a) Trạng thái IIB
Hình 4.1 cho thấy, phân bố số cây theo cỡ đường kính của lâm phần có Lim xanh phân bố có dạng giảm khi cỡ đường kính tăng lên.
Đối với phân bố N/D của cây Lim xanh, phân bố số cây theo cỡ đường kính của loài cây Lim xanh có phân bố không đồng đều, ở trạng thái rừng IIB Lim xanh xuất hiện nhiều cây có cấp kính 12 cm, 16 cm, 20 cm và 24 cm với mật độ dao động chỉ từ 5 tới 10 cây/ha. Với phân bố của loài Lim xanh như ở trạng thái IIB thì sẽ rất khó khăn trong quá trình tái sinh cũng như cạnh tranh loài trong điều kiện sinh thái không hoàn toàn thích hợp với Lim xanh.
OTC 1 OTC 2
Hình 4.1. Phân bố N/D của lâm phần và của Lim xanh của trạng thái IIB
b) Trạng thái IIIA1
Tương tự như trạng thái IIB, phân bố số cây theo cỡ đường kính của lâm phần có loài cây Lim xanh phân bố ở trạng thái IIIA1 có dạng giảm, nghĩa là số cây giảm khi cỡ đường kính tăng lên. Kết quả phân bố Lim xanh ở các OTC trong trạng thái IIIA1 trong hình 4.2 cho thấy phân bố số cây theo cỡ đường kính là phân bố rời rạc, có tính ngẫu nhiên, mật độ cây chỉ chiếm từ 5 đến 10 cây/ha. Như vậy, khả năng tái sinh, phát triển của Lim xanh là rất hạn
OTC 5 OTC 6
chế và khả năng phát triển quần thụ với cây Lim xanh ưu thế là khó xảy ra.
OTC 9 OTC 10
OTC 11 OTC 12
Hình 4.2. Phân bố N/D của lâm phần và của Lim xanh của trạng thái IIIA1
c) Trạng thái IIIA2
Phân bố số cây theo cỡ đường kính của lâm phần có loài Lim xanh phân bố ở trạng thái IIIA2 cũng có dạng giảm giống như hai trạng thái rừng IIB và IIIA1, ngoại trừ OTC 13 và OTC 15. Phân bố N/D ở OTC 13 bị phá vỡ, ở OTC 16 thì có dạng 2 đỉnh.
Kết quả phân bố Lim xanh ở các OTC trong trạng thái IIIA2 trong hình 4.3 cho thấy phân bố số cây theo cỡ đường kính là phân bố rời rạc, có tính ngẫu nhiên, mật độ cây chỉ chiếm từ 5 đến 15 cây/ha. Như vậy, khả năng tái sinh, phát triển của Lim xanh là rất hạn chế và khả năng phát triển quần thụ với cây Lim xanh ưu thế là khó xảy ra.
Hình 4.3. Phân bố N/D của lâm phần và của Lim xanh của trạng thái IIIA2
Như vậy, qua cấu trúc N/D của Lim xanh ở ba trạng thái rừng IIB, IIIA1 và IIIA2 cho thấy, Lim xanh tập trung nhiều ở các cỡ kính 12 cm, 16 cm và 20 cm với mật độ từ 5 đến 15 cây/ha. Từ đây cho thấy sự nguy cấp cho sự tồn tại
OTC 13 OTC 14
của loài Lim xanh trong môi trường tự nhiên, nếu không có biện pháp thích hợp để tác động như xúc tiến tái sinh tự nhiên, trồng dặm để điều chỉnh cấu trúc N/D của Lim xanh cho phù hợp với cấu trúc dạng chuẩn, bảo đảm sự ổn định các thế hệ Lim xanh một cách lâu dài.