Hiểu biết về bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện tây giang, tỉnh quảng nam năm 2008 (Trang 42 - 43)

- Hành vi sử dụng BPTT của học sinh khi quan hệ tình dục

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu

4.2.1.5. Hiểu biết về bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục, HIV/AIDS

Vấn đề hiểu biết các bệnh LTQĐTD và đường lây truyền của HIV là nội dung đươc tìm hiểu trong nghiên cứu của chúng tôi, kết quả nghiên cứu cho thấy học sinh có hiểu biết tốt về 4 bệnh đó là: Hiểu biết về Bệnh

giang mai: 81,6%; bệnh lậu: 78%; HIV: 97,2%. Tuy nhiên bệnh nhiễm khuẩn các em biết đến còn hạn chế, chỉ có 24,2% học sinh biết về bệnh này.

Về đường lây truyền của HIV có 100 % học sinh được phỏng vấn có hiểu biết đúng từ 3 đường lây truyền trở lên, mặc dù còn tỷ lệ nhỏ cho rằng HIV lây truyền qua bắt tay, ôm hôn là 1,4%, do muỗi đốt là 13%. Tỷ lệ hiểu sai này cũng tương đương với nghiên cứu của Sở Y tế Quảng Nam.

Xu hướng hiện nay VTN dậy thì sớm hơn, xu hướng xây dựng gia đình muộn hơn, mặt khác nhiều tác động có tính kích dục trên nhiều luồng thông tin nên vấn đề QHTD trước hôn nhân có chiều hướng gia tăng hơn trước đây. Vì vậy cần giáo dục cho VTN hiểu rõ về tình dục an toàn và lành mạnh: Lành mạnh là trong giới hạn của tình yêu và hôn nhân, an toàn là không bị mắc bệnh LTQĐTD và không có thai ngoài ý muốn. Việc hiểu biết về các BPTT và nơi cung cấp phương tiện tránh thai là một trong những yếu tố tác động đến tình dục an toàn. Tình dục an toàn và lành mạnh có liên quan đến việc phòng tránh các bệnh LTQĐTD, đó là việc đặt ra cho hai người khi QHTD mà không ảnh hưởng đến sức khoẻ, không bị lây truyền bệnh và không có thai ngoài ý muốn. Có thai và lây truyền bệnh trong QHTD không chỉ là mối quan tâm của riêng Việt Nam mà là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Cần phối hợp đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền sử dụng các BPTT hiện đại, đặc biệt là sử dụng BCS vì BCS vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác dụng phòng chống các bệnh LTQĐTD. Tuy nhiên cần tăng cường tuyên truyền tốt hơn nữa để mọi người hiểu toàn diện hơn về việc sử dung BCS bởi điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam đã đánh giá: “Mặc dù thanh thiếu niên biết được hiệu quả của BCS nhưng thái độ đối với BCS còn khá tiêu cực, đồng nhất BCS với những quan hệ không đoàng hoàng như mại dâm” [25].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện tây giang, tỉnh quảng nam năm 2008 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)