Quan hệ sinh thái loài Lim xanh với các loài khác trong cấu trúc tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây lim xanh (erythrophleum fordii oliv ) tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 58 - 65)

thành rừng

Trong rừng hỗn giao nhiệt đới, các cây có giá trị IV% > 3% được xem là những loài đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành sinh thái rừng (Bảo Huy, 1997). Do vậy, luận văn chỉ chọn những loài có giá trị IV% > 3% để xem xét quan hệ sinh thái giữa chúng với Lim xanh và làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển các lâm phần hỗn giao có Lim xanh.

4.2.2.1. Ở trạng thái IIB

Trong 160 phân ô 100 m2 của 8 OTC ở trạng thái IIB cho thấy có 107 loài xuất hiện trong quần xã thực vật nhưng chỉ có 10 loài có giá trị IV% > 3% là Trâm trắng, Ngát lông, Lòng mang, Máu chó lá nhỏ, Sp, Dẻ trắng, Lim xanh, Nhọc đen, Bời lời vòng và Mít nài. Đây chính là những loài đóng vai trò quan trọng trong hình thành sinh thái rừng (Bảo Huy, 1997). Kết quả kiểm tra quan hệ sinh thái cho từng cặp loài ưu thế theo tiêu chuẩn χ2

và thông qua giá trị  được tổng hợp trong bảng 4.5 dưới đây.

Qua bảng 4.5 cho thấy, quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ưu thế như sau:

Giá trị χ2

tính được trong bảng 4.5 < χ205 tra bảng với bậc tự do k = 1, có nghĩa là loài Loài Lim xanh có quan hệ ngẫu nhiên với các loài Máu chó lá nhỏ, Sp, Dẻ trắng, Nhọc đen và Mít nài, điều này cho thấy sinh trưởng và phát triển của các loài cây này là tồn tạo tương đối độc lập với nhau. Vì vậy, việc lựa chọn những loài cây này để trồng hỗn giao là không ảnh hưởng đến sinh thái loài.

Giá trị χ2

tính được > χ205 tra bảng với bậc tự do k = 1, có nghĩa là Lim xanh có quan hệ với các loài cây Trâm trắng, Ngát lông, Lòng mang và Bời lời vòng. Bên cạnh đó, giá trị  tính được mà lớn hơn 0, nghĩa là Lim xanh có quan hệ tương hỗ với hai loài cây là Trâm trắng và Ngát lông, như vậy nên chọn hai loài cây này để trồng hỗn giao hoặc làm giàu rừng với loài Lim xanh. Giá trị  tính được mà nhỏ hơn 0, nghĩa là Lim xanh có quan hệ bài xích với hai loài cây là Lòng mang và Bời lời vòng, vì vậy hai loài cây này không nên được chọn để trồng hỗn giao hoặc làm giàu rừng với loài Lim xanh, cần loại trừ bớt sự cạnh tranh giữa chúng.

Bảng 4.5. Quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ƣu thế trong cấu trúc tổ thành rừng của trạng thái IIB TT Loài A (Lim xanh) Loài B n(A) (c) n(B) (b) n(AB) (a) n(AB)-

(d) P(A) P(B) P(AB)  2 Quan hệ

1 Lim xanh Trâm trắng 60 110 30 10 0.563 0.875 0.188 1.86 6.0 Tương hỗ 2 Lim xanh Ngát lông 60 103 30 10 0.563 0.831 0.188 1.51 5.8 Tương hỗ 3 Lim xanh Lòng mang 60 94 30 20 0.563 0.775 0.188 -1.20 4.0 Bài xích 4 Lim xanh Máu chó lá nhỏ 60 86 20 30 0.500 0.663 0.125 -0.87 3.8 Ngẫu nhiên

5 Lim xanh Sp 60 90 20 60 0.500 0.688 0.125 -0.94 1.8 Ngẫu nhiên

6 Lim xanh Dẻ trắng 60 84 10 50 0.438 0.588 0.063 -0.80 3.4 Ngẫu nhiên 7 Lim xanh Nhọc đen 60 79 10 70 0.438 0.556 0.063 -0.73 2.2 Ngẫu nhiên 8 Lim xanh Bời lời vòng 60 75 20 20 0.500 0.594 0.125 -0.70 4.7 Bài xích 9 Lim xanh Mít nài 60 60 30 50 0.563 0.563 0.188 -0.52 0.7 Ngẫu nhiên

4.2.2.2. Ở trạng thái IIIA1

Trong 80 phân ô 100 m2 của 4 OTC ở trạng thái IIIA1 cho thấy có 57 loài xuất hiện trong quần xã thực vật nhưng chỉ có 9 loài có giá trị IV% > 3% là Trâm trắng, Máu chó lá nhỏ, Trâm vỏ đỏ, Bộp vàng, Nang, Ngát lông, Mít nài, Xương cá và Săng mây. Đây chính là những loài đóng vai trò quan trọng trong hình thành sinh thái rừng. Kết quả kiểm tra quan hệ sinh thái cho từng cặp loài ưu thế của trạng thái IIIA1 theo tiêu chuẩn χ2

và thông qua giá trị  được tổng hợp trong bảng 4.6 dưới đây.

Qua bảng 4.6 cho thấy, quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ưu thế như sau:

Giá trị χ2

tính được trong bảng 4.6 < χ205 tra bảng với bậc tự do k = 1, có nghĩa là loài Loài Lim xanh có quan hệ ngẫu nhiên với các loài Máu chó lá nhỏ, Trâm vỏ đỏ, Bộp vàng, Nang, Ngát lông, Mít nài, Xương Cá và Săng mây, điều này cho thấy sinh trưởng và phát triển của các loài cây này là tồn tạo tương đối độc lập với nhau. Vì vậy, việc lựa chọn những loài cây này để trồng hỗn giao là không ảnh hưởng đến sinh thái loài.

Giá trị χ2

tính được > χ205 tra bảng với bậc tự do k = 1, có nghĩa là Lim xanh có quan hệ với các loài cây Trâm trắng, Ngát lông. Bên cạnh đó, giá trị  tính được mà lớn hơn 0, nghĩa là Lim xanh có quan hệ tương hỗ với hai loài cây là Trâm trắng và Ngát lông, như vậy nên chọn hai loài cây này để trồng hỗn giao hoặc làm giàu rừng với loài Lim xanh.

Bảng 4.6. Quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ƣu thế trong cấu trúc tổ thành rừng của trạng thái IIIA1

TT Loài A

(Lim xanh) Loài B

n(A) (c) n(B) (b) n(AB) (a) n(AB)-

(d) P(A) P(B) P(AB)   Quan hệ

1 Lim xanh Trâm trắng 10 32 36 16 0.575 0.850 0.450 -0.22 5.27 Tương hỗ 2 Lim xanh Máu chó lá nhỏ 10 26 42 20 0.650 0.850 0.525 -0.16 1.10 Ngẫu nhiên 3 Lim xanh Trâm vỏ đỏ 10 19 17 14 0.338 0.450 0.213 0.26 3.05 Ngẫu nhiên 4 Lim xanh Bộp vàng 10 22 19 22 0.363 0.513 0.238 0.22 2.37 Ngẫu nhiên

5 Lim xanh Nang 10 18 12 8 0.275 0.375 0.150 0.22 0.36 Ngẫu nhiên

6 Lim xanh Ngát lông 10 15 9 3 0.238 0.300 0.113 0.21 4.25 Tương hỗ 7 Lim xanh Mít nài 10 33 23 16 0.413 0.700 0.288 -0.01 3.01 Ngẫu nhiên 8 Lim xanh Xương cá 10 28 18 14 0.350 0.575 0.225 0.10 1.01 Ngẫu nhiên 9 Lim xanh Săng mây 10 21 11 7 0.263 0.400 0.138 0.15 2.88 Ngẫu nhiên

4.2.2.3. Ở trạng thái IIIA2

Trong 80 phân ô 100 m2 của 4 OTC ở trạng thái IIIA2 cho thấy có 98 loài xuất hiện trong quần xã thực vật nhưng chỉ có 7 loài có giá trị IV% > 3% là Trâm trắng, Xoài rừng, Dẻ cau, Rè vàng, Chân chim, Bưởi bung và Hột. Đây chính là những loài đóng vai trò quan trọng trong hình thành sinh thái rừng. Kết quả kiểm tra quan hệ sinh thái cho từng cặp loài ưu thế của trạng thái IIIA2 theo tiêu chuẩn χ2 và thông qua giá trị  được tổng hợp trong bảng 4.7 dưới đây.

Qua bảng 4.7 cho thấy, quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ưu thế như sau:

Giá trị χ2

tính được trong bảng 4.7 < χ205 tra bảng với bậc tự do k = 1, có nghĩa là loài Loài Lim xanh có quan hệ ngẫu nhiên với các loài Xoài rừng, Dẻ cau, Rè vàng, Chân chim, Bưởi bung và Hột, điều này cho thấy sinh trưởng và phát triển của các loài cây này là tồn tạo tương đối độc lập với nhau. Vì vậy, việc lựa chọn những loài cây này để trồng hỗn giao là không ảnh hưởng đến sinh thái loài.

Giá trị χ2

tính được > χ205 tra bảng với bậc tự do k = 1, có nghĩa là Lim xanh có quan hệ với loài cây Trâm trắng. Bên cạnh đó, giá trị  tính được mà lớn hơn 0, nghĩa là Lim xanh có quan hệ tương hỗ với loài cây là Trâm trắng, như vậy nên chọn loài cây này để trồng hỗn giao hoặc làm giàu rừng với loài Lim xanh.

Bảng 4.7. Quan hệ sinh thái giữa loài Lim xanh với các loài ƣu thế trong cấu trúc tổ thành rừng của trạng thái IIIA2

TT Loài A (Lim xanh) Loài B n(A) (c) n(B) (b) n(AB) (a) n(AB)-

(d) P(A) P(B) P(AB)   Quan hệ

1 Lim xanh Trâm trắng 22 42 18 25 0.500 0.750 0.225 0.69 5.47 Tương hỗ 2 Lim xanh Xoài rừng 22 35 12 16 0.425 0.588 0.150 -0.41 1.72 Ngẫu nhiên 3 Lim xanh Dẻ cau 22 27 15 12 0.463 0.525 0.188 -0.22 1.33 Ngẫu nhiên 4 Lim xanh Rè vàng 22 25 11 9 0.413 0.450 0.138 0.20 2.59 Ngẫu nhiên 5 Lim xanh Chân chim 22 19 9 11 0.388 0.350 0.113 -0.10 1.89 Ngẫu nhiên 6 Lim xanh Bưởi bung 22 16 6 12 0.350 0.275 0.075 0.10 2.13 Ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây lim xanh (erythrophleum fordii oliv ) tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)