4.1.3.1. Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
Để xác định tổ thành cho các trạng thái rừng, đề tài sử dụng chỉ số IV% làm chỉ tiêu biểu thị hệ số tổ thành. Kết quả tính toán được tổng hợp ở bảng dưới đây:
Bảng 4.7. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao nơi Bát giác liên phân bố
TT Tên loài Tổ thành
N% G% IV%
1 Kháo vàng 21,2 27,9 24,6
2 Sồi phảng 6,1 15,4 10,8
4 Chân chim 9,2 5,4 7,3 5 Lát hoa 3,5 8,3 5,9 6 Vỏ mản 4,9 4,2 4,6 7 Côm 5,4 3,3 4,4 8 Sòi 3,9 3,7 3,8 9 Trường vải 3,2 3,3 3,2 10 Bứa 4,7 1,7 3,2 11 34 loài khác 24,5 20,9 22,7 Tổng 100 100 100
Từ kết quả của bảng 4.7 ta đưa ra công thức tổ thành như sau:
Công thức tổ thành: 24,6Kv + 10,8Sp + 9,6 Tm + 7,3Cc + 5,9 Lh+41,8 CLK.
Chú giải:
Thừng mực: Tm Chân chim: Mđ
Kháo vàng: Kv Lát hoa: Lh
Sồi phảng: Sp
Qua bảng trên cho thấy:
Số loài tham gia công thức tổ thành là 5 loài. Các loài cây ưu thế chủ yếu chiếm số lượng lớn trong quần xã thực vật rừng là: Kháo vàng, Sồi phảng, Thừng mực,… trong đó loài Kháo vàng chiếm ưu thế lớn nhất.
Dựa trên các số liệu của ô tiêu chuẩn tôi đã xác định được một số chỉ tiêu sinh trưởng và mật độ của tầng cây gỗ nơi có Bát giác liên phân bố tại VQG Ba Vì như sau:
- Mật độ trung bình tầng cây gỗ: 1080 (cây/ha) - Đường kính trung bình: 21,32 (cm)
- Chiều cao trung bình của tầng cây gỗ: 9,23 (m) - Đường kính tán cây: 6,26 (m)
Từ các số liệu tổng hợp trên cho thấy khu vực khá đặc trưng cho kiểu rừng thứ sinh đang phục hồi trạng thái IIIA2 với tầng cây gỗ có mật độ khá
cao đạt 1080 cây/ha, tuy nhiên chiều cao trung bình và đường kính ngang ngực trung bình ở mức khá thấp.
Hình 4.7. Bát giác liên ở rừng tự nhiên tại VQG Ba Vì, Hà Nội
4.1.3.2. Đặc điểm cấu trúc tầng cây tái sinh
Kết quả thống kê cây tái sinh đã điều tra được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.8. Tổ thành cây tái sinh nơi Bát giác liên phân bố
TT Tên loài cây tái sinh N N%
1 Kháo vàng 23 41,1
2 Sồi phảng 8 14,3
3 Ba gạc lá to 7 12,5
4 Sung quả lê 7 12,5
5 Lát hoa 6 10,7
6 Các loài khác 5 8,9
Từ kết quả của bảng 4.8 ta đưa ra công thức tổ thành như sau:
Công thức tổ thành: 4,1Kv + 1,4Sp + 1,2Bgt + 1,2Sql + 1,1Đh + 0,9 CLK.
Chú giải:
Lát hoa: Lh Ba gạc lá to: Bgt
Kháo vàng: Kv Sung quả lê: Sql
Sồi phảng: Sp
Qua bảng trên cho thấy:
Số loài cây tái sinh tham gia công thức tổ thành 5 loài. Các loài cây tái sinh ưu thế chủ yếu chiếm số lượng lớn trong quần xã thực vật rừng là: Kháo vàng, Sồi phảng, Ba gạc lá to, .… trong đó loài Kháo vàng chiếm ưu thế lớn nhất.
Mật độ là một trong những đặc trưng quan trọng của quần thể, nó nói lên mức độ tận dụng không gian dinh dưỡng của quần thể. Cấu trúc mật độ biểu thị khả năng thích nghi của cây rừng đối với những thay đổi của điều kiện sống, khả năng cạnh tranh giữa các cây trong quần thể. Là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá triển vọng phát triển của rừng và lựa chọn biện pháp tác động bảo đảm cho rừng phục hồi nhanh.
Từ các số liệu của ô tiêu chuẩn tôi đã xác định được một số chỉ tiêu sinh trưởng và mật độ của tầng cây tái sinh nơi có Bát giác liên phân bố tại VQG Ba Vì như sau:
- Mật độ trung bình của tầng cây tái sinh: 12.000cây/ha
- Tỷ lệ cây tốt chiếm 50 %, cây trung bình chiếm 37,5%, cây xấu chiếm 12,5%
Từ các kết quả trên cho thấy chất lượng và sinh trưởng của tầng cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu khá tốt.
4.1.3.3. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi
Cây bụi thảm tươi là thành phần của hệ sinh thái rừng. Một mặt nó là đất tơi xốp, giữ ẩm cho đất và giảm thiểu được xói mòn, rửa trôi một mặt nó
ngăn cản sự phát tán của hạt cây mẹ, cạnh tranh ánh sáng, dinh dưỡng đối với cây tái sinh. Vì vậy nghiên cứu đặc điểm cây bụi thảm tươi là một việc không thể thiếu để từ đó đề xuất các giải pháp kỹ thuật để xử lý tầng cây bụi tảm tươi cục bộ tạo điều kiện cho sự phát triển tầng cây cao, cây tái sinh đồng thời phát huy được vai trò phòng hộ lâu dài của rừng. Trong đề tài chỉ nghiên cứu một số chỉ tiêu về chiều cao, loài cây, số cây, thành phần loài để phục vụ cho công tác nghiên cứu loài Bát giác liên. Kết quả điều tra được tổng hợp ở biểu sau:
Bảng 4.9. Bảng tổng hợp lớp cây bụi thảm tươi
OTC Tên loài Htb
(m)
Độ che phủ (%)
1 Sim, Lấu, Găng, Dương xỉ, Lá dong, Cỏ
lào, Dây khế 1,02 69,5
2 Mạy loi, Tắc kè đá, Bông chanh, Cỏ gà,
Găng, Dương xỉ, Lá nến, Lá dong. 0,82 58,5 3 Cỏ lào tím, Ớt sừng là nhỏ, Dương xỉ,
Tắc kè đá, Lá dong. 0,95 65,2
4 Dương xỉ, Sa nhân, Ráy, Tắc kè đá, Ớt
sừng, Ráy. 0,78 51,4
5 Chân chim, Thu hải đường, Dương xỉ,
dây lùng bùng, Cỏ lào. 0,65 47,8
6 Dương xỉ, Dây gắm núi, Sa nhân, Ráy,
Tắc kè đá, Dây khế. 0,90 62,6
Trung bình 0.85 59.2
Nhìn vào bảng trên ta thấy thành phần cây bụi ở đây khá đa dạng và phong phú. Chiều cao trung bình của tầng cây bụi là H= 0,85m. Chiều cao của cây bụi cao hay thấp cũng có ảnh hưởng khác nhau đến lớp cây tái
sinh. Với tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp đã chứng tỏ khả năng tái sinh tự nhiên và chất lượng của cây tái sinh của Sa mộc ở những khu vực này là chưa tốt, chiều cao cây bụi, thảm tươi ở trạng thái này không phù hợp cho tái sinh. Các loài cây bui chủ yếu ở đây là: Dương xỉ, Tắc kè đá, Găng, Lá dong, Chân chim, …
4.1.4. Các tác động tiêu cực đến Bát giác liên tại VQG Ba Vì
Qua kế thừa số liệu, phỏng vấn, điều tra thực địa, thống kê và đánh giá các tác động do tự nhiên, con người tác động tiêu cực đến loài. Nghiên cứu đã xác định Bát giác liên tại khu vực VQG Ba Vì bị tác động trực tiếp hoặc gián tiếp chủ yếu là do con người như các hoạt động khai thác du lịch, khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép. Ngoài ra khu vực cũng có một số nguy cơ từ tự nhiên gây ảnh hưởng đến loài như: Cháy rừng, sâu bệnh hại.. tuy nhiên khả năng xảy ra để gây ảnh hưởng đến Bát giác liên từ những nhân tố này cũng khá nhỏ.
4.1.4.1. Nhóm nhân tố do con người
Nhóm nhân tố do con nguời chính là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống của loài Bát giác liên gồm:
- Khai thác lâm sản trái phép: Tại VQG Ba Vì hiện nay được quản lý bảo vệ rất tốt, hầu như không có vi phạm về khai thác gỗ trái phép. Tuy nhiên hiện nay xung quanh khu vực có một số cộng đồng dân cư vẫn vào rừng khai thác trái phép, lén lút lâm sản ngoài gỗ tại VQG Ba Vì. Bát giác là một trong những đối tượng bị khai thác trái phép, ngoài ra trong quá trình đi lại tìm kiếm lâm sản cũng gây ảnh hưởng tới loài và môi trường sống của loài
- Du lịch cũng là yếu tố tác động vào môi trường, Vườn Quốc gia là khu du lịch nổi tiếng không chỉ bởi tính thiêng liêng nơi đây mà cũng là khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nên hàng năm đón hàng triệu lượt du khách tới đây mỗi năm. Lượng khách du lịch tăng cũng kéo theo các tác động vào rừng như: chặt, bẻ, dẫm đạp hay lượng rác thải du lịch xả ra tự nhiên. Mà khu vực phế tích hội trại hè Pháp, khu phế tích nhà Thờ Pháp, nhà thờ Bác - nơi phân
bố Bát giác liên, là những tuyến du lịch chính nên tác động rất lớn đến khu vực sinh cảnh loài.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: Hiện nay trên các khu vực cốt 400m; 800m đang xây dựng các khu du lịch nên việc chuyển đổi này cũng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới môi truờng sống của loài.
- Các khu vực vùng đệm của VQG Ba Vì hiện nay chủ yếu là rừng trồng và một số là nương rẫy của cộng đồng địa phương. Những hoạt động canh tác, khai thác rừng trồng, cũng như nương rẫy nếu không đúng quy định có thể gây ảnh hưởng đến loài, như: lửa rừng, sinh cảnh sống của loài bị thu hẹp...
- Do việc trình độ dân trí của người dân chưa cao cũng như chưa có hiểu biết và khoa học kĩ thuật để vừa có thể áp dụng vào trong bảo tồn và khai thác bền vững Bát giác liên tại VQG Ba Vì.
4.1.4.2. Các tác động từ tự nhiên
Các tác động từ phía tự nhiên rất ít và khả năng xảy ra rất thấp. Tuy nhiên nếu không chú ý hoặc nếu xảy ra thì những tác động này sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng vào hệ sinh thái rừng nói chung và Bát giác liên nói riêng. Vậy nên đề tài cũng đưa ra một số nguy cơ có thể xảy ra như:
- Nguy cơ cháy rừng: Cháy rừng có thể xảy ra làm suy giảm đa dạng sinh học một cách nhanh chóng. Mặt khác để khôi phục lại hiện trạng ban đầu đòi hỏi một thời gian rất dài và tốn kém. Việc cháy rừng có thể làm mất sinh cảnh sống của loài một cách nhanh chóng và tận triệt.
- Các hoạt động sinh sống của động vật rừng như: kiếm ăn, săn bắt mồi, hay hoạt động ngoại lại xâm lấn của thực vật rừng cũng góp một phần nhỏ trong tác động vào rừng.
- Sâu bệnh, dịch hại cũng có thể làm giảm sức sống của Bát giác liên hoặc tác động trực tiếp hay gián tiếp vào môi trường sống trong tự nhiên của loài.
4.2. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm nhân giống loài Bát giác liên bằng hom củ
4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng loại hom củ đến tỷ lệ sống và nảy mầm của chồi củ Bát giác liên chồi củ Bát giác liên
Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức cho 3 loại hom giâm khác nhau: CT1: hom non; CT2: hom bánh tẻ; CT3: hom già. Lượng hom được bố trí thí nghiệm 1 là 30 hom/CT. Hom được chăm sóc hàng ngày. Định kỳ 1 tuần 1 lần liên tục trong 8 tuần, kiểm tra và đo đếm số liệu. Với từng loại hom khác nhau có kích thước và trọng lượng khác nhau. Toàn bộ thí nghiệm được đặt dưới giàn che tại Vườn ươm với độ che phủ 25%. Cụ thể:
+ Công thức 1: Hom non
Số lượng: 30 hom.
Kích thước trung bình: 1,7x2,5 cm. Trọng lượng trung bình: 5,6g.
Đặc điểm đặc trưng: Hom non ở vị trí đầu chuỗi củ, nhỏ, mềm, màu xanh vàng.
+ Công thức 2: Hom bánh tẻ
Số lượng: 30 hom.
Kích thước trung bình: Đường kính trung bình 2,2 cm, Chiều dài trung bình 3,2 cm.
Trọng lượng trung bình: 13,5g.
Đặc điểm đặc trưng: Hom bánh tẻ thường ở vị trí giữa chuỗi củ, cỡ trung bình, màu vàng nâu, củ đã cứng.
+ Công thức 3: Hom già
Số lượng: 30 hom.
Kích thước trung bình: 1,7x2,5 cm Trọng lượng trung bình: 5,6g
Đặc điểm đặc trưng: Hom thường ở vị trí gốc chuỗi củ, cỡ to nhất, màu nâu đậm, vỏ cứng.
Hom giâm được chăm sóc và tưới hàng ngày. Số lần tưới, khoảng cách giữa hai lần tưới phụ thuộc vào thời tiết hàng ngày và giai đoạn giâm hom. Nếu thời tiết nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, cường độ ánh sáng lớn thì hom giâm yêu cầu độ ẩm cao hơn lúc hom đã ra rễ. Vì vậy, sau khi tiến hành giâm hom nên tưới nhiều hơn so với lúc hom đã xuất hiện rễ, tránh hiện tượng mất cân bằng giữa cung cấp nước và thoát nước của hom.
Kết quả thí nghiệm được tổng hợp tại bảng 4.10 sau:
Bảng 4.10. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm loại hom củ đến tỷ lệ sống của hom Loại thí nghiệm Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 CT1 Hom non Tỷ lệ sống 100 % 91% 82% 74% 71% 69% 66% 61% Bật chồi 8% 16% 24% 32% 40% 48% 56% 61% Hom ra rễ 8% 16% 24% 32% 40% 48% 56% 61% Chiều dài rễ 0.5 1.0 1.4 2,1 2.5 3.0 3.5 4.0 CT2 Hom bánh tẻ Tỷ lệ sống 100 % 89% 78% 67% 54% 53% 52% 51% Bật chồi 7% 14% 21% 28% 35% 42% 49% 51% Hom ra rễ 7% 14% 21% 28% 35% 42% 49% 51% Chiều dài rễ 0.3 0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 CT3 Hom già Tỷ lệ sống 100 % 84% 73% 62% 49% 47% 44% 41% Bật chồi 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 41% Hom ra rễ 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 41% Chiều dài rễ 0.6 1.3 1,9 2,5 3.1 3.7 4.3 4.9 Qua bảng trên cho thấy:
- Tỷ lệ sống của hom:
Tiêu chí để đánh giá hom còn sống dựa vào đặc điểm và màu sắc của chồi, lá, thân hom. Sau tuần thứ nhất ở cả 3 công thức đều có tỷ lệ sống đạt 100%, thì sang đến các tuần tiếp theo tỷ lệ sống của hom bắt đầu giảm dần. Cụ thể:
+ Đối với công thức 1 - Hom non: Tỷ lệ sống tuần 1 đạt 100% giảm xuống 91% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 82%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 61%.
+ Đối với công thức 2 - Hom bánh tẻ: Tỷ lệ sống cũng giảm dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 100% giảm xuống 89% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 78%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 51%.
+ Đối với công thức 3 - Hom già: Tỷ lệ sống cũng giảm dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 100% giảm xuống còn 84% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 73%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 41%.
Như vậy, có thể kết luận: Công thức 1 – Hom non cho tỷ lệ Bát giác liên sống là cao nhất đạt 61% tại tuần thứ 8 cao hơn 10% đối với công thức 2 – Hom bánh tẻ (tỷ lệ sống đạt 51%) và cao hơn 20% công thức 3 – Hom già (đạt tỷ lệ sống 41%). Do đó, để nhân giống loài Bát giác liên ta nên chọn Hom non sẽ cho tỷ lệ sống cao nhất.
Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ sống của Bát giác liên theo các công thức Hom khác nhau 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8
CT1-Hom non CT2-Hom bánh tẻ CT3-Hom già
- Tỷ lệ bật chồi:
Sau 8 tuần thí nghiệm tỷ lệ bật chồi của 3 công thức có sự biến động tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8 và tỷ lệ bật chồi ở cả 3 công thức cũng có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể:
+ Đối với công thức 1 - Hom non: Tỷ lệ bật chồi tuần 1 đạt 8% tăng lên 16% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 24%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 61%.
+ Đối với công thức 2 - Hom bánh tẻ: Tỷ lệ bật chồi cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 7% tăng lên 14% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 21%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 51%.
+ Đối với công thức 3 - Hom già: Tỷ lệ bật chồi cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 5% tăng lên 10% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 15%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 41%.
Như vậy, có thể kết luận: Công thức 1 – Hom non cho tỷ lệ Bát giác liên bật chồi là cao nhất đạt 61% tại tuần thứ 8 cao hơn 10% đối với công