Một là, quy mô hoạt động tín dụng đƣợc mở rộng: để đạt đƣợc lợi nhuận, các NHTM ngày càng mở rộng quy mô hoạt động tín dụng đối với DNNVV kết hợp với đa dạng hoá các hình thức c ấ p tín dụng, cho vay đa dạng với các phân khúc ngành nghề khác nhau… đã tạo điều kiện cho việc tiếp cận giữa vốn tín dụng ngân hàng với DN đƣợc thuận lợi hơn.
Hai là, dƣ nợ cho vay c ủ a D N N V V không ngừng tăng qua các năm nhằm giải quyết nhu cầu vốn cho các DNNVV, cụ thể dƣ nợ tín dụng năm 2012 là 300 tỷ đồng, năm 2013 là 377 tỷ đồng, năm 2014 là 612 tỷ đồng.
Ba là, lợi nhuận tín dụng cũng tăng dần qua các năm, năm 2013 là 3tỷ đồng, năm 2014 là 8tỷ đồng. Bằng việc áp dụng chính sách kiểm soát tăng trƣởng tín dụng hợp lý, linh hoạt trong từng thời kỳ để vừa phát triển đƣợc hoạt động tín dụng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng vừa đảm bảo các tỷ lệ do ngân hàng Nhà nƣớc đặt ra.
Bốn là, chất lƣợng tín dụng ngày càng đƣợc chú trọng thể hiện qua tỷ lệ nợ
quá hạn và nợ xấu của DNNVV giảm dần qua các năm. Công tác thẩm định và quản lý tín dụng ngày càng đƣợc chú trọng về chất lƣợng và hiệu quả: phân tích thực trạng dƣ nợ cho vay, nợ xấu; phân loại nợ theo từng đối tƣợng DNNVV để có những giải pháp phát triển tín dụng đúng đắn, cũng nhƣ hạn chế tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu; tăng cƣờng công tác chỉ đạo kiểm tra sau cho vay, tiến hành rà soát, định giá theo định kỳ để đánh giá lại chính xác hiệu quả của khoản vay từ đó điều chỉnh ở mức độ hợp lý và ngày càng cải thiện để góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
Năm là, xây dựng hệ thống kiểm soát rủi ro và hệ thống phát triển sản phẩm chuyên nghiệp. Chi nhánh đã thành lập ra bộ phận chuyên kiểm soát rủi ro từ khâu thẩm định đến khâu hạch toán các giao dịch phát sinh nhằm tăng cƣờng công tác quản lý và kiểm soát đƣợc sự gia tăng khối lƣợng tín dụng ở mức hợp lý, góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc… Đồng thời chi nhánh cũng thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trƣờng để phát triển sản phẩm, xây dựng nhiều sản phẩm tín dụng tài trợ cho nhiều ngành nghề hoạt động của DNNVV. Đây cũng là một kết quả đáng ghi nhận của mảng DNNVV. Vì thông qua việc đƣa ra các sản phẩm tài trợ theo từng lĩnh vực cụ thể, kết hợp với những ƣu đãi riêng biệt đã hỗ trợ cho các đơn vị kinh doanh của Sacombank tiếp cận với khách hàng dễ dàng hơn và mức độ cạnh
tranh với các TCTD khác cao hơn. Kết quả thu hút nhiều khách hàng và tăng doanh thu.