Hành vi có bạn tình sử dụng biện pháp tránh tha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện tây giang, tỉnh quảng nam năm 2008 (Trang 47 - 48)

- Hành vi sử dụng BPTT của học sinh khi quan hệ tình dục

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu

4.2.2.2. Hành vi có bạn tình sử dụng biện pháp tránh tha

- Vấn đề đáng quan tâm nữa là các hành vi về SKSS của VTN trong mối quan hệ của VTN, từ tình bạn khác giới, gắn bó tình cảm thân thiết đến tình yêu tuổi học trò, phát triển mạnh hơn đến quan hệ tình cảm dẫn tới thái độ và hành vi QHTD trước hôn nhân và vấn đề sử dụng các BPTT trong QHTD. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài đề cập đến 3 khía cạnh đó là: Hành vi có bạn tình, hành vi khi gần bạn tình và hành vi sử dụng BPTT khi có QHTD. Kết quả cho thấy có 174/976 học sinh được điều tra đã có bạn tình chiếm 17,8%, trong đó tỷ lệ nam có bạn tình là 18,3%, cao hơn nữ: 17,4%. Trong số 174 học sinh có bạn tình có 92 học sinh nam (52,9%) và 82 học sinh nữ (47,1%) có 11 em đã có QHTD chiếm 6,3% số học sinh đã có bạn tình và chiếm 1,1% tổng số học sinh được điều tra, trong đó 16 tuổi có 1 em (0,1%), 17 tuổi có 3 em (0,3%), 18 tuổi có 7 em (0,7%). Tỷ lệ học sinh có QHTD thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Quốc Anh, theo tác giả tỷ lệ học sinh có QHTD ở tuổi 16 là 0,7%, 17 tuổi là 2,1%, 18 tuổi là 4,3% [41]. Và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Công Cừu cho biết tỷ lệ học sinh từ 17 đến 19 tuổi tại trường Trung học Y tế Đồng Tháp có QHTD trước hôn nhân là 11% [10]. Sinh hoạt tình dục trước hôn nhân đang là một vấn đề cần được quan tâm không chỉ ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển như Việt Nam hiện nay bởi QHTD trước hôn nhân ngày càng phát triển, tuổi tham gia hoạt động tình dục lần đầu tiên ngày càng trẻ. Theo số liệu thống kê của một số nước phát triển thì khoảng 40-50 % thiếu nữ đã có sinh hoạt tình dục lần đầu tiên ở tuổi 17; cùng lứa tuổi đó ở Thuỵ Điển là 80%; ở các nước châu Phi như Nigêria và Liberia 50

- 60%; ở Hàn Quốc, Philippin và Thái Lan là 50%-70% [2]; [24]; [45].

Trong số 19 em đã có QHTD có 0 2 em (chiếm 10,54%) cho biết không sử dụng BPTT nào khi QHTD, còn 0 9 em cho biết có sử dụng BCS (47,37%), uống thuốc tránh thai (5,27%) và dùng biện pháp khác. Tỷ lệ sử dụng BPTT khi QHTD của học sinh ở Tây Giang cao hơn điều tra của Trung tâm nghiên cứu Dân số và sức khoẻ nông thôn trong, kết quả nghiên cứu của Trung tâm trong số 65 vị thành niên đã có quan hệ tình dục thì có tới 60,3% không sử dụng BPTT nào [33]. Từ kết quả của các nghiên cứu về hành vi có QHTD của học sinh đã có bạn tình, hành vi sử dụng các BPTT khi có QHTD cho thấy việc tăng cường tuyên truyền, tư vấn kiến thức về SKSS cho học sinh trong những năm gần đây đã giúp cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn về SKSS đã giúp cho học sinh thay đổi được hành vi: Giảm tỷ lệ VTN có QHTD t r ư ớ c hôn nhân và tăng tỷ lệ sử dụng các BPTT khi QHTD.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện tây giang, tỉnh quảng nam năm 2008 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)