Kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 51)

3.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế chung

Theo số liệu thống kê của các xã, nguồn thu ngân sách trên địa bàn các xã vùng đệm năm 2014 đạt trên 37,45 tỷ đồng. Sản lượng lương thực trung bình trong toàn khu vực đạt 365 kg/người/ năm. Thu nhập bình quân cao nhất ở xã Yên Trung, đạt khoảng 6.500.000 đ/người/năm. Thấp nhất là xã Khánh Thượng, chỉ đạt khoảng 3.600.000 đ/người/năm. Trong khu vực có 1.436 hộ nghèo, chiếm 10,31% số hộ trong vùng. Khánh Thượng là xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất với 189 hộ, chiếm 11,3 % số hộ trong xã. Đông Xuân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ có 28 hộ, chiếm 2,8% số hộ trong xã. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, kinh tế chậm phát triển và còn nhiều khó khăn.

- Sản xuất lương thực: Năng suất lúa 2 vụ của các xã trong vùng đạt trung bình 4,75 tấn/ha/năm. Bình quân mỗi năm đạt trên 33.000 tấn. Năm 2014 đạt trên 37.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng lương thực không đủ tiêu dùng tại chỗ mà nhiều địa phương vẫn phải mua từ bên ngoài vào.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt. Ngoài việc cung cấp sức kéo, trâu bò còn cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất, góp phần tăng năng xuất cây trồng, cung cấp thực phẩm tại chỗ. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi trong vùng gặp nhiều khó khăn do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp.

- Công tác bảo vệ rừng: Người dân địa phương đã nhận khoán bảo vệ rừng do Vườn giao khoán bảo vệ là 3.350 ha, với 97 hộ dân ở các xã. Kết quả nghiệm thu hàng năm cho thấy các hộ nhận khoán đã bảo vệ tốt diện tích được giao.

- Khai thác nguồn lâm đặc sản là cây thuốc trong rừng tự nhiên: Hiện nay, tại các bản Yên Sơn và bản Hợp Nhất thuộc xã Ba Vì, nhiều hộ gia đình

người Dao có nghề thuốc gia truyền. Hầu hết cây thuốc được lấy từ rừng tự nhiên trên Núi Ba Vì (vùng lõi). Việc khai thác quá mức và thiếu kiểm soát đã làm giảm mạnh về số lượng và chất lượng của nhiều loài cây thuốc quý chữa các bệnh xương khớp, bệnh gan, thận, các bệnh phụ nữ… Đây thực sự là điều cảnh báo, nếu Vườn và địa phương không kiểm soát chặt chẽ hoặc không có phương án quy hoạch bảo vệ và gây trồng thì một số loài cây thuốc quý có nguy cơ không còn.

- Canh tác nương rẫy: Ở các xã Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại người dân canh tác nương rẫy nằm trong phân khu phục hồi sinh thái. Tuy nhiên, diện tích này được người dân canh tác từ lâu đời. Canh tác chủ yếu trồng cây Sắn, Dong giềng, một số diện tích trồng luân canh. Nhìn chung, năng suất ngày càng giảm dần do đất bạc màu, rửa trôi.

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn vùng đệm có 8 cơ sở sản xuất, quy mô của các cơ sở nhỏ (số lao động trong các cơ sở này từ 50 – 160 người) lực lượng lao động là người địa phương. Cơ sở sản xuất thủ công, dịch vụ thương mại chủ yếu do gia đình tự làm.

3.2.2.2. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng đệm

- Công tác Giáo dục: ở tất các các xã đều đã có trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Hầu hết các em ở độ tuổi đến trường đều đã được đi học. Năm 2014, các xã trong vùng có tỷ lệ học sinh trung học được xét tốt nghiệp đạt từ 94 - 98%. Tuy vậy, chất lượng giáo dục chưa thật tốt.

- Công tác Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng trong khu vực điều tra, các xã đã có 1 trạm y tế. Toàn vùng có 103 cán bộ y tế và 87 giường bệnh. Các cơ sở y tế trong vùng làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh, khám bệnh, sơ cứu và chữa các bệnh thông thường cho dân. Tuy nhiên, cơ sở vật chất ở các trạm y tế xã còn thiếu, trình độ các bộ y tế còn hạn chế. Trình độ của cán bộ chủ yếu ở cấp Y sĩ, chưa có bác sĩ.

- Cơ sở hạ tầng khá thuận lợi, các xã đều có đường liên xã đã được trải nhựa, xe ô tô về đến trung tâm xã. Một số xã đường từ trung tâm xã đến các

thôn còn là đường đất và đường dải cấp phối. Đường vào các khu du lịch như Ao Vua, Hồ Tiên Sa, Khoang Xanh... đã được đầu tư dải bê tông nhựa đường.

- Hệ thống lưới điện quốc gia đã đến tất cả các xã. Tuy nhiên, điện ở đây mới chỉ dùng để thắp sáng, còn điện cho sản xuất được sử dụng ít, chủ yếu cho các hộ xay xát, chế biến gỗ xẻ.

- Chợ: hiện nay chỉ mới một số xã có chợ như Yên Quang, Yên Bình, Tản Lĩnh, Minh Quang, còn các xã khác đều chưa có chợ hoặc có chợ nhưng chủ yếu là chợ tạm. Việc giao lưu, trao đổi hàng hóa của bà con thôn bản chưa được cải thiên nhiều.

3.2.2.3. Đánh giá chung về kinh tế, xã hội

- Thuận lợi:

Công tác tuyên truyền giáo dục của đội ngũ cán bộ cơ sở tốt nên người dân trong khu vực đã có ý thức bảo vệ rừng, môi trường sinh thái. Đến nay cơ bản không còn hiện tượng phá rừng làm nương rẫy. Tài nguyên rừng được duy trì, phát triển tốt. Lực lượng lao động trên địa bàn khá dồi dào, có thể tham gia nhận khoán, bảo vệ, khoanh nuôi, trồng rừng. Các chương trình dự án như: Chương trình 327/CP, 661/CP, 134/CP, 135/CP của Chính phủ bước đầu đã cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, lâm nghiệp phát triển, từ đó người dân có nhiều kinh nghiệm làm rừng và có ý thức bảo vệ rừng góp phần nâng cao đời sống cho người dân trên địa bàn.

- Khó khăn:

Khu vực VQG Ba Vì chủ yếu là người dân tộc thiểu số sinh sống. Trong đó dân tộc Mường có tỷ lệ khá cao, chiếm 77,3% dân số trong vùng, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, đời sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, thu nhập thấp, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất. Cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa, chợ đều thiếu, hệ thống truyền thông công cộng và phương tiện nghe nhìn còn thiếu. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn là những trở lực không nhỏ cho quá trình hội nhập và phát triển.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm sinh học và sinh thái học loài Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu

4.1.1. Hiện trạng phân bố của loài Bát giác liên tại VQG Ba Vì

4.1.1.1. Số lượng cá thể Bát giác liên trên các tuyến điều tra

Bát giác liên tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội có khu phân bố khá rộng xuất hiện ở độ cao từ 424 – 1195 m so với mực nước biển. Bát giác liên thường xuất hiện dưới tán rừng kín thường xanh ưa ẩm.

Tại khu vực Bát giác liên phân bố, trên tuyến và OTC đã phát hiện 40 cá thể Bát giác liên tại Vườn Quốc gia Ba Vì. Kết quả được thể hiện trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tọa độ và độ cao bắt gặp cây Bát giác liên tại VQG Ba Vì

STT Tọa độ bắt gặp Độ cao(m) Tuyến

1 538840 2332211 424 Tuyến 1 2 538845 2332216 435 Tuyến 1 3 538869 2332231 450 Tuyến 1 4 538929 2332311 592 Tuyến 2 5 538932 2332318 595 Tuyến 2 6 538932 2332325 606 Tuyến 2 7 538936 2332365 610 Tuyến 2 8 538945 2332411 612 Tuyến 2 9 538092 2331528 686 Tuyến 3 10 538092 2331525 686 Tuyến 3 11 538089 2331520 688 Tuyến 3 12 538087 23314511 689 Tuyến 3 13 538068 2331480 692 Tuyến 3 14 538061 2331466 693 Tuyến 3

STT Tọa độ bắt gặp Độ cao(m) Tuyến 15 538050 2331441 694 Tuyến 3 16 538045 2331431 695 Tuyến 3 17 538024 2331429 696 Tuyến 3 18 538015 2331422 696 Tuyến 3 19 538010 2331418 699 Tuyến 3 20 538009 2331417 701 Tuyến 3 21 538006 2331415 706 Tuyến 3 22 538002 2331410 710 Tuyến 3 23 537734 2331132 798 Tuyến 4 24 537720 2331128 799 Tuyến 4 25 537710 2331125 802 Tuyến 4 26 537696 2331122 805 Tuyến 4 27 537693 2331112 811 Tuyến 4 28 537690 2331102 825 Tuyến 4 29 537687 2331095 826 Tuyến 4 30 536450 2328256 911 Tuyến 5 31 536441 2328242 935 Tuyến 5 32 536436 2328237 936 Tuyến 5 33 536432 2328228 945 Tuyến 5 34 535869 2325581 1025 Tuyến 6 35 535852 2325567 1028 Tuyến 6 36 535847 2325551 1051 Tuyến 6 37 533467 2316872 1120 Tuyến 7 38 533359 2316768 1165 Tuyến 7 39 533178 2312557 1185 Tuyến 8 40 533151 2312523 1195 Tuyến 8

Qua kết quả điều tra thực địa trên 8 tuyến cho thấy: Bát giác liên phân bố rải rác tại Vườn quốc gia Ba Vì và bắt gặp nhiều nhất ở tuyến 3 (từ độ cao 686 -710 m) với tỷ lệ 35%, tiếp đến là tuyến 4 (từ độ cao 798 - 826 m) với tỷ lệ 17,5%,… thấp nhất là tuyến 7 và tuyến 8 (từ độ cao 1120 – 1195 m) với tỷ lệ 5%.

Đa số các cây Bát giác liên phát hiện được đều phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ 80,82%, chỉ có 19,18% cây có phẩm chất trung bình.

4.1.1.2. Số lượng cá thể Bát giác liên trên theo đai cao

Theo đại cao ta có thể bắt gặp Bát giác liên trên tuyến điều tra số liệu tong bảng 4.2.

Bảng 4.2. Phân bố Bát giác liên theo đai cao TT Đai cao bắt gặp (m) Số cá thể Bát giác liên bắt gặp Sinh trưởng 1 400 - 600 5 Tốt 2 600 - 800 19 Tốt 3 800 - 1000 9 Tốt 4 1000 - 1200 7 Tốt

(Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra, năm 2020)

Qua bảng trên, cho thấy trên đai cao từ 400 - 600m bắt gặp 5 cá thể Bát giác liên chiếm 12,50%. Do điều kiện sinh cảnh nên có một cá thể sinh trưởng trung bình, còn lại sinh trưởng phát triển tốt. Điểm bắt gặp nhiều nhất là từ 600 – 800m bắt gặp 19 cá thể Bát giác liên chiếm tỷ lệ 47,50%, sinh trưởng tốt. Đai cao từ 800 – 1000m bắt gặp 9 loài Bát giác liên chiếm tỷ lệ 22,5%. Đai cao 1000 – 1200m chiếm tỷ lệ 17,5%. Do điều kiện sinh cảnh nên có một các thể sinh trưởng trung bình, còn lại sinh trưởng phát triển tốt, điểm bắt gặp chủ yếu ở sườn núi ở đai cao từ 600 – 800m.

Hình 4.1: Biểu đồ Bát giác liên theo đai cao

2.1.1.2. Đặc điểm địa hình, đất đai khu vực nghiên cứu * Địa hình

Cần lưu ý đến đô cao và đô dốc, là những yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến tiểu khí hậu vùng đó, nó ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của loài Bát giác liên.

Đô cao tại khu vực nghiên cứu Bát giác liên phân bố ở những nơi có đô cao từ 400 đến 1200m so với mực nước biển.

Đô dốc trong khu vực nghiên cứu từ 15 - 350.

* Đá mẹ, thổ nhưỡng

Nhân tố đá mẹ, thổ nhưỡng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá thể các loài cây, làm ảnh hưởng đến hình thái và cấu trúc của quần thể thực vật. Căn cứ vào sự phân chia đất chúng tôi tiến hành phân chia đất tại khu vực nghiên cứu thành ba cấp sau bằng mắt thường ngoài thực địa.

Đất chưa thoái hóa (Đất tốt) đất này vẫn còn nguyên trạng thái đất rừng. Đất ít thoái hóa tầng A bị bào mòn nhẹ, đất ẩm, xốp, tầng đất dầy.

Đất thoái hóa trung bình tầng A bị bào mòn, đất hơi chặt, mùa khô bị thiếu ẩm. 0 5 10 15 20 400 - 600 600 - 800 800 - 1000 1000 - 1200 Số lượng BGL Số lượng BGL

Đất thoái hóa nặng ( Đất xấu) tầng A bị bào mòn hết, tầng B bị phơi trống, xói mòn mạnh, đất chặt, khô, xuất hiên kết von, tầng đá ong chặt cứng.

Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là loại đất ít thoái hóa tầng A bị bào mòn nhẹ, đất ẩm, xốp, tầng đất dày. Lọai đất tại đây là đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ Sa phiến thạch.

Bảng 4.3: Môt số đặc điểm cơ bản của phẫu diện đất Chỉ tiêu điều tra Phẫu diện

ÔTC1 Phẫu diện ÔTC3 Phẫu diện ÔTC4 1. Độ dốc 12(10-15) độ 22 (20-25) độ 28 (25-30) độ

2. Hưóng dốc Bắc Tây Tây Nam

3. Đá mẹ Sa phiến thạch Sa phiến thạch Sa phiến thạch 4. Loại đất Feralit nâu

vàng

Feralit nâu vàng

Feralit nâu vàng 5. Độ dày tầng đất >120 (cm) 80-120 (cm) <80 (cm) 6. Thành phần cơ giói Thịt TB Thịt TB-nặg Thịt TB-nhẹ

7. Kết cấu Hạt viên Hạt viên Hạt viên

8. Độ chặt Xốp Hơi chặt Hơi chặt

9. Tỉ lê đá lẫn 9% 15% 22%

10. Độ ẩm Am Hơi ẩm Khô

Qua bảng ghi kết quả điều tra phân tích đất tại khu vực có Bát giác liên phân bố thì Bát giác liên sinh trưởng tốt trên loại đất Feralit nâu vàng trên độ cao <100m, độ dốc 120, độ chặt xốp, độ ẩm hơi ẩm, tỷ lê đá lẫn <10%.

4.1.1.3. Sơ đồ phân bố loài Bát giác liên tại tại VQG Ba Vì

Từ kết quả điều tra thực địa và sử dụng các phần mềm bản đồ và GPS tôi đã tổng hợp được sơ đồ phân bố của loài Bát giác liên tại khu vực nghiên cứu (Hình 4.2).

Hình 4.2. Sơ đồ hiện trạng phân bố cây Bát giác liên tại VQG Ba Vì

Qua sơ đồ phân bố 4.2 cho thấy Bát giác liên tập trung phân bố tại khu vực sườn Đông Bắc, xung quanh các khu vực: Phế tích hội tại hè thời Pháp, Đền thờ Bác Hồ, Phế tích nhà thờ Pháp và khu vực rừng Bương (chủ yếu là tuyến 3 và tuyến 4).

4.1.2. Đặc điểm sinh học

4.1.2.1. Đặc điểm hình thái

Khi công bố loài Podophyllum tonkinense Gagnep. đặc điểm hình thái của Bát giác liên đã được mô tả (Ảnh mẫu chuẩn hình: 1.1). Tuy nhiên tại mỗi vùng sống khác nhau thì cây đôi khi có những thay đổi về hình thái để thích nghi hơn với môi trường sống. Ngay trong một cá thể đặc điểm hình thái cũng có thể có sự thay đổi ở các giai đoạn tuổi khác nhau... Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm hình thái đặc trưng của của loài tại khu vực nghiên cứu là việc làm cần thiết và là cơ sở đầu tiên cho công tác bảo tồn và phát triển loài.

a) Hình thái thân rễ cây

Bát giác liên là cây thân thảo, sống lâu năm, thân cây tròn, nhẵn, mọc đứng, có màu xanh lục, có đường kính gốc từ 0,5-1cm. Những cây có chiều

cao khoảng từ 30- 50cm thì thường phân làm 1-2 nhánh. (hình 4.3)

(Đỗ Thùy Linh, 9/2020)

Hình 4.3. Hình thái thân Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội

Rễ thô, có nhiều rễ nhỏ hình sơi, rễ cứng chia nhiều đốt. (hình 4.4)

Hình 4.4. Hình thái rễ Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội

b) Hình thái lá

(Đỗ Thùy Linh, 9/2020)

Hình 4.5. Hình thái lá Bát giác liên tại VQG Ba Vì, Hà Nội

Lá mọc so le, thường 1 – 2 cái, có 6 – 8 cạnh, góc cạnh lồi thành mũi nhọn, mép có răng cưa sắc, không đều, gân lá hình khiên, cuống lá dài 20 – 40cm dính vào giữa phiến lá. Hai mặt lá nhẵn bóng, mặt trên lá có màu xanh lục thẫm, mặt dưới có màu nhạt hơn. (Hình 4.5)

c) Hình thái hoa và quả

Do hạn chế về mặt thời gian điều tra nên trong thời gian điều tra tôi không bắt gặp được nhiều cây ra hoa và quả của cây Bát giác liên, nên đặc điểm hình thái hoa và quả ngoài việc quan sát thực tế thì tác giả cũng kế thừa từ các nguồn thông tin của thầy Vương Duy Hưng và một số tài liệu khác như: Sách Đỏ Việt Nam. Đặc điểm hình thái hoa và quả của loài như sau:

- Hoa gồm 5-9 cái, màu nâu hồng, có cuống, cuống và nụ hoa có chứa lông tơ nhỏ màu trắng, nụ hoa có màu xanh lục, mọc ở gần gốc lá, rủ xuống.

Hoa có 6 lá đài, mặt ngoài có lông (Hình 4.6). Cánh hoa có 6 lá đài, hình thuôn, tròn đầu. Nhị 6, ngắn hơn cánh hoa. Bầu thuôn, đầu nhụy to.

- Quả mọng, hình bầu dục hoặc hình trứng. - Hạt nhiều, nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)