Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây lim xanh (erythrophleum fordii oliv ) tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 82 - 83)

Bảng 4.12. Phân bố cây tái sinh của lâm phần và Lim xanh theo cấp chiều cao Trạng

thái

Cấp chiều cao (lâm phần) (m) Cấp chiều cao (Lim xanh) (m) < 1 1.0 - 3.0 > 3.0 < 1 1.0 - 3.0 > 3.0

IIB 2275 1713 1225 25 25 0

IIIA1 2750 2300 2400 75 25 0

Theo đánh giá về tái sinh của Viện Điều tra – Quy hoạch rừng những cây có chiều cao > 1,0 m sẽ được đánh giá là cây có triển vọng. Qua bảng 4.12 và Hình 4.8 cho thấy, số lượng cây tái sinh có triển vọng của lâm phần ở hai trạng thái là IIIA1 và IIIA2 (4.700 cây/ha) cao hơn so với trạng thái IIB (2.938 cây/ha). Cây tái sinh của loài Lim xanh chủ yếu có chiều cao < 1 m với số lượng cây chỉ chiếm từ 25 cây/ha đến 75 cây/ha.

Hình 4.9. Phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao

Qua hình 4.9 cho thấy phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao của lâm phần ở cả ba trạng thái rừng tập trung nhiều ở cấp chiều cao thứ nhất (< 1,0 m) và khá ổn định, có thể kế thừa nhau để vươn lên tầng trên. Từ hình 4.9 cũng cho thấy mật độ cây tái sinh có xu hướng giảm dần theo chiều cao cây, điều này lý giải do trong giai đoạn nhỏ chịu bóng, sau ưa sáng mạnh, hoặc do tác động tiêu cực của điều kiện ngoại cảnh dẫn đến số cây giảm dần theo thời gian. Đây cũng là cơ sở để tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để thúc đẩy các loài cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt như phát luỗng dây leo, cây bụi, loại bỏ cây cong queo kém giá trị, mở tán, điều tiết cây tái sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh cây lim xanh (erythrophleum fordii oliv ) tại khu bảo tồn thiên nhiên đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 82 - 83)