Hiểu biết về phát triển thể chất và dậy thì

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện tây giang, tỉnh quảng nam năm 2008 (Trang 39 - 40)

- Hành vi sử dụng BPTT của học sinh khi quan hệ tình dục

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng nghiên cứu

4.2.1.1. Hiểu biết về phát triển thể chất và dậy thì

Kết quả nghiên cứu về hiểu biết các dấu hiệu của tuổi dậy thì cho thấy các em có hiểu biết tốt về vấn đề này, trong đó hiểu biết tốt nhất về dấu hiệu có kinh nguyệt (79,5%), học sinh biết thấp nhất là dấu hiệu xuất tinh khi mê ngủ ở Nam (51,0%), phát triển ngực ở Nữ (53,3%). Trong số học sinh được phỏng vấn có 99,2% học sinh đã có một trong các dấu hiệu trên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về hiểu biết dấu hiệu dậy thì của học sinh cũng phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Bẩy và cộng sự nghiên cứu năm 2006 [7] và cao hơn nghiên cứu của Trần Ngọc Chiến năm 2001, theo tác giả tỷ lệ học sinh có hiểu biết về dấu hiệu dậy thì chiếm 50,5% [12]. Sự khác biệt này cho thấy sau 7 năm với sự thay đổi về nhận thức của xã hội

về vấn đề cung cấp kiến thức SKSS cho học sinh trên nhiều nguồn thông tin, các em đã có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức và thoải mái trong trao đổi về vấn đề này. Tuy nhiên hiện nay việc trao đổi, cung cấp thông tin và kiến thức cho các em tuổi VTN còn nhiều hạn chế và chưa thực sự có sự chia sẻ với các em, cần đẩy mạnh thay đổi về nhận thức trong nhân dân, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần quan tâm đến vấn đề này nhiều hơn. Các em thiếu hụt thông tin về chăm sóc SKSS nhất là các em nữ sẽ thiếu hiểu biết về vệ sinh kinh nguyệt, sức khoẻ tình dục, phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh LTQĐTD. Mặt khác trang bị cho các em đầy đủ kiến thức về SKSS, các em sẽ tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khoẻ sinh sản của học sinh trung học phổ thông huyện tây giang, tỉnh quảng nam năm 2008 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)