Nghiên cứu ảnh hưởng loại hom củ đến tỷ lệ sống và nảy mầm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 74)

chồi củ Bát giác liên

Thí nghiệm được bố trí với 3 công thức cho 3 loại hom giâm khác nhau: CT1: hom non; CT2: hom bánh tẻ; CT3: hom già. Lượng hom được bố trí thí nghiệm 1 là 30 hom/CT. Hom được chăm sóc hàng ngày. Định kỳ 1 tuần 1 lần liên tục trong 8 tuần, kiểm tra và đo đếm số liệu. Với từng loại hom khác nhau có kích thước và trọng lượng khác nhau. Toàn bộ thí nghiệm được đặt dưới giàn che tại Vườn ươm với độ che phủ 25%. Cụ thể:

+ Công thức 1: Hom non

Số lượng: 30 hom.

Kích thước trung bình: 1,7x2,5 cm. Trọng lượng trung bình: 5,6g.

Đặc điểm đặc trưng: Hom non ở vị trí đầu chuỗi củ, nhỏ, mềm, màu xanh vàng.

+ Công thức 2: Hom bánh tẻ

Số lượng: 30 hom.

Kích thước trung bình: Đường kính trung bình 2,2 cm, Chiều dài trung bình 3,2 cm.

Trọng lượng trung bình: 13,5g.

Đặc điểm đặc trưng: Hom bánh tẻ thường ở vị trí giữa chuỗi củ, cỡ trung bình, màu vàng nâu, củ đã cứng.

+ Công thức 3: Hom già

Số lượng: 30 hom.

Kích thước trung bình: 1,7x2,5 cm Trọng lượng trung bình: 5,6g

Đặc điểm đặc trưng: Hom thường ở vị trí gốc chuỗi củ, cỡ to nhất, màu nâu đậm, vỏ cứng.

Hom giâm được chăm sóc và tưới hàng ngày. Số lần tưới, khoảng cách giữa hai lần tưới phụ thuộc vào thời tiết hàng ngày và giai đoạn giâm hom. Nếu thời tiết nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, cường độ ánh sáng lớn thì hom giâm yêu cầu độ ẩm cao hơn lúc hom đã ra rễ. Vì vậy, sau khi tiến hành giâm hom nên tưới nhiều hơn so với lúc hom đã xuất hiện rễ, tránh hiện tượng mất cân bằng giữa cung cấp nước và thoát nước của hom.

Kết quả thí nghiệm được tổng hợp tại bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm loại hom củ đến tỷ lệ sống của hom Loại thí nghiệm Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 CT1 Hom non Tỷ lệ sống 100 % 91% 82% 74% 71% 69% 66% 61% Bật chồi 8% 16% 24% 32% 40% 48% 56% 61% Hom ra rễ 8% 16% 24% 32% 40% 48% 56% 61% Chiều dài rễ 0.5 1.0 1.4 2,1 2.5 3.0 3.5 4.0 CT2 Hom bánh tẻ Tỷ lệ sống 100 % 89% 78% 67% 54% 53% 52% 51% Bật chồi 7% 14% 21% 28% 35% 42% 49% 51% Hom ra rễ 7% 14% 21% 28% 35% 42% 49% 51% Chiều dài rễ 0.3 0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 CT3 Hom già Tỷ lệ sống 100 % 84% 73% 62% 49% 47% 44% 41% Bật chồi 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 41% Hom ra rễ 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 41% Chiều dài rễ 0.6 1.3 1,9 2,5 3.1 3.7 4.3 4.9 Qua bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ sống của hom:

Tiêu chí để đánh giá hom còn sống dựa vào đặc điểm và màu sắc của chồi, lá, thân hom. Sau tuần thứ nhất ở cả 3 công thức đều có tỷ lệ sống đạt 100%, thì sang đến các tuần tiếp theo tỷ lệ sống của hom bắt đầu giảm dần. Cụ thể:

+ Đối với công thức 1 - Hom non: Tỷ lệ sống tuần 1 đạt 100% giảm xuống 91% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 82%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 61%.

+ Đối với công thức 2 - Hom bánh tẻ: Tỷ lệ sống cũng giảm dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 100% giảm xuống 89% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 78%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 51%.

+ Đối với công thức 3 - Hom già: Tỷ lệ sống cũng giảm dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 100% giảm xuống còn 84% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 73%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 41%.

Như vậy, có thể kết luận: Công thức 1 – Hom non cho tỷ lệ Bát giác liên sống là cao nhất đạt 61% tại tuần thứ 8 cao hơn 10% đối với công thức 2 – Hom bánh tẻ (tỷ lệ sống đạt 51%) và cao hơn 20% công thức 3 – Hom già (đạt tỷ lệ sống 41%). Do đó, để nhân giống loài Bát giác liên ta nên chọn Hom non sẽ cho tỷ lệ sống cao nhất.

Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ sống của Bát giác liên theo các công thức Hom khác nhau 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

CT1-Hom non CT2-Hom bánh tẻ CT3-Hom già

- Tỷ lệ bật chồi:

Sau 8 tuần thí nghiệm tỷ lệ bật chồi của 3 công thức có sự biến động tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8 và tỷ lệ bật chồi ở cả 3 công thức cũng có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể:

+ Đối với công thức 1 - Hom non: Tỷ lệ bật chồi tuần 1 đạt 8% tăng lên 16% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 24%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 61%.

+ Đối với công thức 2 - Hom bánh tẻ: Tỷ lệ bật chồi cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 7% tăng lên 14% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 21%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 51%.

+ Đối với công thức 3 - Hom già: Tỷ lệ bật chồi cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 5% tăng lên 10% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 15%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 41%.

Như vậy, có thể kết luận: Công thức 1 – Hom non cho tỷ lệ Bát giác liên bật chồi là cao nhất đạt 61% tại tuần thứ 8 cao hơn 10% đối với công thức 2 – Hom bánh tẻ (tỷ lệ bật chồi đạt 51%) và cao hơn 20% công thức 3 – Hom già (đạt tỷ lệ bật chồi 41%). Do đó, để nhân giống loài Bát giác liên ta nên chọn Hom non sẽ cho tỷ lệ bật chồi là cao nhất.

Hình 4.9. Biểu đồ tỷ lệ bật chồi của Bát giác liên theo các công thức Hom khác nhau 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

CT1-Hom non CT2-Hom bánh tẻ CT3-Hom già

- Tỷ lệ ra rễ của hom:

Hom ra rễ là điều mong muốn đối với các thí nghiệm giâm hom, tỷ lệ này càng cao thì càng tốt. Chiều dài và số rễ trên hom phản ánh được chất lượng bộ rễ và nó cũng là căn cứ cần thiết trước khi chuyển hom vào bầu dinh dưỡng.

Theo kết quả thí nghiệm thì sau 8 tuần tỷ lệ hom ra rễ của 3 công thức có sự biến động tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8 và tỷ lệ hom ra rễ ở cả 3 công thức cũng có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể:

+ Đối với công thức 1 - Hom non: Tỷ lệ hom ra rễ tuần 1 đạt 8% tăng lên 16% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 24%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 61%.

+ Đối với công thức 2 - Hom bánh tẻ: Tỷ lệ hom ra rễ cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 7% tăng lên 14% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 21%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 51%.

+ Đối với công thức 3 - Hom già: Tỷ lệ hom ra rễ cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 5% tăng lên 10% trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 15%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 41%.

Như vậy, có thể kết luận: Công thức 1 – Hom non cho tỷ lệ Bát giác liên ra rễ là cao nhất đạt 61% tại tuần thứ 8 cao hơn 10% đối với công thức 2 – Hom bánh tẻ (tỷ lệ hom ra rễ đạt 51%) và cao hơn 20% công thức 3 – Hom già (đạt tỷ lệ hom ra rễ 41%). Do đó, để nhân giống loài Bát giác liên ta nên chọn Hom non sẽ cho tỷ lệ ra rễ là cao nhất.

Hình 4.10. Biểu đồ tỷ lệ hom ra rễ của Bát giác liên theo các công thức Hom khác nhau

- Chiều dài rễ:

Sau 8 tuần thí nghiệm chiều dài rễ của 3 công thức có sự biến động tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8 và chiều dài rễ ở cả 3 công thức cũng có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể:

+ Đối với công thức 1 - Hom non: Chiều dài rễ tuần 1 đạt 0,5 cm tăng lên 1,0 cm trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 1,4 cm,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 4,0 cm.

+ Đối với công thức 2 - Hom bánh tẻ: Chiều dài rễ cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 0,3 cm tăng lên 0,6 cm trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 0,9 cm,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 2,4 cm.

+ Đối với công thức 3 - Hom già: Chiều dài rễ cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 0,6 cm tăng lên 1,3 cm trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 1,9 cm,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 4,9 cm.

Như vậy, có thể kết luận: Công thức 3 – Hom già cho Bát giác liên đạt chiều dài rễ là cao nhất đạt 4,9 cm tại tuần thứ 8 cao hơn 0,9 cm đối với công thức 1 – Hom non (đạt 4,0 cm) và cao hơn 2,5 cm công thức 2 – Hom bánh tẻ (đạt 2,4 cm). Do đó, để hom nhanh ra rễ ta nên chọn Hom già sẽ cho chiều dài rễ là cao nhất. 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70%

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

CT1-Hom non CT2-Hom bánh tẻ CT3-Hom già

Hình 4.11. Biểu đồ chiều dài rễ hom của Bát giác liên theo các công thức Hom khác nhau

Qua các chỉ tiêu nghiên cứu ở 3 công thức thí nghiệm về loại hom ta có thể kết luận, công thức phù hợp nhất để nhân giống Bát giác liên bằng hom là công thức 1 – Hom non. Vì công thức 1 cho tỷ lệ sống cao nhất, tỷ lệ bật chồi cao nhất, tỷ lệ ra rễ cao nhất. Tuy nhiên chiều dài rễ nhỏ hơn công thức 3 – Hom già, nhưng chỉ tiêu này chỉ phản ánh được rễ hom ra sớm hơn.

Một số hình ảnh thí nghiệm giâm hom:

Hình 4.12. Thí nghiệm loại củ hom loài Bát giác liên

0 1 2 3 4 5

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

Hình 4.13. Đo chiều dài rễ giâm hom loài Bát giác liên

4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng loại giá thể đến khả năng sinh trưởng của chồi Bát giác liên

Nghiên cứu để áp dụng loại giá thể thích hợp nhằm nâng cao tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của chồi Bát giác liên. Đề tài đã thực hiện thí nghiệm với 3 công thức các giá thể khác nhau là: CT1: Nền đất lấy từ tâng A, khu vực phân bố tự nhiên của Bát giác liên; CT2: Nền đất từ tầng A tại khu vực xung quanh vườn ươm của VQG Ba Vì có trộn thêm phân vi sinh (5%); CT3: Nền đất cát. Lượng hom được bố trí thí nghiệm 2 là 30 hom củ đã bật chồi, ra rễ/CT. Cây hom được chăm sóc hàng ngày. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra được công thức có giá thể phù hợp và đem lại tỷ lệ sống cao nhất. Cụ thể được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 4.11. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm loại giá thể đến sinh trưởng của chồi

Loại thí nghiệm Tuần

1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 CT1 Nền đất Tỷ lệ sống 100 % 91% 82% 74% 71% 69% 66% 61%

Loại thí nghiệm Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 lấy từ rừng Số chồi/gốc 0.2 0.5 0.8 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 Tỷ lệ ra rễ 8% 16% 24% 32% 40% 48% 56% 61% Chiều dài rễ 0.5 1.0 1.4 2,1 2.5 3.0 3.5 4.0 CT2 Nền đất tại vườn ươm Tỷ lệ sống 100 % 89% 78% 67% 54% 53% 52% 51%

Chiều dài chồi 0.3 0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 Số chồi/gốc 0.3 0.6 0.9 1.18 1.25 1.28 1.29 1.30 Tỷ lệ ra rễ 6% 12% 18% 24% 30% 36% 42% 51% Chiều dài rễ 0.3 0.6 0.9 1.2 1.5 1.8 2.1 2.4 CT3 Nền đất cát Tỷ lệ sống 100 % 84% 73% 62% 49% 47% 44% 41%

Chiều dài chồi 0.6 1.3 1,9 2,5 3.1 3.7 4.3 4.9 Số chồi/gốc 1 1.04 1,08 1.12 1.16 1.2 1.24 1.28

Tỷ lệ ra rễ 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 41% Chiều dài rễ 0.6 1.3 1,9 2,5 3.1 3.7 4.3 4.9 Qua bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ sống của hom:

Sau tuần thứ nhất ở cả 3 công thức đều có tỷ lệ sống đạt 100%, thì sang đến các tuần tiếp theo tỷ lệ sống của hom bắt đầu giảm dần. Cụ thể:

+ Công thức 1 - Nền đất lấy từ rừng: Đối với giá thể này tỷ lệ sống tuần 1 đạt 100% giảm xuống 91% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 82%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 61%.

+ Công thức 2 - Nền đất tại vườn ươm: Đối với giá thể này tỷ lệ sống cũng giảm dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 100% giảm xuống 89% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 78%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 51%.

+ Công thức 3 - Nền đất cát: Đối với giá thể này tỷ lệ sống cũng giảm dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 100% giảm xuống còn 84% trong tuần 2, sang tuần 3 giảm còn 73%,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 giảm chỉ còn 41%.

Như vậy, có thể kết luận: Công thức 1 giá thể từ nền đất lấy từ rừng cho tỷ lệ Bát giác liên sống là cao nhất đạt 61% tại tuần thứ 8 cao hơn 10% đối với công thức 2 – Nền đất tại vườn ươm (tỷ lệ sống đạt 51%) và cao hơn 20% công thức 3 – Nền đất cát (đạt tỷ lệ sống 41%). Do đó, để nhân giống loài Bát giác liên ta nên chọn giá thể có nền đất lấy từ rừng sẽ cho tỷ lệ sống cao nhất.

- Chiều dài chồi:

Sau 8 tuần thí nghiệm chiều dài chồi của 3 công thức có sự biến động tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8 và chiều dài chồi ở cả 3 công thức cũng có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể:

+ Công thức 1 - Nền đất lấy từ rừng: Chiều dài chồi tuần 1 đạt 0,5 cm tăng lên 1,0 cm trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 1,4 cm,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 4,0 cm.

+ Công thức 2 - Nền đất tại vườn ươm: Chiều dài chồi cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 0,3 cm tăng lên 0,6 cm trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 0,9 cm,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 2,4 cm.

+ Công thức 3 - Nền đất cát: Chiều dài chồi cũng tăng dần trong 8 tuần thí nghiệm. Tuần 1 đạt 0,6 cm tăng lên 1,3 cm trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 1,9 cm,... đến cuối thí nghiệm tuần thứ 8 tiếp tục tăng lên 4,9 cm.

Như vậy, có thể kết luận: Công thức 3 – Nền đất cát cho Bát giác liên đạt chiều dài chồi là cao nhất đạt 4,9 cm tại tuần thứ 8 cao hơn 0,9 cm đối với công thức 1 – Nền đất lấy từ rừng (đạt 4,0 cm) và cao hơn 2,5 cm công thức 2 – Nền đất lấy từ vườn ươm (đạt 2,4 cm). Do đó, để hom nhanh ra chồi ta nên chọn giá thể nền đất cát sẽ cho chiều dài chồi là cao nhất.

- Số chồi/gốc:

Sau 8 tuần thí nghiệm số chồi/gốc của 3 công thức có sự biến động tăng dần từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 8 và số chồi/gốc ở cả 3 công thức cũng có sự khác biệt rõ ràng. Cụ thể:

+ Công thức 1 - Nền đất lấy từ rừng: Số chồi/gốc ở tuần 1 trung bình là 0,2 chồi/gốc tăng lên 0,5 chồi/gốc trong tuần 2, sang tuần 3 tăng 0,8 chồi/gốc,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài bát giác liên (podophyllum tonkinense gagnep ) tại vườn quốc gia ba vì, hà nội​ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)