Bảng 12: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
So sánh
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
2006/ 2005 2007/ 2006 Chỉ Chỉ
tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số
tiền % Số tiền % DNQD 3.582 1,45 3.064 1,146 7.530 2,32 -518 -14,46 4.466 145,757 DNTN 5.802 2,35 6.246 2,334 14.342 4,41 444 7,65 8.096 129,189 Hộ sản xuất 237.793 96,20 258.298 96,52 302.999 93,27 20.505 8,62 44.701 17,31 Tổng 247.177 100 267.608 100 324.871 100 20.431 8,27 57.263 21,40
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Huyện Long Hồ) * Doanh nghiệp quốc doanh:
Thành phần kinh tế này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ là 3.582 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,45%. Năm 2006 dư nợ là 3.064 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,146%, giảm 518 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ giảm 14,46%. Sang năm 2007 dư nợ là 7.530 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,32 tổng dư nợ, tăng 4.466 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng rất cao là 145,757%.
* Doanh nghiệp tư nhân:
Năm 2005 dư nợ là 5.802 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,35%. Năm 2006 dư nợ là 6.246 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,443%, tăng 444 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng 7,65%. Sang năm 2007 dư nợ tăng mạnh đạt 14.342 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,41%, tăng 8.096 triệu đồng với tỷ lệ tăng rất cao là 129,189%.
Dư nợ đối với doanh nghiệp vẫn còn thấp. tuy vậy tình hình đã được cải thiện hơn vào năm 2007 chứng tỏ nguồn vốn Ngân hàng đang dần tiếp cận được với doanh nghiệp, thành phần này cũng đã mạnh dạng vay vốn Ngân hàng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
* Hộ sản xuất:
Năm 2005 là 237.793 triệu đồng chiếm tỷ trọng 96,20%. Sang năm 2006 dư nợ là 258.298 triệu đồng chiếm tỷ trọng 96,52% tăng 20.505 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ tăng là 8,62%. Năm 2007 thì dư nợ ở mức rất cao đạt 302.999
triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,27% tăng 44.701 triệu đồng so với năm 2006 tỷ lệ tăng 17,31%. Dư nợ của hộ sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ chứng tỏ khách hàng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất nên thành phần kinh tế này luôn chiếm tỷ trọng khá cao.
Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm thanh toán, hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, dư nợ bao gồm nợ quá hạn, nợ chưa đến hạn điều chỉnh và nợ khó đòi. Dư nợ có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả và quy mô hoạt động của Ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo, đồng thời nó cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.