Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 30)

- Xác định được một số đặc điểm sinh học, sinh thái học và khả năng nhân giống loài Bát giác liên tại Vườn Quốc gia Ba Vì.

- Đề xuất được giải pháp bảo tồn loài Bát giác liên tại Vườn Quốc gia Ba Vì.

2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là loài Bát giác liên (Podophyllum tonkinense

Gagnep.) phân bố tự nhiên tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học và thử nghiệm nhân giống loài Bát giác liên bằng hom thân rễ.

- Phạm vi không gian: Trên các tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn tại Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội.

- Phạm vi về thời gian: Số liệu để thực hiện đề tài được thu thập trong năm 2020.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học của Bát giác liên. - Thử nghiệm nhân giống loài Bát giác liên.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Bát giác liên

2.4.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu và phỏng vấn

+ Kế thừa các nguồn tài liệu, Các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo của VQG Ba Vì; Sách, tạp chí, các bản báo cáo khoa học có liên quan đến cây Bát giác liên... được coi là nguồn thông tin quan trọng, định hướng cho các hoạt động nghiên cứu.

+ Phỏng vấn cán bộ VQG Ba Vì và người dân địa phương về các vị trí từng ghi nhận sự xuất hiện của loài, các thông tin về đặc tính sinh học, sinh thái học của Bát giác liên.

2.4.1.2. Phương pháp điều tra thực địa

a. Chuẩn bị

+ Máy định vị GPS, bản đồ;

+ Máy ảnh, bút, bảng biểu điều tra ghi chép;

+ Liên hệ người dẫn đường và hỗ trợ điều tra ngoại nghiệp.

b. Phương pháp điều tra trên tuyến

+ Nguyên tắc lập tuyến: Tuyến điều tra phải đại diện, đi qua hầu hết các dạng sinh cảnh chính và địa hình trên toàn bộ diện tích nghiên cứu, theo đai cao và theo sinh cảnh. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu.

+ Số lượng tuyến đã điều tra: 8 tuyến gồm: Tuyến 1 Khu vực rừng tự nhiên cốt 400-500m Tuyến 2 Khu vực rừng tự nhiên cốt 600m Tuyến 3 Khu vực phế tích trại hè Pháp (700m) Tuyến 4 Khu vực phế tích nhà thờ Pháp (800m) Tuyến 5 Khu vực đỉnh Ngọc Hoa (900-1000m) Tuyến 6 Khu vực đỉnh Tiểu Đồng (1000-1100m) Tuyến 7 Khu vực đỉnh Đền Thượng (1000-1200m) Tuyến 8 Khu vực đền thờ Bác Hồ (1000-1200m)

+ Sử dụng bản đồ VQG kết hợp với máy GPS điều tra theo từng tuyến nhằm xác định vị trí phân bố của loài để xây dựng lên bản đồ khu vực phân bố của Bát giác liên.

Kết quả điều tra phân bố loài Bát giác liên trên tuyến được ghi chép theo mẫu biểu 01 (Phụ lục 02 kèm theo).

Tại các tuyến và ô tiêu chuẩn tiến hành thu thập số liệu về về đặc tính sinh học và sinh thái học của loài.

- Tiến hành ghi chép, mô tả đặc điểm hình thái và vật hậu của Bát giác liên như: thân (chiều cao vút ngọn, đường kính gốc và các đặc điểm đặc trưng của thân); lá (hình dạng, kích thước, hệ gân lá, màu sắc …); hoa; quả… theo mẫu biểu 02 (Phụ lục 02 kèm theo).

c. Phương pháp điều tra trong ô tiêu chuẩn

Để nghiên cứu về đặc tính sinh học của loài, tôi tiến hành lập các ô tiêu chuẩn đại diện tại khu vực có Bát giác liên phân bố. Lập 10 ô tiêu chuẩn có diện tích ô là 1000m² (40 x 25m). Trong ô tiêu chuẩn điều tra đặc điểm tầng cây cao, cây bụi thảm tươi, cây tái sinh và đặc điểm thổ nhưỡng mà loài Bát giác liên phân bố.

Bảng 2.1. Số hiệu và vị trí ô tiêu chuẩn được lập tại khu vực nghiên cứu

STT Số hiệu OTC Tọa độ bắt gặp Độ cao TB

1 BGLOTC 01 538845 2332216 435 2 BGLOTC 02 538932 2332325 606 3 BGLOTC 03 538089 2331520 688 4 BGLOTC 04 538050 2331441 694 5 BGLOTC 05 537720 2331128 799 6 BGLOTC 06 537690 2331102 825 7 BGLOTC 07 536441 2328242 935 8 BGLOTC 08 535852 2325567 1028 9 BGLOTC 09 533467 2316872 1140 10 BGLOTC 10 533178 2312557 1190

- Điều tra tầng cây cao nơi loài Bát giác liên phân bố

Tiến hành xác định các loài cây tham gia vào tầng tán chính của rừng nơi có loài Bát giác liên phân bố.

Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của các cây trong ô tiêu chuẩn: đường kính 1.3m (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn), chiều cao dưới cành (Hdc), đường kính tán (Dt) của tất cả các cây có D1.3 từ 6 cm trở lên theo các phương pháp điều tra lâm học hiện hành. Đường kính 1.3 m được đo bằng thước vanh, chiều cao được đo bằng máy đo cao.

Cùng với việc đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng, tiến hành đánh giá chất lượng cây trong ô bằng cách mục trắc để xác định cây tốt, cây trung bình, cây xấu.

+ Cây tốt (A) là những cây thân thẳng, tròn đẹp, tán đều, không cong queo sâu bệnh, không cụt ngọn, sinh trưởng và phát triển tốt.

+ Cây xấu (C) là những cây thấp, tán lệch, cong queo, cụt ngọn, và sâu bệnh, u bướu, sinh trưởng và phát triển kém.

+ Cây trung bình (B) là những cây có hình thái trung gian giữa cây tốt và cây xấu.

Các nội dung điều tra tầng cây cao được ghi chép theo mẫu biểu 03 (Phụ lục 02 kèm theo).

- Điều tra cây tái sinh

Trong OTC bố trí 5 ODB, 4 ô ở bốn góc một ô ở giữa. Diện tích mỗi ô 25 m2 (5x5m). Trong mỗi ô dạng bản điều tra tên cây, phẩm chất tái sinh, số cây triển vọng, nguồn gốc. Kết quả điều tra được ghi theo mẫu biểu 04 (Phụ lục 02 kèm theo).

- Điều tra cây bụi thảm tươi:

Trong 5 ô dạng bản, tiến hành điều tra cây bụi thảm tươi và kết quả được ghi theo mẫu biểu 05 (Phụ lục 02 kèm theo).

d. Phương pháp xác định độ tàn che, địa hình, tiểu khí hậu nơi loài phân bố

Độ che phủ và độ tàn che được xác định bằng phương pháp ước lượng bằng mắt.

Sử dụng máy GPS, địa bàn để xác định tọa độ, độ cao, hướng phơi, độ dốc nơi loài phân bố.

Xác định nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình các tháng, tổng tích nhiệt hoạt động năm, lượng mưa bình quân năm, độ ẩm không khí bình quân tại các điểm nghiên cứu, dựa trên các số liệu tham khảo của phòng Khoa học – VQG Ba Vì.

e. Phương pháp xác định các tác động đến loài Bát giác liên Kế thừa số liệu và phỏng vấn

- Kế thừa các số liệu đã nghiên cứu, thống kê tình hình sinh trưởng, phát triển, biến động số lượng cá thể loài, quần thể Bát giác liên trước đây so với hiện nay.

- Phỏng vấn cán bộ VQG Ba Vì và người dân địa phương về các ảnh hưởng làm tăng hoặc giảm số lượng các cá thể, quần thể Bát giác liên...

Điều tra ngoại nghiệp

Điều tra tiến hành thu thập các thông tin tác động đến loài Bát giác liên theo các nội dung trong mẫu biểu 06 (Phụ lục 02 kèm theo).

2.4.1.3. Phương pháp xử lý số liệu

Dựa vào kết quả điều tra ngoài thực địa tiến hành tổng hợp đặc tính sinh học của loài Bát giác liên (hình thái, vật hậu: mùa hoa quả, ra lá non, nảy chồi, rụng lá, tình hình tái sinh…thể, đánh giá xu hướng biển đổi của quần thể).

Dùng phần mềm MapSoure để chuyển dữ liệu từ máy GPS sang Mapinfo. Sử dụng phần mềm Mapinfor và nền bản đồ số của VQG Ba Vì để

xây dựng các bản đồ phân bố của cây Bát giác liên và bản đồ các tuyến điều tra, vị trí các OTC trên tuyến điều tra.

Dựa trên các số liệu điều tra trên tuyến và ô tiêu chuẩn, tổng hợp và đánh giá các đặc trưng của cấu trúc rừng nơi có Bát giác liên phân bố gồm: cấu trúc mật độ, tổ thành, tầng tán và một số chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao, đường kính...

- Mật độ trong OTC:

N/ha = 𝑁∗10 4

𝑆𝑜𝑡𝑐

(Trong đó N là tổng số cây điều tra, Sotc là diện tích ô tiêu chuẩn) - Đường kính trung bình:

D1.3 = 1

𝑁∑𝑁𝑖=1𝐷1.3𝑖 (cm) Trong đó: D1.3: Đường kính ngang ngực. N: là tổng số cây điều tra. - Chiều cao trung bình:

Hvn = 1

𝑁∑𝑁𝑖=1𝐻𝑣𝑛𝑖 (m) Trong đó: Hvn: Chiều cao vút ngọn.

N: là tổng số cây điều tra. - Đường kính tán cây:

Dt = 1

𝑁∑𝑁𝑖=1𝐷𝑡𝑖 (m) Trong đó: Dt: Đường kính tán.

N: là tổng số cây điều tra.

- Đánh giá chất lượng cây tái sinh được xác định theo công tác: N% = 𝑁𝑖

𝑁100 Trong đó:

N% là tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu trong mỗi ODB. Ni là số cây tốt, trung bình, xấu trong mỗi ODB.

N là tổng số cây tái sinh trong mỗi ODB.

Tỷ lệ cây tái sinh tốt, trung bình, xấu trong cả ô tiêu chuẩn là: N% = ∑ 𝑁% 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑚𝑖 𝑂𝐷𝐵

5

- Tính toán xác định công thức tổ thành rừng:

Dựa vào kết quả tổng hợp số cây, số loài ở các biểu trên, tiến hành tính toán tổ thành theo công thức:

Như vậy loài nào có số lượng cá thể lớn hơn số cây trung bình sẽ tham gia vào cấu trúc tổ thành. Sau đó đưa vào công thức X = số cây của 1 loài/ tổng số cây của những loài tham gia vào tổ thành x10 để xác lập công thức tổ thành. Khi tính toán xác định công thức tổ thành lấy số cây làm đơn vị tính theo tỉ lệ 1/10.

Công thức tính:

Xi = 𝑛𝑖

𝑁 x 10 Trong đó: Xi là tỷ lệ tham gia của loài i ni: Số cây của loài i

N: tổng số cây của những loài tham gia vào tổ thành Khi đó công thức tổ thành là:

∑𝑚𝑖−1𝑋𝑖𝐾𝑖

Trong đó: Ki: Tên loài

m: số loài tham gia công thức tổ thành

Trong công thức thứ tự loài có hệ số lớn hơn viết trước, tên của các loài được viết tắt.

Những loài có hệ số K < 0,5 ghi dấu -

Từ các kết quả điều tra thực địa tiến hành tổng hợp các số liệu về các tác động đe dọa đến sinh trưởng và phát triển của các quần thể Bát giác liên tại VQG Ba Vì theo 2 nhóm: từ phía con người và từ phía tự nhiên; Đánh giá khả năng phục hồi của Bát giác liên từ các mối đe dọa này.

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu thử nghiệm nhân giống loài Bát giác liên bằng hom củ

Vật liệu nghiên cứu

Hom củ: Không sâu bệnh, được lấy từ chuỗi củ của cây Bát giác liên mọc tự nhiên tại VQG Ba Vì, đã thành thục, sinh trưởng tốt và ổn định. Tất cả hom lấy về được đo kích thước và cân trọng lượng. Sau đó phân thành 3 nhóm:

+ Hom non: Hom thường ở vị đầu chuỗi củ, nhỏ, mềm, màu xanh vàng; + Hom bánh tẻ: Hom thường ở vị giữa chuỗi củ, cỡ trung bình, màu vàng nâu, củ đã cứng;

+ Hom già: Hom thường ở vị trí gốc chuỗi củ, cỡ to nhất, màu nâu đậm, vỏ cứng.

Khu vực bố trí thí nghiệm

Các thí nghiệm được bố trí tại Vườn ươm của VQG Ba Vì. Khu vực bố trí thí nghiệm được tiến hành trên các luống cố định, có bố trí lưới đen che chắn có tác dụng điều chỉnh độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng trong vườn ươm.

Thời gian bố trí thí nghiệm

Từ tháng 6-8/2020.

Thí nghiệm 1

Nghiên cứu ảnh hưởng loại hom củ đến tỷ lệ sống và nảy mầm của chồi củ Bát giác liên: Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức cho 3 loại hom giâm khác nhau: CT1: hom non; CT2: hom bánh tẻ; CT3: hom già. Lượng hom

được bố trí thí nghiệm 1 là 30 hom/CT. Hom được chăm sóc hàng ngày. Định kỳ 1 tuần 1 lần liên tục trong 8 tuần, kiểm tra và đo đếm số liệu. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ hom sống, tỷ lệ hom bất chồi, tỷ lệ hom ra rễ, chiều dài trung bình của rễ. Tất cả các loại hom được thí nghiệm trên một loại giá thể là nền đất lấy từ tầng A, khu vực phân bố tự nhiên của Bát giác liên.

Thí nghiệm 2

Nghiên cứu ảnh hưởng loại giá thể đến khả năng sinh trưởng của chồi Bát giác liên. Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức cho 3 loại nền cấy hom củ Bát giác liên, gồm: CT1: Nền đất lấy từ tầng A, khu vực phân bố tự nhiên của Bát giác liên; CT2: Nền đất từ tầng A tại khu vực xung quanh vườn ươm của VQG Ba Vì có trộn thêm phân vi sinh (5%); CT3: Nền đất cát. Lượng hom được bố trí thí nghiệm 2 là 30 hom củ đã bật chồi, ra rễ/CT. Cây hom được chăm sóc hàng ngày. Định kỳ 1 tuần 1 lần liên tục trong 8 tuần, kiểm tra và đo đếm số liệu. Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ hom sống, chiều dài chồi, số chồi/gốc, tỷ lệ ra rễ và chiều dài trung bình của rễ.

Xử lý số liệu

Các số liệu được nhập và tính toán bằng phần mềm Excel. Các công thức so sánh được tiến hành theo phương pháp kiểm tra sự sai khác giữa các giá trị trung bình, theo các mẫu biểu 07, 08 (Phụ lục 02 kèm theo).

Từ kết quả tổng hợp trong các mẫu biểu 07 và 08 lựa chọn công thức có trị số trung bình tốt nhất của các chỉ tiêu so sánh để lựa chọn biện pháp giâm hom củ của Bát giác liên phù hợp cho khu vực nghiên cứu.

2.4.3. Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài Bát giác liên

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài và tình hình thực tế tại VQG Ba Vì đã thu thập được, tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, những tác động từ tự nhiên và con người tới loài Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu để phân tích những cơ hội, thách thức trong việc bảo tồn và

phát triển loài Bát giác liên. Từ đó đưa ra đề xuất các hướng giải pháp bảo tồn loài, cụ thể.

Cơ sở để xây dựng đề xuất:

- Dựa vào hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn. - Dựa vào kết quả nghiên cứu.

- Dựa vào các quy phạm Lâm nghiệp về phương thức bảo tồn loài.

Hình thức đề xuất giải pháp bảo tồn:

- Bảo tồn tại chỗ. - Bảo tồn chuyển chỗ.

Các giải pháp:

- Giải pháp về cơ chế chính sách. - Giải pháp về khoa học kỹ thuật. - Giải pháp về kinh tế - xã hội.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới

- Vị trí: VQG Ba Vì nằm trên địa bàn 16 xã, gồm 5 huyện là Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai thuộc Thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình, cách Thủ đô khoảng 50 km về phía Tây theo trục đường Láng - Hoà Lạc hoặc qua Thị xã Sơn Tây. Hệ thống giao thông nhìn chung rất thuận tiện.

- Toạ độ địa lý: Từ 20055 - 21007' Vĩ độ Bắc.

Từ 105018' - 105030' Kinh độ Đông. - Ranh giới VQG Ba Vì:

+ Phía Bắc giáp các xã Ba Trại, Ba Vì, Tản Lĩnh; huyện Ba Vì, Hà Nội. + Phía Nam giáp các xã Phúc Tiến, Dân Hoà thuộc huyện Kì Sơn, xã Lâm Sơn thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

+ Phía Đông giáp các xã Vân Hoà, Yên Bài, thuộc huyện Ba Vì; Yên Bình, Yên Trung, Tiến Xuân, huyện Thạch Thất; xã Đồng Xuân huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội; xã Yên Quang, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.

+ Phía Tây giáp các xã xã Khánh Thượng, Minh Quang huyện Ba Vì, Hà Nội và xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Diện tích Vườn quốc gia Ba Vì quản lý theo quy hoạch tại Quyết định số 1181/QĐ-BNN-TCLN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 10.814,6 ha, sau khi đo đạc phần diện tích thuộc tỉnh Hòa Bình, diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)