Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường công tác bảo vệ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây lim xanh (erythrophleum fordii oliv ) tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 89 - 120)

4.4.3.1. Nâng cao năng lực quản lý

- Bổ sung thêm cán bộ chuyên môn về bảo tồn, tăng cường lực lượng kiểm lâm và đầu tư trang bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, tăng cường phối hợp giữa tất cả các chốt chặn, tăng cường các đợt tuần tra, kiểm soát, truy quét.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và học hỏi kinh nghiệm của các Khu bảo tồn các Vườn quốc gia trong nước cũng như nước ngoài.

- Cán bộ Khu bảo tồn luôn sâu sát với quần chúng nhân dân địa phương, nắm rõ tâm tư nguyện vọng của người dân để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

4.4.3.2. Tăng cường công tác bảo vệ rừng

- Rà soát, cũng cố lực lượng quản lý bảo vệ rừng và tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra rừng, chốt chặn các khu vực, điểm nóng để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng của Khu bảo tồn.

- Tổ chức phối hợp với chính quyền địa phương, Kiểm lâm địa bàn tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân vùng đệm.

- Tiến hành đóng bảng, biển cấm ranh giới của Khu BTTN, đặc biệt tại vùng giáp ranh các địa phương, để có cơ sở ngăn chặn các hành vi tranh chấp, xâm lấn, xâm hại đến tài nguyên rừng của Khu BTTN.

- Tiếp tục triển khai khoán bảo vệ rừng cho các cộng đồng thôn từ nguồn chi trả dịch vụ môi trường rừng những năm tiếp theo khi người dân có nhu cầu và thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng.

- Phối hợp với Công an huyện, Hạt kiểm lâm huyện, UBND xã tiếp tục điều tra xác minh các đối tượng lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy để đưa ra xử lý đúng quy định của Pháp luật nhằm có hình thức giáo dục, răn đe.

4.4.3.3. Giảm thiểu tác động tiêu cực nhằm phục hồi loài Lim xanh trong Khu BTTN Đakrông

- Tiếp tục rà soát diện tích đất canh tác của người dân nằm trong Khu BTTN giao về cho chính quyền địa phương để xây dựng biện pháp quản lý rừng có hiệu quả hơn.

- Lực lượng Kiểm lâm Khu bảo tồn tăng cường tham mưu cho Ban quản lý chủ động lập kế hoạch, xác định rõ thời điểm, địa điểm thường xảy ra vi phạm phá rừng.

- Chính sách ưu đãi cho người dân vay vốn làm ăn, hỗ trợ cây con giống, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật.

- Mở các trung tâm dạy nghề cho các thanh thiếu niên, phát triển các ngành nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm.

- Tuyên truyền, giáo dục cho người dân về lợi ích của đa dạng sinh học và các lợi ích từ rừng.

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Một số chỉ tiêu về nhân tố điều tra lâm phần có Lim xanh phân bố

Dựa vào tiêu chuẩn phân loại rừng của Loetschau thì đối tượng trong nghiên cứu này có 3 trạng thái rừng là IIB, IIIA1 và IIIA2.

Mật độ cây ở các trạng thái rừng dao động từ 620 cây/ha cây đến 780 cây/ha. Đường kính trung bình dao động từ 13,74 cm đến 18,89 cm, chiều cao trung bình nằm trong khoảng từ 8,15 m đến 11,76 m, tổng tiết diện ngang lâm phần từ 10,04 m2/ha đến 16,03 m2/ha và trữ lượng biến động từ 61,47 m3/ha đến 150,42 m3

/ha.

1.2. Xác định được đặc điểm cấu trúc lâm phần và quan hệ sinh thái loài Lim xanh với các loài khác trong tổ thành

a) Cấu trúc tổ thành lâm phần có Lim xanh

Trạng thái IIB: số loài trong lâm phần biến động từ 34 đến 52 loài, số loài xuất hiện trong công thức tổ thành (CTTT) chỉ có từ 8 loài (OTC 7) đến 13 loài (OTC 2), tuy nhiên, Lim xanh chỉ xuất hiện trong CTTT của 4 OTC là OTC 1 (IV% = 3,4%), OTC 5 (3,7%), OTC 6 (3,4%) và OTC 7 (10,1%). Một số loài luôn xuất hiện trong các OTC như Trâm trắng, Lòng mang, Máu chó lá nhỏ.

Trạng thái IIIA1: số loài trong lâm phần biến động từ 34 đến 40 loài, số loài xuất hiện trong công thức tổ thành (CTTT) chỉ có từ 10 (OTC 9) loài đến 13 loài (OTC 10, OTC 12), tuy nhiên, Lim xanh chỉ xuất hiện trong CTTT của 1 OTC là OTC 9 (IV% = 4,9%). Một số loài luôn xuất hiện trong các OTC của trạng thái IIIA1 như Trâm trắng, Máu chó lá nhỏ, Nang, Trâm vỏ đỏ.

Trạng thái IIIA2: số loài trong lâm phần biến động từ 34 đến 40 loài, số loài xuất hiện trong công thức tổ thành (CTTT) chỉ có từ 7 (OTC 16) loài đến 14 loài (OTC 14), tuy nhiên, Lim xanh chỉ xuất hiện trong CTTT của 2 OTC là OTC 13 (IV% = 4,4%) và OTC 14 (3,8%). Một số loài luôn xuất hiện trong các OTC của trạng thái IIIA1 như Trâm trắng, Máu chó lá nhỏ, Bưởi bung.

b) Quan hệ sinh thái loài Lim xanh với các loài khác trong cấu trúc tổ thành rừng

Ở trạng thái rừng IIB: loài Loài Lim xanh có quan hệ ngẫu nhiên với các loài Máu chó lá nhỏ, Sp, Dẻ trắng, Nhọc đen và Mít nài; có quan hệ tương hỗ với hai loài cây là Trâm trắng và Ngát lông, và có quan hệ bài xích với hai loài cây là Lòng mang và Bời lời vòng.

Với trạng thái IIIA1: loài Loài Lim xanh có quan hệ ngẫu nhiên với các loài Máu chó lá nhỏ, Trâm vỏ đỏ, Bộp vàng, Nang, Ngát lông, Mít nài, Xương Cá và Săng mây; có quan hệ tương hỗ với hai loài cây là Trâm trắng và Ngát lông. Với trạng thái IIIA2: loài Loài Lim xanh có quan hệ ngẫu nhiên với các loài Xoài rừng, Dẻ cau, Rè vàng, Chân chim, Bưởi bung và Hột; có quan hệ tương hỗ với loài cây là Trâm trắng.

c) Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lâm phần và của loài Lim xanh

Cả ba trạng thái rừng IIB, IIIA1 và IIIA2 đều có phân bố số cây theo cỡ đường kính có dạng giảm khi cỡ đường kính tăng lên.

Phân bố N/D của loài cây Lim xanh ở trạng thái IIB có phân bố không đồng đều, Lim xanh xuất hiện nhiều cây có cấp kính 12 cm, 16 cm, 20 cm và 24 cm với mật độ dao động chỉ từ 5 tới 10 cây/ha.

Phân bố Lim xanh ở các OTC trong trạng thái IIIA1 và trạng thái IIIA2 là phân bố rời rạc, có tính ngẫu nhiên, mật độ cây chỉ chiếm từ 5 đến 10 cây/ha.

d) Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lâm phần và của loài Lim xanh

Phân bố số cây theo cỡ chiều cao của lâm phần có loài Lim xanh phân bố ở ba trạng thái IIB, IIIA1 và IIIA2 có dạng một đỉnh hoặc hai đỉnh lệch trái. Phần lớn số cây của các trạng thái rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đăkrông nằm ở cấp chiều cao từ 7 m – 11 m,

Phân bố N/H của loài Lim xanh cũng tương tự như phân bố N/D là phân bố rời rạc, có tính ngẫu nhiên. Mật độ loài Lim xanh cũng chỉ chiếm từ 5 đến 15 cây/ha. Số cây tập trung nhiều ở cỡ chiều cao như 9 m, 11 m, 13 m và 15 m.

1.3. Xác định được đặc điểm tái sinh của loài Lim xanh

a) Tổ thành và mật độ cây tái sinh

Trạng thái IIB: số loài cây tái sinh dao động từ 10 đến 19 loài, số loài tham gia vào CTTT từ 4 đến 8 loài. Những loài cây tái sinh chiếm tỉ lệ cao trong tổ thành loài như Nang, Bộp vàng, Máu chó lá nhỏ, Nhọc đen, Trâm trắng, Khổng, Bứa vàng, Lim xẹt, Lòng mang, Xoan đào, Bách bệnh, Lim xẹt. Tuy nhiên, trong CTTT của cả 8 OTC đều không xuất hiện loài cây Lim xanh

Trạng thái IIIA1 có số loài cây tái sinh từ 15 đến 17 loài, số loài tham gia vào CTTT từ 6 đến 12 loài. Những loài cây tái sinh chiếm tỉ lệ cao trong tổ thành loài như Trâm trắng, Nhọc đen, Cò ke, Máu chó lá nhỏ, Mít nài, Bứa vàng và Lòng mang. Trong CTTT của 4 OTC đều không xuất hiện loài cây Lim xanh.

Trạng thái IIIA2 có số loài cây tái sinh biến động từ 14 đến 16 loài, số loài tham gia vào CTTT từ 4 đến 6 loài. Những loài cây tái sinh chiếm tỉ lệ cao trong tổ thành loài như Lòng mang, Bứa vàng, Chua lũy, Chân chim, Trâm trắng, Dẻ cau, Dền, Nhọc đen, Nang, Huỷnh, Ràng ràng xanh. Trong CTTT của 4 OTC đều không xuất hiện loài cây Lim xanh.

b) Mật độ, chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh

Mật độ cây tái sinh ở trạng thái IIIA2 là lớn nhất (7.550 cây/ha), tiếp theo là trạng thái IIIA1 (7.450 cây/ha) và thấp nhất là trạng thái IIB (5.213 cây/ha). Mật độ cây tái sinh của loài Lim xanh dao động từ 50 cây/ha đến 100 cây/ha, trong đó trạng thái IIIA1 có nhiều cây tái sinh của loài Lim xanh nhất (100 cây/ha), hai trạng thái còn lại đều có 50 cây Lim xanh/ha.

Số cây tái sinh có chất lượng tốt ở cả ba trạng thái rừng IIB, IIIA1 và IIIA2 chiếm nhiều nhất với số cây tái sinh lần lượt là 2.838 cây/ha, 4.925 cây/ha và 4.225 cây/ha và số cây tái sinh có chất lượng xấu chiếm ít nhất với số lượng cây tái sinh của ba trạng thái rừng IIB, IIIA1 và IIIA2 là 738 cây/ha, 575 cây/ha, 675 cây/ha. Trong đó, số cây tái sinh của loài Lim xanh có chất lượng tốt cũng chiếm nhiều nhất và không có cây nào có chất lượng xấu.

Ở cả ba trạng thái, cây tái sinh phần lớn là có nguồn gốc từ hạt. Tuy nhiên, ở cả ba trạng thái rừng, cây tái sinh loài Lim xanh có số lượng cây ở cả hai nguồn gốc chồi và hạt là như nhau.

c) Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Số lượng cây tái sinh có triển vọng của lâm phần ở hai trạng thái là IIIA1 và IIIA2 (4.700 cây/ha) cao hơn so với trạng thái IIB (2.938 cây/ha). Cây tái sinh của loài Lim xanh chủ yếu có chiều cao < 1 m với số lượng cây chỉ chiếm từ 25 cây/ha đến 75 cây/ha.

d) Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi

Đối với lớp cây bụi thường xuất hiện các loài như Trọng đũa, Đắng cảy, Ba gạc, Mua, Cơm nếp, Đom đóm, Dớn đen, Dây xanh, Cỏ lào, với chiều cao trung bình từ 1,03 m đến 1,51 m, độ che phủ bình quân từ 32,6% đến 48,3%.

Lớp thảm tươi thường xuất hiện các loài như Cỏ ba cạnh, Dương xỉ, Chít, Dây xanh, Gắm, Cỏ tre, Cỏ gà, với chiều cao bình quân từ 0,32 m đến 0,51 m, độ che phủ bình quân từ 25,4% đến 32,2%.

Độ che phủ của cây bụi thảm tươi ở khu vực nghiên cứu không có ảnh hưởng rõ rệt tới số lượng và chất lượng cây tái sinh nói chung và cây tái sinh loài Lim xanh nói riêng.

e) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh tới sinh trưởng chiều cao loài Lim xanh tái sinh tự nhiên

Loài cây Lim xanh sinh trưởng thuận lợi nhất ở độ tàn che thực bì nằm trong khoảng 15-30%, độ dốc 8-150

và vị trí chân đồi, sinh trưởng về chiều cao vút ngọn (Hvn) thuận lợi nhất ở độ tàn che thực bì nằm trong khoảng 45- 65%, độ dốc 15-200. Vị trí tương đối địa hình chưa có ảnh hưởng rõ ràng đến sinh trưởng đường kính gốc và chiều cao vút ngọn.

Tuy nhiên, độ cao so với mặt nước biển tại khu vực nghiên cứu (từu 300 m đến 700 m) vẫn chưa ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng và chất lượng cây

tái sinh vì sự biến đổi của các yếu tố khí hậu theo độ cao là chưa rõ

Ở độ tàn che 0,45 và 0,56 có xuất hiện những cây Lim xanh tái sinh có triển vọng với chiều cao từ 1,0 m đến 3,0 m, còn ở độ tàn che 0,67 chỉ có Lim xanh tái sinh có chiều cao < 1,0 m. Như vậy, cây tái sinh nhỏ phân bố nhiều ở những nơi có độ tàn che từ 0,45 đến 0,56, cây tái sinh có chiều cao cao cũng phân bố nhiều ở độ tàn che này.

1.4. Đề xuất được một số giải pháp bảo tồn loài Lim xanh ở khu Bảo tồn thiên nhiên ĐaKrông

a) Điều chỉnh cấu trúc N/D1.3 và N/HVN

Cá thể loài Lim xanh có cấu trúc N/D1.3 và N/HVN chưa ổn định, thiếu hụt lớp cây non và kế cận, do đó có nguy cơ quần thể Lim xanh sẽ già cỗi và tuyệt chủng ở đây. Do vậy cần có sự điều tiết cấu trúc lâm phần thích hợp để thúc đẩy sinh trưởng, phát triển của loài bảo tồn như tỉa thưa, loại bỏ những cây có giá trị kém, cong queo, sâu bệnh ở cấp kính nhỏ, chiều cao thấp ở lâm phần có Lim xanh phân bố để tạo điều kiện thuận lợi về ánh sáng, dinh dưỡng, …

b) Xúc tiến tái sinh tự nhiên và trồng dặm Lim xanh vào vùng phân bố thích hợp

Cần quy hoạch những vùng thích hợp để xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có thể trồng dặm theo các tiêu chí như ưu hợp, độ cao. Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu mối quan hệ sinh thái loài cho thấy loài Lim xanh có quan hệ sinh thái tương hỗ với loài Trâm trắng và Ngát lông, do đó lâm phần có phân bố Trâm trắng hoạc Ngát lông sẽ là chỉ thị để có thể xúc tiến tái sinh hoặc trồng dặm Lim xanh.

c) Nâng cao năng lực quản lý và tăng cường công tác bảo vệ rừng

Bổ sung thêm cán bộ chuyên môn về bảo tồn, tăng cường lực lượng kiểm lâm và đầu tư trang bị kỹ thuật, công cụ hỗ trợ. Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc, tăng cường phối hợp giữa tất cả các chốt chặn, tăng cường

các đợt tuần tra, kiểm soát, truy quét. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực quản lý và học hỏi kinh nghiệm của các Khu bảo tồn các Vườn quốc gia trong nước cũng như nước ngoài. Tiến hành đóng bảng, biển cấm ranh giới của Khu BTTN, đặc biệt tại vùng giáp ranh các địa phương, để có cơ sở ngăn chặn các hành vi tranh chấp, xâm lấn, xâm hại đến tài nguyên rừng của Khu BTTN. Tiếp tục rà soát diện tích đất canh tác của người dân nằm trong Khu BTTN giao về cho chính quyền địa phương để xây dựng biện pháp quản lý rừng có hiệu quả hơn.

2. Tồn tại

- Chưa có thời gian theo dõi liên tục mùa ra hoa kết quả của cây mẹ nên chưa biết được khả năng gieo giống của cây mẹ hàng năm diễn ra như thế nào.

- Luận văn mới chỉ nghiên cứu định lượng được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của loài Lim xanh tái sinh tự nhiên như độ tàn che, độ cao so với mặt nước biển và ảnh hưởng của tầng cây bụi thảm tươi. Chưa định lượng được ảnh hưởng đất tới tái sinh tự nhiên của Lim xanh như ảnh hưởng của độ pH, hàm lượng đạm, hàm lượng P2O5, hàm lượng K2O.

3. Kiến nghị

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sửa dụng tham khảo trong các nghiên cứu tiếp theo với loài Lim xanh ở Khu bảo tồn thiên nhiên Đăkrông và ở nơi khác.

- Trong điều kiện đầy đủ hơn về kinh phí và thời gian, đề nghị tiếp tục nghiên cứu theo hướng tăng dung lượng mẫu điều tra, mở rộng vùng nghiên cứu, mở rộng phạm vi nghiên cứu để tăng mức độ tin cậy của các kết quả đã đạt được.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Baur G.N. (1964), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa, Vương Tấn Nhị dịch, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1976.

2. Phạm Văn Bốn, Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của cây Lim xanh (Erythrophloeum fordii oliv) tại Bình Phước, 2009, Phân viện Nghiên cứu Khoa học lâm nghiệp Nam Bộ.

3. Hoàng Chung (2006), “Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật”, Nxb. Giáo dục.

4. Đề tài “Nghiên cứu về đặc điểm phân bố của loài Lim xanh (Erythrophloeum fordii oliv) ở Vườn quốc gia Bên En”, 2011-2014. 5. Vũ Tiến Hinh – Phạm Ngọc giao (1997), Điềutra rừng, Nxb Nông

nghiệp, Hà Nội.

6. Vũ Tiến Hinh (2012), Phương pháp lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Phạm Xuân Hoàn (2002), Một số kết quả nghiên cứu phục hồi rừng bằng cây bản địa, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây lim xanh (erythrophleum fordii oliv ) tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 89 - 120)