1.3.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng từ phía ngân hàng
(1) Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%)
(DSCV năm nay - DSCV năm trƣớc)
Tỷ lệ tăng trƣởng DSCV = --- x 100% DSCV năm trƣớc
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trƣởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.
Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chƣa hiệu quả.
(2) Hiệu suất sử dụng vốn
Dƣ nợ tín dụng
Hiệu suất sử dụng vốn = --- x 100% Vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay đƣợc bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chƣa.
Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chƣa thực hiện tốt việc huy động vốn, khả năng huy động vốn của ngân hàng chƣa tốt. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chƣa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động vào cho vay, gây lãng phí.
(3) Chỉ tiêu dư nợ tín dụng /nhân viên tín dụng
Dƣ nợ bình quân
Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng/nhân viên = --- x 100% Tổng số nhân viên tín dụng
Chỉ tiêu này cần phân tích kết hợp với tỷ lệ dƣ nợ tín dụng/tiền lƣơng nhân viên tín dụng. Nếu các tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả tín dụng càng cao.
(4) Vòng quay vốn tín dụng Doanh số thu nợ Vòng quay vốn Tín dụng (vòng) = ---x 100% Dƣ nợ bình quân Trong đó: (Dƣ nợ đầu kỳ + Dƣ nợ cuối kỳ ) Dƣ nợ bình quân trong kỳ = --- 2
Chỉ tiêu này đo lƣờng tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì đƣợc coi là tốt và việc đầu tƣ càng đƣợc an toàn.
(5) Tỷ lệ thu thuần từ tín dụng/dư nợ tín dụng
Thu thuần từ tín dụng Tỷ lệ thu thuần từ tín dụng/dƣ nợ tín dụng = --- x 100 Tổng dƣ nợ tín dụng
Tỷ lệ đo lƣờng một đồng dƣ nợ tín dụng tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả tín dụng của ngân hàng càng lớn và ngƣợc lại.
(6) Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = --- x 100 Tổng dƣ nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng tín dụng cũng nhƣ rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại.
(7) Tỷ lệ nợ xấu (%)
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu (%) = --- x 100 Tổng dƣ nợ
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, ngƣời ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn từ nhóm 3 đến nhóm 5 (tức là nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên), chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân
hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.
Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại.
1.3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tín dụng từ phía doanh nghiệp (1) Khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của khách hàng
Xét về phía khách hàng, hiệu quả tín dụng ngân hàng đƣợc phản ánh đầu tiên bởi khả năng tiếp cận vốn. Hiệu quả tín dụng đƣợc đánh giá cao khi doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng và ngƣợc lại. Chỉ tiêu này đƣợc tính bằng cách lấy số doanh nghiệp vay đƣợc vốn từ ngân hàng chia cho tổng số hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chỉ tiêu này cao hay thấp một mặt phản ánh điều kiện vay vốn của ngân hàng chặt chẽ hay nới lỏng, mặt khác còn phản ánh khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn ngân hàng của các doanh nghiệp. Rõ ràng, khi các doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh rõ ràng, kết quả kinh doanh tốt, dòng tiền đảm bảo khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo đủ điều kiện… thì khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng càng cao và ngƣợc lại.
(2) Sự hài lòng của khách hàng về chất lƣợng dịch vụ tín dụng
Chất lƣợng dịch vụ tín dụng thƣờng đƣợc xem xét trong mối quan hệ giữa những gì khách hàng kỳ vọng, và những gì thực tế khách hàng nhận đƣợc. Chất lƣợng dịch vụ là một khái niệm trừu tƣợng và thƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua mức độ hài lòng của khách hàng. Rõ ràng, nếu chất lƣợng dịch vụ tín dụng cao, tức là khách hàng thể hiện sự hài lòng cao, thì kết quả mang lại là khách hàng sẽ trung thành với ngân hàng hơn. Sự trung thành của họ không chỉ có tác dụng tích cực trong mối quan hệ giữa họ và ngân hàng, mà còn tác động lan tỏa ra bên ngoài. Kết quả là nhiều khách hàng tốt sẽ tìm đến ngân hàng và điều này góp phần nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng.
(3) Hiệu quả sử dụng vốn tín dụng
Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đƣợc tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho tổng chi phí. Chi phí của doanh nghiệp đƣợc lấy một phần từ vốn chủ sở hữu, một phần lấy từ vốn vay, trong đó có vốn vay ngân hàng, trong khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh từ việc sử dụng chung các
nguồn lực của doanh nghiệp. Do không thể phân tách phần lợi nhuận nào thuộc về chi phí đƣợc sử dụng từ nguồn vốn nào, do đó chỉ tiêu này đƣợc tính chung cho toàn bộ nguồn vốn, không phân biệt vốn chủ sở hữu hay vốn vay. Rõ ràng, hiệu quả tín dụng ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp do lợi nhuận từ doanh nghiệp là phần quan trọng nhất cấu thành dòng tiền dùng để trở nợ cho ngân hàng. Do vậy, khi hiệu quả sử dụng vốn vay ở doanh nghiệp cao thì doanh nghiệp có điều kiện trả nợ cho ngân hàng tốt hơn và ngƣợc lại. Điều này tác động đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng và do đó là tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động tín dụng.
(4) Khả năng trả nợ vay ngân hàng
Khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp, nhƣ đã phân tích ở trên, phụ thuộc phần lớn vào khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Mối quan tâm sâu hơn đối với ngân hàng là khả năng tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp nhƣ thế nào và rộng hơn là những nhân tố nào ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Điều này xét về mặt khách quan là phụ thuộc vào các điều kiện kinh doanh của bản thân doanh nghiệp, còn xét về mặt chủ quan là phụ thuộc vào khả năng thẩm định và sự lựa chọn những khách hàng tốt hay xấu của ngân hàng. Khi doanh nghiệp có dòng tiền tốt và trả nợ vay ngân hàng đúng hạn thì hiệu quả tín dụng ngân hàng đƣợc đánh giá đạt ở mức cao, ngƣợc lại khi doanh nghiệp không có dòng tiền tốt hoặc không có ý chí trả nợ tốt thì hiệu quả tín dụng ngân hàng đƣợc đánh giá ở mức thấp.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với DNNVV
1.3.3.1 Các nhân tố từ bên trong ngân hàng
- Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng là những nhân
viên cũng nhƣ lãnh đạo của các NHTM có liên quan đến việc thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng. Nguồn nhân lực chứa đựng tất cả những yếu tố thuộc về con ngƣời bao gồm trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, giao tiếp với khách hàng...
thuộc phần lớn vào kết quả công tác thẩm định và quyết định cho vay. Cán bộ tín dụng có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt có thể tránh đƣợc những sai sót trong quá trình thẩm định và tránh đƣợc những sai lầm trong quyết định cho vay. Do vậy, sẽ hạn chế đƣợc những rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng ngân hàng.
- Chính sách và quy trình tín dụng: Để hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả tín dụng thì ngoài việc thẩm định trƣớc khi cho vay, ngân hàng còn phải tiến hành kiểm tra, kiểm soát trong quá trình sử dụng vốn vay nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những khoản vay có vấn đề. Bên cạnh đó còn phải thƣờng xuyên kết hợp với công tác kiểm soát nội bộ ngân hàng nhằm đảm bảo công tác tín dụng đƣợc thực hiện đúng quy trình và nâng cao chất lƣợng tín dụng.
- Về hệ thống thông tin tín dụng: Giúp cho ngân hàng nắm bắt đƣợc thông
tin của khách hàng trƣớc khi quyết định cho vay cũng nhƣ quản lý các khoản vay. Yếu tố này cũng không kém phần quan trọng trong hoạt động tín dụng vì nó góp phần ngăn chặn những khoản cho vay có chất lƣợng không tốt ngay từ ban đầu.
- Trình độ ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật vào hoạt động: Bên cạnh
việc phát triển dịch vụ, đa dạng hóa các sản phẩm cung ứng, việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại trong hoạt động giúp ngân hàng nắm bất thông tin về khách hàng chính xác hơn, thời gian thẩm định nhanh hơn, khả năng xảy ra rủi ro ít hơn và sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng.
- Mạng lưới hoạt động của ngân hàng: Yếu tố này cũng ảnh hƣởng đến hoạt động ngân hàng và hoạt động tín dụng ngân hàng. Các NHTM thƣờng xây dựng trụ sở tại những địa điểm thuận tiện cho khách hàng khi đến giao dịch.
1.3.3.2 Các nhân tố bên ngoài
- Nhân tố môi trường: Môi trƣờng kinh tế, xã hội, chính trị trong và ngoại nƣớc là yếu tố ảnh hƣởng gián tiếp đến chất lƣợng tín dụng ngân hàng. Môi trƣờng này ổn định và phát triển sẽ giúp cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp thuận lợi, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận thu đƣợc cao và từ đó doanh nghiệp có thể trả nợ đúng hạn, khoản vay tín dụng ngân hàng sẽ có chất lƣợng tốt.
- Thay đổi về các chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ: Hoạt động ngân hàng luôn gắn liền với tài chính và tiền tệ, mọi thay đổi về chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ đều ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng. Tùy thuộc vào tình hình kinh tế của một quốc gia trong từng thời kỳ mà chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ có ảnh hƣởng thuận lợi hoặc làm hạn chế hoạt động tín dụng ngân hàng của các NHTM. Nền kinh tế tăng trƣởng quá nóng thì sẽ có những chính sách có xu hƣớng hạn chế tín dụng hoặc ngƣợc lại.
- Thay đổi về luật pháp và những qui định áp dụng cho các NHTM:
Trong hoạt động cấp tín dụng, ngân hàng và khách hàng vay vốn quan hệ với nhau bằng các hợp đồng dân sự dựa trên cơ sở về luật pháp và các quy định áp dụng cho các NHTM. Việc vi phạm hợp đồng của các bên – thƣờng là bên vay vốn – để phải xử lý tại tòa án là vấn đề có khả năng xảy ra. Nếu luật và các quy định về cho vay, bảo đảm tiền vay, đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm... không đồng nhất, còn bất cập thì sẽ có nguy cơ xảy ra rủi ro cho NHTM khi tranh chấp tại tòa án. Do đó mọi sự thay đổi về luật pháp và những qui định áp dụng cho hoạt động của các NHTM đều ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng của NHTM.
- Môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng và định chế tài chính khác:
Trong môi trƣờng hoạt động cạnh tranh, các NHTM thƣờng phải tốn nhiều chi phí cho một khoản tín dụng, nhƣ chi phí tiếp thị khách hàng, quảng cáo, nắm thông tin về khách hàng... Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng thì các ngân hàng cũng có xu hƣớng nới lỏng các điều kiện tín dụng nhƣ giảm tỷ lệ vốn tự có của khách hàng để thực hiện dự án, tăng mức vay trên giá trị tài sản bảo đảm,... hoặc có thể cho khách hàng những ƣu đãi về lãi suất và những ƣu đãi khác. Do đó, trong môi trƣờng cạnh tranh các NHTM thƣờng có chi phí cho một khoản vay cao, mức sinh lời của tài sản thấp và khả năng rủi ro cao hơn. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa các NHTM và các định chế tài chính khác có kinh doanh ngân hàng ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả tín dụng ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Trong chƣơng 1, luận văn đã khái quát những khái niệm cơ bản về DNNVV; những đặc điểm lợi thế, mặt hạn chế và vai trò của DNNVV trong nền kinh tế hiện nay. Đồng thời, luận văn cũng khái quát về những khái niệm cơ bản và đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với DNNVV; các sản phẩm tín dụng ngân hàng có thể cung cấp cho DNNVV. Qua đó, luận văn cũng nêu khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng và vai trò của nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM; các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tín dụng ngân hàng cho DNNVV. Đây là những cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng hiệu quả tín dụng đối với các DNNVV tại Sacombank - Chi nhánh Bình Phƣớc trong Chƣơng 2 của luận văn.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƢƠNG TÍN (SACOMBANK) - CHI
NHÁNH BÌNH PHƢỚC