2.4.1.1 Về chất lƣợng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của Sacombank - chi nhánh Bình Phƣớc đảm bảo về số lƣợng và đang tăng lên khá nhanh qua 3 năm. Với tỷ lệ tăng bình quân 20%, nếu nhƣ năm 2012 mới chỉ có 25 nhân viên tín dụng thì đến năm 2014 lực lƣợng nhân viên tín dụng đã tăng lên con số 38. Xét về mặt chất lƣợng, lực lƣợng nhân lực này đƣợc đánh giá trên hai khía cạnh:
- Về tuổi đời và kinh nghiệm: phần lớn nhân viên của Sacombank có tuổi đời khá trẻ, số lƣợng nhân viên trong độ tuổi dƣới 30 chiếm tỷ lệ lớn nhất và duy trì khá ổn định ở mức từ 46 – 48% trong 3 năm qua. Tiếp đến là lực lƣợng nhân viên trong độ tuổi từ 30 – 40 chiếm tỷ lệ khoảng 33% năm 2012 và tăng lên 38% năm 2014. Lực lƣợng nhân viên có độ tuổi trên 40 chiếm tỷ lệ thấp nhất và tỷ lệ này đang có xu hƣớng ngày càng giảm; với mức tỷ lệ năm 2012 là 21%, đến năm 2013 là 17% và năm 2014 giảm mạnh còn 12%. Ƣu điểm của lực lƣợng nhân viên có tuổi đời trẻ là đảm bảo sức khỏe và sự nhiệt huyết cao trong công việc. Hạn chế của tình trạng này là nhiều nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong công tác.
- Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: nhìn chung, trình độ chuyên môn của lực lƣợng nhân viên tín dụng tại Sacombank đạt ở mức trung bình, với tỷ lệ có bằng cao đẳng chiếm cao nhất, đạt mức 45% năm 2012 và tăng lên 48% năm 2014. Tiếp đến là tỷ lệ nhân viên có bằng đại học và cao học chiếm 35% năm 2012 và tăng lên 42% năm 2014. Tỷ lệ nhân viên có bằng trung cấp giảm khá mạnh, từ mức 20% năm 2012 xuống còn 10% năm 2014, chủ yếu là do phần lớn những ngƣời có bằng trung cấp đã hoàn thành các khóa học đại học tại chức. Mặc dù, xét về mặt xu hƣớng thì cơ cấu nhân sự lĩnh vực tín dụng đang có những chuyển biến khá tích cực, với tỷ lệ ngƣời có bằng cấp cao ngày càng tăng, tỷ lệ ngƣời có bẳng cấp thấp ngày càng giảm.
2.4.1.2 Chính sách tín dụng cho DNNVV tại Sacombank:
* Về các văn bản liên quan đến chính sách tín dụng
Việc cấp tín dụng tại Sacombank- chi nhánh Bình Phƣớc đƣợc thực hiện theo quy chế cấp tín dụng mà Hội sở ban hành bao gồm các văn bản sau:
- Chính sách tín dụng do HĐQT ban hành. - Quy trình cấp tín dụng do HĐQT ban hành. - Các Quy chế cho vay do HĐQT ban hành.
- Phân định hạn mức phán quyết cấp tín dụng cho từng Hội đồng, từng chức danh tại Hội sở, tại chi nhánh và phòng giao dịch.
- Quy chế bảo lãnh.
- Quy chế chiết khấu thƣơng phiếu, chứng từ có giá và tài trợ ngoại thƣơng. - Quy chế bao thanh toán.
- Hƣớng dẫn các sản phẩm cấp tín dụng ban hành qua các thời kỳ. * Các phƣơng thức cấp tín dụng đối với DNNVV bao gồm:
- Cho vay: đây là sản phẩm truyền thống, quan trọng nhất và đóng góp lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Thời hạn của các phƣơng thức cho vay đối với DNNVV tại chi nhánh hiện rất phong phú: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Xét theo mục đích có: cho vay bổ sung vốn lƣu động, cho vay đầu tƣ TSCĐ, cho vay dự án, cho vay tái cấu trúc tài chính. Các phƣơng tiện cho vay gồm: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tƣ, cho vay hợp vốn, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức dự phòng, cho vay thấu chi.
- Bảo lãnh gồm có: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lƣợng sản phẩm, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trƣớc, các loại bảo lãnh khác mà pháp luật không cấm.
- Tài trợ ngoại thƣơng bao gồm: chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, chiết khấu hối phiếu.
- Bao thanh toán trong nƣớc có truy đòi.
* Về điều kiện hồ sơ vay vốn đối với DNNVV theo quy định của Sacombank nhƣ sau:
Thứ nhất, điều kiện pháp lý: có đầy để năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự của khách hàng, thông qua việc thẩm định các giấy tờ sau:
- Bản sao CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, hộ khẩu của ngƣời đại diện trƣớc Pháp luật và ngƣời có liên quan trên thƣ bảo lãnh.
- Bản sao đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên bảo lãnh.
- Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Bản sao giấy phép hành nghề/giấy phép đầu tƣ (nếu có). - Bản sao quyết định bổ nhiệm Giám đốc, kế toán trƣởng.
Thứ hai, điều kiện phƣơng án sản xuất kinh doanh: ngành nghề kinh doanh hợp pháp, phƣơng án kinh doanh khả thi, hiệu quả. Thông qua thẩm định các giấy tờ sau:
- Phƣơng án vay vốn và kế hoạch trả nợ. - Các hợp đồng kinh tế đầu vào, đầu ra. - Dự án đầu tƣ.
- Điều kiện tài chính.
Thứ ba, điều kiện tài chính lành mạnh, bảo đảm khả năng trả nợ cho ngân hàng, thông qua thẩm định các giấy tờ sau:
- Bản sao theo dõi doanh thu, chi phí, các khoản công nợ, phải thu, phải trả và các chứng từ chứng minh nguồn thu nhập.
- BCTC 3 năm gần nhất.
- Tờ khai thuế giá trị gia tăng các năm gần nhất. - Hóa đơn chứng từ đầu vào, đầu ra.
Thứ tƣ, điều kiện về TSĐB: có TSĐB phù hợp với quy định của Sacombank và NHNN.
Phần lớn các khoản vay DNNVV đều có yêu cầu TSĐB, ngân hàng ƣu tiên nhận các TSĐB là bất động sản, tiếp đến là phƣơng tiện vận chuyển, máy móc thiết bị mới, và sau cùng là hàng tồn kho. Về giá trị món vay tối đa trên TSĐB là 70% đối với động sản, 60% đối với máy móc thiết bị mới và 50% đối với hàng tồn kho.
Nhìn chung, chính sách tín dụng của ngân hàng Sacombank không có sự phân biệt rõ ràng giữa đối tƣợng doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp lớn. Các quy định về điều kiện, quy trình, thủ tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chƣa thể hiện những ƣu đãi đặc biệt cho đối tƣợng này.
2.4.1.3 Về hệ thống thông tin tín dụng
Nhìn chung, Sacombank - chi nhánh Bình Phƣớc còn thiếu một hệ thống thông tin tín dụng đầy đủ và hiệu quả. Trong các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định tín dụng, phê duyệt khoản vay, giám sát, quản lý và theo dõi các khoản nợ thì nguồn thông tin quan trọng nhất là do nhân viên tín dụng tự điều tra
bên ngoài thông qua các kênh nhƣ mối quan hệ giữa bạn hàng của khách hàng, từ các nhà cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trƣờng, nguồn thông tin này đƣợc các nhân viên tín dụng đánh giá có tầm quan trọng là 8,8 điểm trong thang điểm 10. Nguồn thông tin quan trọng thứ hai là thông tin do khách hàng tự cung cấp nhƣ thông qua các báo cáo tài chính, thông qua các hợp đồng tiêu thụ, sản xuất kinh doanh, các hóa đơn chứng từ…; nguồn thông tin tín dụng từ Trung tâm CIC có tầm quan trọng thứ 3 và cuối cùng là thông tin lƣu trữ nội bộ trong ngân hàng có tầm quan trọng thấp nhất. Nhƣ vậy, ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc một hệ thống thu thập, tổng hợp và lƣu trữ có hiệu quả để hỗ trợ cho công tác phân tích tín dụng cũng nhƣ quản lý các khoản nợ. Việc phụ thuộc quá lớn nguồn thông tin bên ngoài dẫn đến rủi ro là trong nhiều trƣờng hợp, nhân viên không thể thu thập đủ thông tin thích hợp phục vụ cho việc phân tích. Ngoài ra, việc phụ thuộc vào thông tin do khách hàng cung cấp dẫn đến rủi ro do tính khách quan của thông tin không đƣợc đảm bảo. Điều này ảnh hƣởng đến chất lƣợng cũng nhƣ hiệu quả của hoạt động tín dụng nói chung, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nói riêng.
Hình 2.17 Tầm quan trọng của các nguồn thông tin
Đơn vị tính: phần trăm (%)
Nguồn: điều tra của tác giả
6.5
8.8 5.2
4.7
Tầm quan trọng của các nguồn thông tin
Thông tin do khách hàng cung cấp
Thông tin do nhân viên tự điều tra bên ngoài
Thông tin từ trung tâm CIC Thông tin lƣu trữ nội bộ tại ngân hàng