Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 44)

3.1.5.1. Diện tích các loại rừng

Tổng diện tích tự nhiên của VQG Ba Vì tại thời điểm lập đề án là 9.700,35 ha, trong đó diện tích đất có rừng của Vườn hiện nay là 8.192,5 ha; chiếm 84,5% tổng diện tích tự nhiên toàn Vườn. Trong đó:

- Rừng tự nhiên 4.200,5 ha; chiếm 43,32% diện tích đất có rừng. - Rừng trồng 3.992 ha, chiếm 41,2 % diện tích đất có rừng.

Diện tích đất có rừng phân bố nhiều nhất tại xã Ba Vì với 1.407,0 ha. Diện tích rừng trung bình (trạng thái IIIA2, IIIB) và rừng nghèo (trạng thái IIIA1) tập trung khu vực núi Ba Vì với 883,9 ha.

Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình chỉ có rừng phục hồi (IC, IIA, IIB) với diện tích 1.071,5 ha, phân bố chủ yếu ở xã Yên Quang với 514,6 ha.

(Vườn Quốc gia Ba Vì) 3.1.5.2. Thảm thực vật, động vật và phân bố của các loài quý hiếm

a) Đặc điểm các kiểu thảm thực vật rừng:

(1) Rừng kín lá rộng thường xanh, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp

Đây là kiểu phụ miền thực vật thân thuộc với khu hệ bản địa Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam và khu hệ di cư Hymalaya -Vân nam - Quý Châu. Ở đây xuất hiện rừng Rêu (rừng cảnh tiên) là một kiểu phụ thổ nhưỡng của đai rừng á nhiệt đới ẩm Kiểu thảm này phân bố chủ yếu ở đỉnh Vua và một ít ở đỉnh Tản Viên, diện tích 423,2 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích. Kiểu rừng này đã bị tác động nhưng còn giữ được tính nguyên sinh về cơ bản. Độ tàn che của rừng > 0,8. Rừng chia làm 4 tầng, tầng ưu thế cao khoảng 15 -

30m, các loài trong họ Dẻ, Re,…đường kính bình quân đạt 35 - 38cm. Tính đa dạng loài khá cao.

(2) Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới

Đặc điểm cấu trúc: Loài ưu thế sinh thái là các loài cây thuộc khu hệ thực vật đệ tam đặc hữu bản địa Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam. Kiểu rừng này có diện tích 460,7 ha, chiếm 4,3% tổng diện tích, phân bố thành các mảng tương đối lớn ở độ cao dưới 700m xung quanh sườn núi Ba Vì. Ưu hợp của những loài cây trong các họ ưu thế như: họ Re (Lauraceae), họ Dẻ

(Fagaceae), họ Dâu tằm (Mogaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Đậu

(Leguminoseae),họ Xoài (Anacadiaceae), họ Trám (Burceraceae), họ Bồ hòn

(Sapindaceae), họ Sến (Satotaceae). Rừng được chia thành 4 tầng, trong đó tầng ưu thế có các loài như Trâm, Trường vân, Gội, Sến, Cà lồ Ba Vì, Đa, Sồi … đường kính bình quân 25 - 35cm, chiều cao từ 18 - 22m. Tính đa dạng loài khá cao, phân bố chủ yếu đai cao trên 700m, khu vực Đỉnh núi Ba Vì.

(3) Rừng thứ sinh phục hồi

Diện tích 3.042,6 ha; chiếm 31,4%; phân bố rải rác khắp VQG. Bao gồm rừng thứ sinh phục hồi nhiệt đới và rừng thứ sinh phục hồi á nhiệt đới núi thấp Thành phần loài và cấu trúc rừng khá đơn giản, một tầng, phổ biến là các loài Hu đay (Trema oriantalis), Ba gạc lá xoan (Euvodia meliaefolia).

(4) Rừng thứ sinh hỗn giao

Rừng thứ sinh hỗn giao diện tích nhỏ 274,0 ha, phân bố chủ yếu ở xã Ba Vì và Vân Hòa. Với cây gỗ chủ yếu là các loài: Dẻ, Re, Kháo, Chẹo, Ngát, Thị rừng, Dung, Chân chim… Tre nứa thường tạo thành đám riêng chủ yếu là Vầu nhỏ, Tre sặt, Nứa lá nhỏ (Schizostachyum dullooa). Mật độ, đường kính cây nhỏ do trước đây bị khai thác. Thực vật ngoại tầng phong phú gồm các loài Phong lan, dây leo thuộc họ Na, họ Trinh nữ, họ Đậu, họ Vang, họ Trúc đào, họ Cà phê.

(5) Rừng trồng

Rừng trồng có diện tích 3.992,0 ha, chiếm 41,2% diện tích tự nhiên, được trồng ở các xã Ba Vì, Khánh Thượng, Yên Bài, Vân Hòa, Yên Quang, Phú Minh, Dân Hòa. Các loài cây trồng chủ yếu gồm: Lim xanh, Sến, Thông, Sa mộc, Long não, Giổi, Muồng đen, Trám, Sấu,…Nhìn chung, cây sinh trưởng bình thường. Tính đa dạng loài khá, chưa cao.

(6) Thảm cỏ cây bụi, nương rẫy

Thảm này có diện tích 1.299,3 ha; phân bố cả ở 2 khu Ba Vì và Viên Nam, nhưng chủ yếu ở khu vực núi Viên Nam.

Loài thực vật chủ yếu là các loài Lau, Re, dây Sắn, Bìm bìm, Hu đay, Ba soi, Thành ngạnh. Thảm này cần được phục hồi rừng bằng các biện pháp trồng mới trên các dạng đất trống cây bụi và trảng cỏ (IA, IB) và thực hiện KNTS tự nhiên trên trạng thái đất có cây gỗ rải rác (IC) để tăng độ che phủ, chống xói mòn hạn chế rửa trôi đất.

Cũng cần giữ lại một số diện tích trạng thái cỏ cây bụi (ở những nơi có sẵn cỏ càng tốt hoặc tác động thêm) để cung cấp thức ăn cho các loài động vật móng guốc cũng như tạo môi trường sống cho các loài chim thú khác.

b) Hệ thực vật rừng:

Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay, Vườn Quốc gia Ba Vì có 160 họ, 649 chi, 1201 loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong 14 yếu tố địa lý thực vật.

So với kết quả báo cáo điều tra của Vườn năm 1998 đã có những thay đổi đáng kể. Dưới đây là bảng so sánh các kết quả năm 1998 và năm 2008:

Bảng 3.1. So sánh kết quả nghiên cứu thực vật rừng VQG Ba Vì

Hạng mục Năm 1998 Năm 2008 Tăng/ giảm

Họ 99 160 61

Chi 472 649 177

Loài 812 1.201 389

Như vậy, kết quả nghiên cứu khá đầy đủ lần này đã khẳng định sự phong phú và đa dạng loài thực vật của Vườn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài.

Cây gỗ quí hiếm: có 36 loài, điển hình là Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Thông tre (Podocarpus neriifolius), Sến mật (Madhca pasquieri), Giổi lá bạc (Michelia cavaleriei), Phỉ ba mũi (Cephalotaxus manii)…

Thực vật đặc hữu và mang tên Ba Vì: loài được gọi là đặc hữu Ba Vì

theo thời điểm (Ba vi’s endemic plants by point of time) có 49 loài, có 36 loài nằm trong danh lục đỏ (Red List), điển hình như Mua Ba Vì (Allomorphia baviensis), Thu hải đường Ba Vì (Begonia baviensis), Xương cá Ba Vì (Tabernaemontana baviensis)…

Cây có giá trị sử dụng gỗ: có 185 loài.

Thực vật cây thuốc: có tới 503 loài thuộc 118 họ, 321 chi chữa 33 loại

bệnh và chứng bệnh khác nhau, trong đó có nhiều loài thuốc quý như: Hoa tiên (Asarum maximum), Huyết đằng (Sargentodoxa cuneata), Bát giác liên

(Podophyllum tonkiensis), Râu hùm (Tacca chantrieri), Hoằng đằng

(Fibraurea tinctoria)...

Những họ tiêu biểu gồm họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trúc đào (Apocynaceae). Về tre, nứa trong rừng tự nhiên có 9 loài phân bố ở độ cao dưới 800m, Giang ở độ cao 1.100m, ở độ cao hơn có Sặt Ba Vì mọc thành từng vạt trên đỉnh núi, khu vực đỉnh Vua, Tản Viên, Ngọc Hoa. Hiện nay, Vườn đã sưu tập thêm 117 loài tre trúc, nằm ở độ cao dưới 400m. Vườn Xương rồng cũng đã thu thập được trên 1.000 loài, làm tăng tính phong phú và đa dạng loài, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học và thăm quan thắng cảnh.

Trần Minh Tuấn (2014), trong luận án tiến sĩ Lâm sinh, “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật có mạch ở Vườn Quốc gia Ba Vì” của mình đã xây dựng được danh lục thực vật cho hệ thực vật VQG Ba Vì với tổng số 2181 loài thuộc 955 chi, 207 họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch.

c) Hệ động vật rừng (ĐVR):

Theo kết quả điều tra bổ sung mới nhất năm 2008, Khu hệ động vật có xương sống (ĐVCXS) ở VQG Ba Vì thống kê được 342 loài. Trong đó, có 3 loài đặc hữu và 66 loài ĐVR quí hiếm. Trong 342 loài đã ghi nhận, có 23 loài có mẫu được sưu tầm hoặc đang được lưu trữ ở địa phương, 141 loài được quan sát ngoài thực địa và 183 loài theo phỏng vấn thợ săn hoặc tập hợp qua tài liệu đã có.

Trong số động vật gặp ở Ba Vì, có 70 loài cho thịt, da, lông và làm cảnh.

Yếu tố đặc hữu của khu hệ ĐVCXS ở Ba Vì ở 2 lớp Bò sát và Lưỡng thê. Đó là các loài Thằn lằn tai Ba Vì (Tropidophous baviensis), Ếch vạch (Chaparana delacouri).

Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu động vật rừng VQG Ba Vì

Lớp Số loài Số họ Số bộ Thú 63 24 8 Chim 191 48 17 Bò sát 61 15 2 Lưỡng thê 27 4 1 Cộng 342 91 28

(Vườn Quốc gia Ba Vì)

Nhóm động vật quí hiếm ở VQG Ba Vì có 66 loài, phần lớn là loài ĐVR nhỏ, hoặc trung bình. Các loài quý hiếm như Cầy vằn (Chrotogale owstoni), Cầy mực (Artictis binturong), Cầy gấm (Prionodon pardicolor);

(Petaurista petaurista)… Gà lôi trắng (Lophura nycthemera), Yểng quạ (Eurystomus orientalis), Khướu bạc má (Garrulax chinensis)...và các loài đặc hữu hẹp hiện có ở VQG Ba Vì.

* Các mối đe doạ đến ĐVR: hai mối đe doạ đến ĐVR là mất rừng và săn bắt ĐVR. Nhìn chung, ĐVR đã bị suy giảm nghiêm trọng.

* Thực trạng bảo vệ động vật rừng: do địa hình vùng Ba Vì độc lập nên việc di cư của các thú rừng từ nơi khác tới là rất hạn chế, dễ bị săn bắt. Có loài bị tiêu diệt hoàn toàn như Hươu sao, Gấu chó…Hiện tại, nhiều loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt như Sơn dương, Sóc bay, Gà lôi trắng…Do vậy, cần phải kiểm soát chặt chẽ việc săn bắt, đồng thời tạo môi trường tốt để gây dựng và phát triển số chim thú. Nên quy hoạch các đồng cỏ để bảo vệ các loài móng guốc và tạo không gian cho các loài chim thú di thực (chi tiết xem phần báo cáo động vật, tập báo cáo chuyên đề).

d) Hệ côn trùng:

Theo kết quả điều tra chuyên đề của Vườn, đã phát hiện được 552 loài côn trùng thuộc 364 giống, 65 họ, 14 bộ. Trong đó có 7 loài được ghi trong sách đỏ Việt nam như Bọ ngựa xanh thường (Mantis religiosa Linnaeus); Cà cuống (Lethocerus indicus L. et S.); Bướm khế (Attacus atlas Linnaeus); Ngài mặt trăng (Actias selene ningpoana Felde); Bướm rồng đuôi trắng (Lamproptera curius Fabricius); Bướm phượng Hêlen (Troides helena Linnaeus), Bướm đuôi kiếm (Graphium antiphates Cramer). Hệ côn trùng ở Vườn đã tạo nên sự phong phú, đa dạng loài và làm nổi trội giá trị thiên nhiên của Vườn.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và giá trị tài nguyên rừng

Quy mô VQG Ba Vì có diện tích không lớn nhưng khá đa dạng về hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đồng cỏ, hệ sinh thái sông suối, hệ sinh thái nương rẫy. Vườn cũng khá đa dạng về kiểu rừng, có cả rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Tính đa dạng cuả các loài thực vật, động vật tạo nên sự nổi

bật ở vùng trung du Bắc Bộ, rất có giá trị về nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen và giáo dục môi trường.

Do mức độ tác động của con người đó tạo nên nhiều trạng thái rừng khác nhau như rừng trung bình, rừng nghèo, rừng phục hồi, rừng trồng. Khu vực huyện Kỳ Sơn có diện tích đất trống đồi núi trọc khá lớn. Đây là một thách thức nhưng cũng là một tiềm năng để phát triển lâm nghiệp.

Với những giá trị về nhân văn, nhiều cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, bảo tồn và du lịch hiện nay, Vườn Quốc gia Ba Vì thực sự chứa đựng nhiều tiềm năng cho các hoạt động nghiên cứu, bảo tồn rừng, giáo dục môi trường. Đặc biệt, đây còn là nơi rất có tiềm năng cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, ý thức môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu

3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động

Theo quy hoạch mở rộng Vườn, hiện nay VQG Ba Vì nằm trong phạm vi hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện trong đó: Huyện Ba Vì có 7 xã là Ba Vì, Ba Trại, Tản Lĩnh, Khánh Thượng, Minh Quang, Vân Hoà, Yên Bài; Huyện Thạch Thất có 3 xã là xã Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung; Huyện Quốc Oai có 1 xã là xã Đồng Xuân; Huyện Lương Sơn có 1 xã là Lâm Sơn; Huyện Kỳ Sơn có 4 xã là Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hoà và Yên Quang.

Dân tộc và dân số: Trên địa bàn 16 xã có 4 dân tộc sinh sống: Mường, Kinh, Dao và Thái. Dân số có 118.192 người, đa số là dân tộc Mường 91.362 người và phân bố ở cả 16 xã, chiếm 77,3%; Dân tộc Kinh 20,2%; Dân tộc Dao 2,3%, chủ yếu ở 3 xã Ba Vì, Dân Hoà và Lâm Sơn; Dân tộc Thái 0,2%, phân bố ở xã Đông Xuân, Yên Quang và Phú Minh.

Tổng số lao động trong vùng có 65.863 người, trong đó lao động nông nghiệp 60.132 người, chiếm chủ yếu trong cơ cấu lao động ở địa phương. Số

lao động làm các ngành nghề khác là 731 người. Việc đa dạng ngành nghề ở vùng nông thôn chưa được chú trọng.

3.2.2. Kinh tế - xã hội

3.2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế chung

Theo số liệu thống kê của các xã, nguồn thu ngân sách trên địa bàn các xã vùng đệm năm 2014 đạt trên 37,45 tỷ đồng. Sản lượng lương thực trung bình trong toàn khu vực đạt 365 kg/người/ năm. Thu nhập bình quân cao nhất ở xã Yên Trung, đạt khoảng 6.500.000 đ/người/năm. Thấp nhất là xã Khánh Thượng, chỉ đạt khoảng 3.600.000 đ/người/năm. Trong khu vực có 1.436 hộ nghèo, chiếm 10,31% số hộ trong vùng. Khánh Thượng là xã có tỷ lệ hộ nghèo nhiều nhất với 189 hộ, chiếm 11,3 % số hộ trong xã. Đông Xuân là xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất, chỉ có 28 hộ, chiếm 2,8% số hộ trong xã. Thu ngân sách trên địa bàn thấp, kinh tế chậm phát triển và còn nhiều khó khăn.

- Sản xuất lương thực: Năng suất lúa 2 vụ của các xã trong vùng đạt trung bình 4,75 tấn/ha/năm. Bình quân mỗi năm đạt trên 33.000 tấn. Năm 2014 đạt trên 37.000 tấn. Tuy nhiên, sản lượng lương thực không đủ tiêu dùng tại chỗ mà nhiều địa phương vẫn phải mua từ bên ngoài vào.

- Chăn nuôi: Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng thứ 2 sau trồng trọt. Ngoài việc cung cấp sức kéo, trâu bò còn cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất, góp phần tăng năng xuất cây trồng, cung cấp thực phẩm tại chỗ. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi trong vùng gặp nhiều khó khăn do diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp.

- Công tác bảo vệ rừng: Người dân địa phương đã nhận khoán bảo vệ rừng do Vườn giao khoán bảo vệ là 3.350 ha, với 97 hộ dân ở các xã. Kết quả nghiệm thu hàng năm cho thấy các hộ nhận khoán đã bảo vệ tốt diện tích được giao.

- Khai thác nguồn lâm đặc sản là cây thuốc trong rừng tự nhiên: Hiện nay, tại các bản Yên Sơn và bản Hợp Nhất thuộc xã Ba Vì, nhiều hộ gia đình

người Dao có nghề thuốc gia truyền. Hầu hết cây thuốc được lấy từ rừng tự nhiên trên Núi Ba Vì (vùng lõi). Việc khai thác quá mức và thiếu kiểm soát đã làm giảm mạnh về số lượng và chất lượng của nhiều loài cây thuốc quý chữa các bệnh xương khớp, bệnh gan, thận, các bệnh phụ nữ… Đây thực sự là điều cảnh báo, nếu Vườn và địa phương không kiểm soát chặt chẽ hoặc không có phương án quy hoạch bảo vệ và gây trồng thì một số loài cây thuốc quý có nguy cơ không còn.

- Canh tác nương rẫy: Ở các xã Khánh Thượng, Minh Quang, Ba Vì, Ba Trại người dân canh tác nương rẫy nằm trong phân khu phục hồi sinh thái. Tuy nhiên, diện tích này được người dân canh tác từ lâu đời. Canh tác chủ yếu trồng cây Sắn, Dong giềng, một số diện tích trồng luân canh. Nhìn chung, năng suất ngày càng giảm dần do đất bạc màu, rửa trôi.

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp: Trên địa bàn vùng đệm có 8 cơ sở sản xuất, quy mô của các cơ sở nhỏ (số lao động trong các cơ sở này từ 50 – 160 người) lực lượng lao động là người địa phương. Cơ sở sản xuất thủ công, dịch vụ thương mại chủ yếu do gia đình tự làm.

3.2.2.2. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng tại các xã vùng đệm

- Công tác Giáo dục: ở tất các các xã đều đã có trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở. Hầu hết các em ở độ tuổi đến trường đều đã được đi học. Năm 2014, các xã trong vùng có tỷ lệ học sinh trung học được xét tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)