TÌNH HÌNH SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng tại việt nam (Trang 39 - 43)

7. Tóm lược nội dung các chương 11 

2.1. TÌNH HÌNH SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI TẠI VIỆT NAM TRONG THỜ

GIAN QUA

Nếu như hoạt động M&A đã diễn ra từ khá lâu trên thế giới, thì ở Việt Nam M&A được quan tâm kể từ khi ra đời Luật ngân hàng 1999, nhưng chỉ thực sự tăng nhanh về số lượng và giá trị giao dịch trong vài năm trở lại đây, nhất là từ khi nước ta tham gia WTO. Và với sự hỗ trợ của các công cụ hàng lang pháp lý của nhà nước trong việc tái cơ cấu trị trường chứng khoán, tái cấu trúc bảo hiểm, tái cấu trúc ngân hàng thì số lượng các thương vụ M&A qua các năm có sự chuyển biến rõ rệt và cũng là xu hướng tất yếu của thị trường tài chính tại Việt Nam.

Hình 2.1 Các thương vụ M&A ở Việt Nam từ năm 2004 – 2013 (Nguồn: Tổng hợp từ thống kê IMAA và các Website)

Hình 2.1 cho thấy trước năm 2007, ở Việt Nam mỗi năm không quá 50 vụ M&A, với giá trị giao dịch năm cao nhất khoảng 650 triệu USD. Từ năm 2007 số thương vụ M&A gia tăng đến chóng mặt. Cụ thể, năm 2007 có 119 vụ với tổng giá trị thực hiện 1,72 tỷ USD.

Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng như Thế giới gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều đó đã ảnh hưởng ít nhiều đến thị trường

M&A của Việt Nam, một số giao dịch mua bán lớn và tốc độ cổ phần hóa chậm lại. Cụ thể, số thương vụ có tăng lên là 195 thương vụ, nhiều hơn 1,64 lần so với năm 2007 nhưng giá trị đã giảm gần 34,88% đạt 1,12 tỷ USD. Nguyên nhân là hầu hết các giao dịch mua bán lớn trong năm 2007 liên đới tới nhiều NHNN mới được cổ phần hoá.

Trong năm 2008, thị trường M&A vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, tiếp theo sau đó là các ngành trong lĩnh vực công như vận chuyển, cơ sở hạ tầng và ngành ô tô và linh kiện. Ngành truyền thông và giải trí cũng tăng trưởng trong năm 2008 chiếm 12% tổng các giao dịch mua bán, đặc biệt là ngành Quảng cáo, Tiếp thị và Internet.

Năm 2009, một xu hướng xuất hiện trong các tập đoàn đa ngành của Việt Nam chính là tái cơ cấu tổ chức, giảm đối thủ cạnh tranh nhỏ thông qua mua bán, sáp nhập và mở rộng hoạt động sang các ngành khác. Điều này đã dẫn đến một số lượng lớn các giao dịch diễn ra trong ngành công nghiệp, năng lượng và vật liệu. Trong năm 2009, ngành công nghiệp chiếm gần 1/4 tổng các giao dịch M&A tại Việt Nam, tăng 15% so với năm 2008. Đứng thứ 2 là ngành năng lượng với mức tăng từ 7% năm 2008 lên đến 17% trong năm 2009.

Năm 2010, sau hai năm chịu tác động của khủng hoảng, quá trình tái cấu trúc tại nhiều ngân hàng niêm yết đang diễn ra mạnh mẽ, nhằm tìm kiếm mô hình hoạt động tối ưu, và hoạt động M&A là một phần quan trọng của quá trình tái cấu trúc này. Hoạt động M&A trên thị trường chứng khoán đã nở rộ cả về số lượng lẫn hình thức, đạt 1,75 tỷ USD với 345 thương vụ so với mức 1,26 tỷ USD và 319 thương vụ của năm 2009. Các ngành như tài chính, ngân hàng, viễn thông, khai khoáng … mặc dù số thương vụ không nhiều, nhưng hầu hết là các thương vụ lớn nên đã đóng góp đáng kể vào giá trị thương vụ tại Việt Nam trong năm.

Năm 2011, dù kinh tế toàn cầu và các vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước hiện tại còn nhiều bất ổn nhưng các giao dịch M&A trong năm này tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển và nở rộ. Tuy không có sự tăng mạnh về số lượng các giao dịch M&A nhưng giá trị giao dịch thì ghi nhận sự tăng vọt so với năm 2010 đạt gần 4 tỷ USD.

Trong số các thương vụ M&A thực hiện trong năm 2011, các ngân hàng ngành hàng tiêu dùng, ngân hàng và bất động sản trở nên “đắt hàng” nhất. Bên cạnh ngành hàng tiêu dùng có giá trị lớn nhất, trên 1 tỷ USD, các thương vụ M&A liên quan đến các ngân hàng, tổ chức tài chính quốc tế (IFC) - NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), IFC - NHTMCP An Bình (ABBank); và các thương vụ công ty chứng khoán gồm: SBI Securities - CTCP CK FPT (FPTS), NHTMCP Hàng Hải (Maritime Bank) - Standard Securities,... đã tạo nên sự sôi động nhất trong ngành tài chính của Việt Nam. Có khoảng trên dưới 20 ngân hàng trong số 40 NHTMCP có vốn điều lệ chỉ xấp xỉ mức vốn pháp định thì đây chính là thời điểm để thị trường ngành ngân hàng Việt Nam cơ cấu lại và có những điều chỉnh hợp lý để hoạt động ổn định, an toàn và phát triển hơn. Các giao dịch thống kê được trong năm 2011 cho thấy tổng giá trị các thương vụ đạt khoảng 4,7 tỷ USD.

Nhìn lại năm 2012 với 362 thương vụ M&A và tổng giá trị đạt được là 4,2 tỷ USD và năm 2013 với 293 thương vụ M&A với giá trị đạt được 2,23 tỷ USD. Hoạt động M&A trong thời gian này đã có lộ trình cụ thể với các đề án cơ cấu lại các thị trường như: (i) Tái cấu trúc thị trường chứng khoán, (ii) Tái cơ cấu bảo hiểm; (iii) Tái cơ cấu hệ thống các TCTD [Xem phụ lục 3 (tr.90)].

Trong số các thương vụ M&A thực hiện trong năm 2012 - 2013, các ngân hàng ngành hàng tiêu dùng, ngân hàng và bất động sản trở nên “đắt hàng” nhất. Các thương vụ M&A liên quan đến HabuBank và SHB, NHTMCP Phương Tây (Western Bank) và PVFC với mức điều lệ 9.000 tỷ đồng, NHTMCP phát triển TP.HCM (HDBank) và NHTMCP Đại Á (DaiABank) với 8.100 tỷ vốn điều lệ và tổng tài sản 77.244 tỷ đồng.

Hình 2.2 cho thấy so với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thì tình hình M&A của các DN Việt Nam chiếm đa số với hơn 50% thương vụ so với thì trường này. Con số này cho thấy hoạt động M&A diễn ra sôi động tại thị trường Việt Nam mặc dù với quy mô từng thương vụ không lớn và giao động với từ 2 - 5 triệu USD, một số ít giao động từ 10 - 30 triệu USD.

Hình 2.2 Các thương vụ M&A trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2004 – 2013 (Nguồn: Tổng hợp từ thống kê IMAA và các Website)

Hiện tại, có đến 29 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 468,98 triệu USD, chiếm 30,5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 264,55 triệu USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư; Nhật Bản đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 263,36 triệu USD, chiếm 17,1% tổng vốn đầu tư.

Các quốc gia chiếm ưu thế trong các thương vụ M&A ở Việt Nam phải kể đến là Nhật Bản, Mỹ và Singapore. Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu trong việc tham gia vào các thương vụ M&A tại Việt Nam.

Theo thống kê, Nhật Bản đứng đầu các quốc gia có DN thực hiện M&A vào Việt Nam, xét cả về số lượng và giá trị. Chỉ tính riêng trong hai năm 2011 - 2012, các tập đoàn từ Nhật Bản có đóng góp nhiều nhất vào dòng tiền M&A cho thị trường Việt Nam, với tổng giá trị thương vụ lên đến 1,5 tỷ USD. Nhà đầu tư Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư mạnh vào hai ngành hàng tiêu dùng và tài chính. Đây là hai lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh trong những năm gần đây và cũng là mục tiêu đầu tư của nhiều định chế tài chính nước ngoài. Các thương vụ được nói đến nhiều nhất là Mizuho trở thành đối tác chiến lược của NHTMCP Ngoại thương

Việt Nam (Vietcombank), hay thương vụ Unicharm mua 95% cổ phần của Diana, Sumitomo mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt và UFJ Mitsubishi mua cổ phần của VietinBank... đều là những thương vụ rất lớn, thu hút sự quan tâm của dư luận.

Hiện tại các DN Nhật đang chịu sức cạnh tranh rất lớn từ các DN đến từ phương Tây, Hàn Quốc và Trung Quốc. Chính yếu tố cạnh tranh này sẽ là động lực thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư của các DN Nhật Bản. Đây là cơ sở chắc chắn khiến hoạt động M&A giữa DN Việt Nam và Nhật Bản bùng nổ trong thời gian tới. Cho đến nay, chưa có một thống kê nào cho thấy chính xác số thương vụ cụ thể diễn ra ở từng ngành nghề nhưng điểm lại các thương vụ từ năm 2005 đến năm 2013 có thể thấy, Việt Nam không đứng ngoài xu hướng M&A của các nước trên thế giới khi lĩnh vực dịch vụ Tài chính, Ngân hàng là lĩnh vực có hoạt động M&A diễn ra sôi động nhất, kế đến là lĩnh vực hàng tiêu dùng, dệt may và bán lẻ; lĩnh vực địa ốc, năng lượng và công nghệ thông tin cũng nằm trong danh mục của các công ty mục tiêu; những lĩnh vực ít được quan tâm bao gồm sản xuất ô tô, dịch vụ giải trí, công nghiệp nặng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng tại việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)