chi phí của chi nhánh.

Chỉ tiêu chi phí hoạt động kinh doanh khác năm 2016 giảm 41 tỷ so với năm 2015, năm 2017 giảm 10 tỷ so với năm 2016 do có sự dịch chuyển trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Năm 2015 chi cho các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ tài chi nhánh là 59,8 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2016 chỉ giảm còn 18 tỷ đồng, năm 2017 giảm còn 7 tỷ đồng. Nguyên nhân là các sản phẩm dịch vụ tương lai hàng hóa đã thực hiện năm 2015 với các công ty mua bán nông sản không tiếp tục trong năm 2016, 2017 mà chuyển sang mua bán kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài.

Biểu đồ 2.1: Tổng quát các khoản mục chi phí trong giai đoạn 2015 – 2017

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Vietinbank Gia Lai năm 2015, 2016, 2017)

Tổng chi phí tăng dần qua các năm từ 2015 là 820 tỷ, đến 2016 tăng lên 932 tỷ và 2017 là 1.116 tỷ, cho thấy quy mô hoạt động của Vietinbank Gia Lai ngày càng được mở rộng và phát triển qua mỗi năm.

Chi phí lãi tiền gửi, đi vay và huy động năm 2016 tăng 14 tỷ đồng so với năm 2015, tương ứng tỷ lệ tăng 11,7%, năm 2017 chỉ tăng 6,8 tỷ đồng so với năm 2016 (tỷ lệ tăng 5%). Chi nhánh dần chuyển dịch thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư nhiều hơn so với những nguồn vốn truyền thống như Tổng công ty kinh doanh vốn nhà nước SCIC, từ đó tận dụng nguồn vốn giá rẻ hơn để giảm chi phí trả lãi tiền gửi. Trong năm 2016 và 2017 lãi suất huy động vốn được điều chỉnh giảm nhẹ đối với các kỳ hạn gửi ngắn, duy trì lãi suất đối với các kỳ hạn gửi trung và dài nhằm tìm kiếm nguồn vốn trung hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, khi lãi suất thị trường giảm, chi phí huy động của ngân hàng sẽ giảm nhanh hơn so với thu nhập lãi, kéo theo tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net Income Margin – NIM) tăng lên. Ngược lại, khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho NIM giảm. Vì vậy, mặc dù năm 2016 Chi nhánh huy động được nguồn vốn gia tăng 192 tỷ so với 2015 nhưng chỉ mất chi phí trả lãi tăng 14 tỷ đồng so với 2015 và năm 2017 giảm nhẹ nguồn vốn 129,6 tỷ đồng so với 2016 nhưng chi phí trả lãi vẫn được duy trì, tăng không đáng kể

Bảng 2.3: Bảng tỉ suất chi phí của Vietinbank chi nhánh Gia Lai năm 2015- 2017 (đơn vị tính: đồng) STT Các chỉ tiêu chi phí 2015 2016 2017 +/- % +/- % +/- % 1

Chi phí lãi tiền gửi, đi vay

và huy động 112.064.254.146 13,65% 126.953.818.325 13,62% 133.775.101.098 11,98%

2

Chi phí khác cho hoạt động

tín dụng 31.022.415 0,00% 22.643.333 0,00% - 0,00%

3 Chi phí hoạt động dịch vụ 3.591.288.131 0,44% 3.379.013.813 0,36% 3.702.291.603 0,33%

4

Chi phí hoạt động kinh

doanh khác 60.028.794.663 7,31% 18.297.059.304 1,96% 7.770.284.465 0,70% 5 Chi dự phòng rủi ro 22.822.681.145 2,78% 12.176.488.319 1,31% 14.968.962.642 1,34%

6 Chi phí hoạt động 65.925.085.202 8,03% 91.637.420.803 9,83% 103.810.331.590 9,30%

7

Chi nộp thuế và các khoản

phí, lệ phí 215.730.330 0,03% 96.965.673 0,01% 143.636.711 0,01%

8 Chi điều tiết nội bộ 505.652.900.106 61,60% 656.880.413.323 70,48% 708.202.160.989 63,44%

9 Chi phí khác 50.508.805.485 6,15% 22.542.669.473 2,42% 144.013.543.845 12,90%

Tổng chi 820.840.561.623 100% 931.986.492.366 100% 1.116.386.312.943 100%

Dựa vào bảng số liệu 2.4, nhận thấy tỷ suất chi phí của các chỉ tiêu trong giai đoạn 2015 – 2017 không có nhiều sự biến động lớn. Chi phí lãi tiền gửi, đi vay và huy động chiếm khoảng 13% trong năm 2015 và không thay đổi trong năm 2016, nhưng giảm xuống 11,98% trong năm 2017. Nguyên nhân là do nguồn huy động vốn từ tổ chức SCIC giảm mạnh trong năm 2017 kéo nguồn vốn huy động tiền gửi khác từ 1000 tỷ đồng giảm còn 541 tỷ, tuy nhiên chi nhánh lại tăng huy động giá rẻ từ khối bán lẻ vì vậy chi phí lãi tiền gửi, đi vay và huy động được cắt giảm đáng kể. Tỷ suất chi dự phòng rủi ro trong năm 2016 và 2017 cũng giảm mạnh so với 2015 do Vietinbank Gia Lai đã bán nợ được cho Công ty TNHH MTV quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) món nợ quá hạn của Công ty TNHH MTV Nguyên Phúc Gia Lai số tiền 14 tỷ trong năm 2016 mà món nợ này đã được trích dự phòng rủi ro trong năm 2015.

Những chỉ tiêu có tỷ suất chi phí thay đổi lớn là chi phí hoạt động kinh doanh khác năm 2015 chiến 7,31%, năm 2016 giảm còn 1,96%, năm 2017 là 0,7% do giảm chi phí về các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ từ 59,8 tỷ đồng (năm 2015) xuống 18,15 tỷ đồng (năm 2016) và 7,16 tỷ đồng (năm 2017). Ảnh hưởng đến thu từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ năm 2015 là 14,958 tỷ đồng giảm còn 9,287 tỷ năm 2016 và 5,496 tỷ năm 2017. Nguyên nhân của việc giảm nguồn thu này là do khách hàng là các công ty nông sản có các hợp đồng tương lai hàng hóa giá trị lớn trong năm 2015 không tiếp tục thực hiện các dịch vụ này trong năm 2016, 2017.

Bên cạnh các chỉ tiêu chi phí tài chính, Vietinbank CN Gia Lai còn chú trọng đến các chi phí phi tài chính trong giai đoạn 2015 – 2017. Tổng số tiền Vietinbank CN Gia Lai đã tài trợ được là 29.420 triệu đồng, trong đó 15,120 triệu đồng là từ nguồn chi phí của Chi nhánh, 14,300 triệu đồng từ nguồn quỹ phúc lợi theo các chương trình tài trợ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi phí tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)