Hiểu biết về biện pháp tránh tha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện tây giang, tỉnh quảng nam năm 2008 (Trang 41 - 42)

- Hành vi sử dụng BPTT của học sinh khi quan hệ tình dục

4.2.1.3.Hiểu biết về biện pháp tránh tha

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu

4.2.1.3.Hiểu biết về biện pháp tránh tha

Nghiên cứu thực trạng hiểu biết của các em về các biện pháp tránh thai, kết quả cho thấy học sinh có hiểu biết tốt về các BPTT, (biết từ 5 biện pháp trở lên). Các em có hiểu biết tốt về các biện pháp tránh thai như: Sử dụng BCS: 90,2%, TUTT: 85,8%, DCTC: 81,3%, tuy nhiên các biện pháp tránh thai hiện đại gần đây mới được áp dụng thì các em hiểu biết còn ít: Thuốc tiêm tránh thai: 35,8%; thuốc cấy: 18,8%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu tại Huế năm 2003 của Hoàng Thị Tâm [23]. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Chiến năm 2001: Theo tác giả hiểu biết của học sinh về DCTC: 19,86%; BCS: 51,12%; Đình sản: 28,18%; viên uống tránh thai:51,3% và kết quả của chúng tôi cũng cao hơn kết quả điều tra của Trung tâm nghiên cứu, thông tin và tư liệu dân số trong điều tra Vị thành niên và biến đổi xã hội ở Việt Nam năm 1999 cho kết quả trung bình các em biết 2-3

biện pháp tránh thai hiện đại, biết đến nhiều nhất là bao cao su: 64%, viên uống tránh thai 55%, vòng tránh thai 53%, đình sản: 30% [33]. Sự khác biệt này càng chứng tỏ trong những năm gần đây việc trang bị kiến thức về SKSS đã được các cấp, các ngành quan tâm nhiều hơn, các em đã có kiến thức tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều học sinh hiểu biết các biện pháp về thuốc tiêm, thuốc cấy còn thấp. Điều này có thể do nhà trường, gia đình và các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là các bậc cha mẹ chưa quan tâm, giành thời gian thích hợp để cung cấp thông tin cho các em. Mặt khác cũng có thể do bị hạn chế về kiến thức chuyên môn và kỹ năng truyền đạt những điều khó nói với các em, cũng có thể trong quá trình tuyên truyền chưa có các dụng cụ trực quan để các em quan sát và hiểu sâu hơn nên các em chưa thể hình dung được các BPTT mới. Cần tăng cường công tác tuyên truyền cho học sinh hiểu biết một cách có cơ sở khoa học, tuyên truyền bằng nhiều hình thức và có các dụng cụ tránh thai cụ thể, trực quan cho học sinh hiểu biết rõ các BPTT hiện đại để các em sử dụng khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện tây giang, tỉnh quảng nam năm 2008 (Trang 41 - 42)