Dữ liệu mà tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu thu thập được từ 91 công ty phi tài chính niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. Các công ty tác giả lựa chọn phải hoạt động ổn định và lâu dài. Dựa vào tiêu chi đó, các công ty được lựa chọn phải niêm yết liên tục ít nhất là 24 tháng tính đến năm 2010, các công ty có giá trị sổ sách âm sẽ bị loại, tính từ lúc niêm yết cho đến hết năm 2010. Sở dĩ tác giả loại bỏ những công ty bị gián đoạn giao dịch và có giá trị sổ sách âm vì nó ảnh hưởng đến tính thanh khoản của cổ phiếu, loại bỏ những ngân
trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng cân bằng cho giai đoạn từ tháng 01 – 2010 đến tháng 12 – 2016, các công ty được lựa chọn là các công ty có thời gian niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ năm 2007 trở về trước.
Tác giả hình thành các danh mục đầu tư theo cách phân chia danh mục đầu tư trong bài nghiên cứu mô hình 3 nhân tố của Fama & French (1993). Cụ thể như sau:
Căn cứ vào giá trị vốn hóa thị trường (MC) tại thời điểm thiết lập danh mục, các công ty được chia thành 2 nhóm (Danh mục). Nếu giá trị vốn hóa của một công ty nào đó nhỏ hơn hoặc bằng 50% mức vốn hóa trung bình của toàn bộ thị trường thì công ty đó được xếp vào nhóm có quy mô nhỏ (Danh mục S) và ngược lại là nhóm công ty có quy mô lớn (Danh mục B). Cách tính giá trị vốn hóa thị trường trong bài nghiên cứu của tác giả như sau:
𝑀𝐶 = 𝑃𝑡 × 𝑁𝑡
Trong đó:
𝑃𝑡: Giá cổ phiếu i tại thời điểm t
𝑁𝑡: Số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối năm t-1
Tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường (BE/ME) của mỗi cổ phiếu được xác định bằng cách sử dụng tỉ lệ giữa giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu và giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu. Các số liệu này được thu thập từ bảng cân đối kế toán của năm trước đó, tức là số liệu tính tới tháng 12 của năm t-1 Các cổ phiếu được sắp xếp theo tỉ số BE/ME tăng dần: 30% các cổ phiếu có tỷ số BE/ME nhỏ nhất sẽ đưa vào nhóm BE/ME thấp (L), 40% các cổ phiếu tiếp theo đưa vào nhóm BE/ME trung bình (M) và 30% các cổ phiếu có tỷ số BE/ME cao nhất đưa vào nhóm BE/ME cao (H). Cách tính tỷ số BE/ME trong bài nghiên cứu của tác giả như sau:
𝐵𝐸
𝑀𝐸=
𝐵𝑖 𝑃𝑖
Trong đó:
𝑃𝑖: Giá thị trường của cổ phiếu i
Như vậy, các cổ phiếu trong mẫu nghiên cứu được sắp xếp vào 6 danh mục như sau:
Danh mục SH: Cổ phiếu có quy mô nhỏ và tỉ lệ BE/ME cao
Danh mục SM: Cổ phiếu có quy mô nhỏ và tỉ lệ BE/ME trung bình Danh mục SL: Cổ phiếu có quy mô nhỏ và tỉ lệ BE/ME thấp
Danh mục BH: Cổ phiếu có quy mô lớn và tỉ lệ BE/ME cao
Danh mục BM: Cổ phiếu có quy mô lớn và tỉ lệ BE/ME trung bình Danh mục BL: Cổ phiếu có quy mô lớn và tỉ lệ BE/ME thấp
Theo Brennan et al. (1998) đo lường tính thanh khoản bằng cách sử dụng dữ liệu khối lượng giao dịch và cho thấy rằng khối lượng giao dịch cổ phiếu tác động âm đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu. Nghiên cứu này phù hợp với kỳ vọng của tác giả nên cách phân chia nhóm cổ phiếu dựa trên tính thanh khoản bằng cách sử dụng khối lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua số liệu thống kê của Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Tác giả phân chia như sau: 30% các cổ phiếu có khối lượng giao dịch thấp sẽ đưa vào nhóm thanh khoản thấp (LiqL), 40% các cổ phiếu tiếp theo đưa vào nhóm thanh khoản trung bình (LiqM) và 30% các cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất đưa vào nhóm thanh khoản cao (LiqH).