Hiệu quả tín dụng Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh bình phước (Trang 49 - 61)

2.3.1.1 Hiệu quả tín dụng ngân hàng xét từ phía ngân hàng

(1) Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay

Hình 2.7 Tăng trƣởng doanh số cho vay

Đơn vị tính: phần trăm (%)

Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Bình Phước

Tăng trƣởng doanh số cho vay nói chung, tăng trƣởng doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng đạt đƣợc kết quả rất ấn tƣợng trong 3 năm vừa qua, với tỷ lệ tăng trƣởng bình quân là 31% và 30% lần lƣợt đối với cho vay DNNVV và cho vay chung. Đặc biệt, trong năm 2014, tăng trƣởng doanh số cho vay chung là 42%, trong khi tăng trƣởng doanh số cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa lên tới 54%. Đây là một mức tăng trƣởng rất ngoạn mục, nếu so với 2 năm trƣớc đó, năm 2012 và 2013, tăng trƣởng cho vay DNNVV đều thấp hơn đáng kể so với tăng trƣởng cho vay chung. Kết quả này phản ánh là nhu cầu tín dụng của DNNVV đã tăng mạnh trong những năm gần đây, phản ánh những thuận lợi trong môi trƣờng kinh doanh đối với DNNVV. Ngoài ra, kết quả này cũng phản ánh là loại hình doanh nghiệp này ngày càng đáp ứng các điều kiện đặt ra của ngân hàng khi làm hồ sơ vay vốn tín dụng. Trƣớc những diễn biến của thị trƣờng, ngân hàng

0.14 0.25 0.54 0.15 0.35 0.42 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 "2012 "2013 "2014

Tăng trưởng doanh số cho vay DNNVV Tăng trưởng doanh số cho vay chung

Sacombank - Chi nhánh Bình Phƣớc đã định hƣớng tập trung nhiều hơn trong việc mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

(2) Hiệu suất sử dụng vốn

Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn DNNVV cao hơn mức chung của Ngân hàng liên tiếp trong 3 năm. Cụ thể, năm 2012, hiệu suất sử dụng vốn DNNVV là 140.49%, trong khi đó hiệu suất sử dụng vốn chung của Ngân hàng là 125%; năm 2013, hiệu suất sử dụng vốn DNNVV là 183.01%, trong khi đó hiệu suất sử dụng vốn chung của Ngân hàng là 133%; năm 2014, hiệu suất sử dụng vốn DNNVV là 136.61%, trong khi đó hiệu suất sử dụng vốn chung của Ngân hàng là 118%. Về mặt tích cực thì hoạt động tín dụng của DNNVV có hiệu suất cao, vốn đƣợc tập trung cho vay DNNVV nhiều, từ đó góp phần gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng. Mặt tiêu cực là hiệu suất sử dụng vốn cao dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Thông thƣờng, hiệu suất sử dụng vốn khoảng 80% là hợp lý. Tuy nhiên xét trong từng nhóm khách hàng riêng lẻ thì chỉ tiêu này cao hay thấp chƣa phản hết đƣợc rủi ro của Ngân hàng. Do Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động từ các nhóm khách hàng khác, hoặc từ nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng mẹ, để cấp tín dụng cho DNNVV.

Nhìn chung, do hiệu suất sử dụng vốn cao, khi cấp tín dụng cho DNNVV, Ngân hàng cần đánh giá thận trọng khả năng tạo dòng tiền của khách hàng, cần phân loại khách hàng đề xác định nhóm khách hàng nào có thể tiếp tục mở rộng tín dụng, nhóm khách hàng nào cần hạn chế cấp tín dụng.

(3) Tỷ lệ dư nợ tín dụng/nhân viên tín dụng

Hình 2.8 Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng/nhân viên tín dụng

Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Bình Phước

Hình 2.8 cho thấy, tỷ lệ dƣ nợ tín dụng DNNVV/nhân viên tín dụng biến động không đều qua 3 năm, năm 2012 đạt 28 tỷ đồng dƣ nợ/nhân viên, năm 2013 giảm xuống còn 26 tỷ đồng dƣ nợ/nhân viên, đến năm 2014 tăng lên là 33 tỷ đồng/nhân viên. Để phân tích rõ hơn hiệu quả tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa, ta so sánh chỉ tiêu dƣ nợ tín dụng DNNVV/tiền lƣơng nhân viên tín dụng. Theo đó, chỉ tiêu này tăng lên đều đặn qua các năm. Năm 2012, một đồng tiền lƣơng chi cho nhân viên thì tạo ra đƣợc 189 đồng dƣ nợ, năm 2013 chỉ tiêu này tăng lên là 236 đồng và đến năm 2014 tăng lên là 256 đồng. Nhƣ vậy, hiệu quả tín dụng ngân hàng cho DNNVV, xét theo khía cạnh mối quan hệ giữa chi phí tiền lƣơng và dƣ nợ tín dụng, đã tăng lên khá vững chắc qua các năm.

(4) Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Nếu chỉ tiêu này cao biểu hiện khả năng thu nợ, cho vay của Ngân hàng cao và hiệu quả cho vay là tốt. Còn nếu hệ số này thấp sẽ phản ánh hiệu quả cho vay của Ngân hàng chƣa đƣợc tốt.

* Theo quy mô doanh nghiệp

Theo bảng số liệu cho thấy rằng vòng quay vốn tín dụng theo quy mô doanh nghiệp của các năm tƣơng đối ổn định. Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, vòng quay vốn năm 2012 là 2,7 vòng, năm 2013 là 2,74 vòng, năm 2014 là 3,02 vòng; đối với doanh nghiệp nhỏ, vòng quay vốn năm 2012 là 2,25 vòng, năm 2013 là 2,38 vòng, năm 2014 là 2,94 vòng , đối với doanh nghiệp vừa, vòng quay vốn năm 2012 là 2,81 vòng, năm 2013 là 2,29 vòng, năm 2014 là 2,73 vòng. Điều này cho thấy khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh cũng khá ổn định. Mặc dù vậy, cùng với sự tăng lên của doanh số thu nợ, thì Chi nhánh cũng cần phải có các biện pháp hợp lý để gia tăng dƣ nợ cho vay DNNVV nhiều hơn nữa trong những năm tới, góp phần nâng cao hiệu quả cho vay DNNVV của Chi nhánh.

Dựa vào bảng số liệu ta thấy vòng quay vốn tín dụng của công ty tƣ nhân tƣơng đối ổn định. Trong khi đó, vòng quay vốn tín dụng của loại hình công ty cổ phần có xu hƣớng tăng lên, phản ảnh hiệu quả tín dụng ngày càng đƣợc cải thiện, Các loại hình doanh nghiệp còn lại bao gồm hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn thể hiện xu hƣớng giảm của vòng quay vốn tín dụng. Cụ thể, vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp hợp tác xã năm 2012 là 2,5 vòng, năm 2013 là 2,27 vòng, năm 2014 là giảm còn 1,28 vòng; vòng quay vốn tín dụng của doanh nghiệp tƣ nhân năm 2012 là 3,66 vòng, năm 2013 là 2,87 vòng, năm 2014 là 3,06 vòng; vòng quay vốn tín dụng của công ty TNHH năm 2012 là 2,06 vòng, năm 2013 giảm xuống 1,21 vòng, năm 2014 là 1,45 vòng; vòng quay vốn tín dụng của công ty cổ phần năm 2012 là 1,85 vòng, năm 2013 giảm xuống còn 1,65 vòng, năm 2014 tăng lên là 2,22 vòng.

* Theo ngành nghề

Xét theo ngành nghề thì ngoại trừ ngành trồng trọt có vòng quay vốn tín dụng tƣơng đối ổn định, các ngành còn lại phần lớn đều cho thấy xu hƣớng giảm của vòng quay vốn tín dụng. Đặc biệt là ngành chăn nuôi, sản xuất thủ công mỹ nghệ và gia công hàng xuất khẩu có vòng quay vốn tín dụng giảm mạnh nhất. Điều này phản ánh là mặc dù dƣ nợ tăng lên hàng năm, doanh số thu nợ đã không tăng kịp theo tốc độ

tăng của dƣ nợ khiến vòng quay vốn giảm xuống. Nếu nhƣ trong ngành trồng trọt, nhu cầu vốn vay xét về thời hạn hầu nhƣ không thay đổi nhiều thì ở những ngành còn lại, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhiều nhu cầu vốn dài hạn hơn. Điều này cũng phù hợp với thực tế là khi nền kinh tế dần đi vào ổn định thì các kiểu kinh doanh ngắn hạn dƣới dạng phi vụ chớp nhoáng ngày càng giảm và nhƣờng chỗ cho các hình thức kinh doanh dài hạn, có đầu tƣ bài bản hơn.

* Theo phƣơng thức tín dụng

Trong các phƣơng thức cấp tín dụng thì phƣơng thức cho vay từng lần và bảo lãnh ngân hàng có vòng quay vốn tín dụng khá ổn định trong ba năm qua. Còn lại các phƣơng thức cấp tín dụng khác đều cho thấy xu hƣớng giảm của vòng quay vốn tín dụng. Đặc biệt là các phƣơng thức cấp tín dụng nhƣ cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay trả góp, cho vay thấy chi có vòng quay vốn tín dụng giảm khá mạnh. Nếu nhƣ năm 2012, vòng quay vốn tín dụng của cho vay theo hạn mức tín dụng là 4,41 vòng thì đến năm 2013 giảm mạnh còn 1,9 vòng, và sang năm 2014 tăng nhẹ lên 2,45 vòng. Đối với cho vay trả góp, năm 2012 vòng quay vốn tín dụng là 1,9 vòng thì sang năm 2013 giảm xuồng còn 1,77 vòng và đến năm 2014 tiếp tục giảm mạnh còn 0,97. Đối với cho vay thấu chi, năm 2012 có vòng quay vốn tín dụng là 3,33 vòng thì sang năm 2013 là 2,62 vòng và đến năm 2014 giảm còn 1,63 vòng.

Vòng quay vốn tín dụng của phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng giảm xuống có thể là do chu kỳ kinh doanh của các doanh nghiệp kéo dài hơn. Nhƣ đã phân tích ở mục trên, khi nền kinh tế phục hồi và lấy lại đà tăng trƣởng thì các doanh nghiệp thƣờng lựa chọn những dự án kinh doanh bài bản hơn và do đó có chu kỳ kinh doanh dài hơn, mang lại lợi nhuận và dòng tiền bền vững hơn, điều này khiến vòng quay vốn tín dụng của phƣơng thức này giảm xuống do chu kỳ thu hồi vốn kéo dài hơn. Tƣơng tự là đối với phƣơng thức cấp tín dụng cho vay trả góp. Phƣơng thức cho vay trả góp thƣờng áp dụng đối với các món vay có thời hạn khá dài, chẳng hạn nhƣ mua sắm xe ô tô hoặc bất động sản, do đó thời hạn vay của phƣơng thức này chịu ảnh hƣởng mạnh của lãi suất. Rõ ràng trong những năm 2012 và 2013, lãi suất cho vay tăng rất cao nên các doanh nghiệp không mặn mà với các món vay có thời hạn dài, ngƣợc lại sang năm 2014, lãi suất giảm đáng kể và dần ổn định nên các doanh nghiệp quay trở lại ký kết các hợp đồng vay vốn dài hơn nhiều hơn dƣới phƣơng thức vay trả góp. Thời hạn vay dài tăng lên cũng đồng nghĩa với thời hạn thu hồi vốn dài hơn khiến vòng quay vốn giảm xuống.

(5) Tỷ lệ lợi nhuận tín dụng/dư nợ tín dụng

Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động cốt lõi mang lại thu nhập cho Ngân hàng. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận từ cho vay DNNVV không những đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động cho vay DNNVV mà còn đánh giá đƣợc cả hoạt động tín dụng chung tại chi nhánh Ngân hàng. Chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng phản ánh khả năng sinh lời của vốn tín dụng, chỉ tiêu lợi nhuận tín dụng càng cao phản ánh các khoản cho vay của Ngân hàng sinh lời, hiệu quả tín dụng cao, ngƣợc lại chỉ tiêu này thấp thì có nghĩa là hoạt động tín dụng không đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ có tính tƣơng đối bởi vì nó còn chịu ảnh hƣởng của chính sách tiền tệ, lãi suất huy động, chính sách quan hệ khách hàng.

Thu nhập của Sacombank - chi nhánh Bình Phƣớc từ các nguồn sau: thu từ lãi cho vay, thu từ lãi bán vốn huy động, thu dịch vụ và kinh doanh ngoại hối. Trong đó nguồn thu từ hoạt động cho vay là nguồn thu chiếm tỷ trọng cao nhất cho Chi nhánh.

Nhìn vào bảng số liệu, có thể thấy rằng hoạt động cho vay DNVNN đang mang lại một nguồn lợi nhuận ổn định cho Chi nhánh qua các năm. Năm 2012, lợi nhuận từ cho vay DNNVV là 14 tỷ chiếm tỷ trọng23% trong lợi nhuận từ hoạt động cho vay của Chi nhánh. Sang năm 2013 lợi nhuận tăng lên 17 tỷ chiếm 22% và 2014, lợi nhuận cho vay DNNVV là 25 tỷ chiếm 25% trong tổng lợi nhuận tín dụng chung. Cho thấy sự tăng lên của tỷ trọng đóng góp vào lợi nhuận từ hoạtđộng cho vay DNNVV của Chi nhánh. Các DNNVV đang trở thành đối tƣợng đƣợc chú ý và săn đón của Chi nhánh, số lƣợng DNNVV đến với Chi nhánh ngày càng tăng. Công tác tìm kiếm khách hàng, thẩm định dự án, marketing, tƣ vấn cho kháchhàng là DNNVV ngày càng tốt và hiệu quả hơn.

Cũng từ bảng số liệu, có thể thấy chỉ tiêu tỷ lệ lợi nhuận từ cho vay DNNVV đang giảm dần qua các năm. Nếu nhƣ năm 2012 tỷ lệ này là 4.67%, thì sang năm 2013 đã là 4.51 % và đến năm 2014 chỉ còn 4.08%. Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ lợi nhuận này không phải do hoạt động cho vay DNNVV của Chi nhánh không hiệu quả mà do xu thế chung của thị trƣờng, khi mà áp lực cạnh tranh

ngày càng gia tăng và lợi nhuận biên của các ngân hàng ngày cảng giảm đi. Đặc biệt là lợi nhuận biên từ hoạt động cho vay giảm mạnh vì các ngân hàng phải giảm lãi suất cho vay để cạnh tranh thu hút khách hàng, mặc khác phải tăng lãi suất huy động để tăng số dƣ tiền gửi từ dân cƣ. Tuy nhiên, để cải thiện tình hình này và nhằm tăng lợi nhuận thì Chi nhánh cần tăng cƣờng tiếp thị thêm khách hàng mới nhằm tăng dƣ nợ cho vay và tích cực bán chéo các sản phẩm, dịch vụ khác để tăng thu từ phí dịch vụ.

(6) Tỷ lệ nợ quá hạn

* Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo loại hình doanh nghiệp

Hình 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV năm 2014 theo loại hình doanh nghiệp

Đvt: phần trăm (%)

Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Bình Phước

Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp công ty cổ phần là cao nhất, chiếm 1.6%, tiếp đến là loại hình công ty TNHH chiếm 1.44%, DNTN chiếm 0.7%, hợp tác xã chiếm 0.3%, loại hình doanh nghiệp khác chiếm 1%. Nhƣ vậy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng tập trung vào 2 loại hình là công ty TNHH và công ty cổ phần là chủ yếu. 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% Hợp tác xã Doanh nghiệp

tƣ nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần Khác 0.30% 0.70% 1.44% 1.60% 1%

* Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp Hình 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV năm 2014 theo ngành nghề

Đvt: phần trăm (%)

Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Bình Phước

Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV phân theo ngành nghề với ngành trồng trọt có tỷ lệ cao nhất 2%, tiếp đến là chăn nuôi với tỷ lệ 1.6%, ngành xây dựng 1.23%, ngành sản xuất thủ công mỹ nghệ chiếm 1.3%, ngành thƣơng mại dịch vụ 0.8%, còn lại là gia công hàng xuất khẩu và ngành khác chiếm 0.5%.

0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00%

Trồng trọt Chăn nuôi Thƣơng mại - dịch vụ Xây dựng Sản xuất thủ công mỹ nghệ Gia công hàng xuất khẩu Ngành khác 2.00% 1.60% 0.80% 1.23% 1.30% 0.50% 0.50%

* Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo phƣơng thức cấp tín dụng

Hình 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV năm 2014 theo phƣơng thức cấp tín dụng

Đvt: phần trăm (%)

Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Bình Phước

Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV phân theo phƣơng thức cấp tín dụng với cho vay thấu chi đạt tỷ trọng cao nhất 2.2%, cho vay từng lần đạt 1.7%, cho vay theo hạn mức tín dụng đạt 0.5%. cho vay trả góp đạt 1.1%, phƣơng thức bảo lãnh đạt 0.6%, chiết khấu đạt 0.2%, còn lại là phƣơng thức cho vay khác đạt 1.2%.

* Tỷ lệ nợ quá hạn phân theo quy mô doanh nghiệp

Hình 2.12: Tỷ lệ nợ quá hạn DNNVV năm 2014 theo quy mô

Đvt: phần trăm (%)

Nguồn: Sacombank - Chi nhánh Bình Phước

0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% Cho vay từng lần Cho vay theo hạn mức tín dụng Cho vay trả góp Cho vay

thấu chi Bảo lãnh Chiết khấu

Cho vay khác 1.70% 0.50% 1.10% 2.20% 0.60% 0.20% 1.20%

TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN THEO PHƢƠNG THỨC CẤP TÍN DỤNG

0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% Siêu nhỏ Nhỏ Vừa 0.50% 1.20% 1.51%

Tỷ lệ nợ quá hạn theo quy mô DNNVV trong năm 2014 chiếm tỷ trọng cao nhất là quy mô doanh nghiệp vừa: 1.51%, doanh nghiệp nhỏ đạt 1.2%, doanh nghiệp siêu nhỏ đạt 0.5%.

(7) Tỷ lệ nợ xấu

Hình 2.13:Tỷ lệ nợ xấu DNNVV năm 2012 - 2014

Đvt: phần trăm (%)

N

guồn: Sacombank - Chi nhánh Bình Phước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín (sacombank) chi nhánh bình phước (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)