Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
2006/2005 2007/2006 Chỉ Chỉ
tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn
hạn 316.825 79,79 363.898 82,21 414.093 86,92 47.073 14,86 50.195 13,79
Trung,
dài hạn 80.224 20,21 78.763 17,79 62.289 13,08 -1.461 -1,82 -16.474 -20,92
Tổng 397.049 100 442.661 100 476.382 100 45.612 11,49 33.721 7,62 ( Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Long Hồ)
Dựa vào bảng 4 ta thấy, doanh số cho vay qua các năm đều tăng, chứng tỏ lượng khách hàng có nhu cầu vốn sản xuất, tiêu dùng đến vay Ngân hàng ngày càng tăng. Đây là kết quả của sự nổ lực hết mình cùng với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng cũng như tác phong phục vụ của cán bộ tín dụng.
Điều đó cho thấy quy mô tín dụng của Ngân hàng càng được mở rộng. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn. Thực tế cho thấy tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong quá trình sử dụng vốn của Ngân hàng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng doanh số cho vay năm 2005 là 397.049 triệu đồng, năm 2006 tăng lên 442.661 triệu đồng, tăng 45.612 triệu đồng với tốc độ tăng là 11,49%. Sang năm 2007 tăng thêm 33.721 triệu đồng đạt doanh số cho vay 476.382 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 7,62%. Mặc dù doanh số cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm nhưng doanh số cho vay trung và dài hạn liên tục giảm và doanh số cho vay ngắn hạn thì tăng liên tục và chiếm phần lớn, hơn 75% trong tổng doanh số cho vay.
316.82580.244 80.244 363.898 78.763 414.093 62.289 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm Trung dài hạn Ngắn hạn
Hình 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN * Doanh số cho vay ngắn hạn:
- Trong nền kinh tế thị trường Ngân hàng có thể cho khách hàng vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động tạm thời thiếu hụt của khách hàng hoặc cho vay tiêu dùng. Khi nói đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng thì tín dụng ngắn hạn luôn được các Ngân hàng quan tâm hàng đầu, bên cạnh việc hỗ trợ vốn cho các thành phần kinh tế phát triển còn là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng.
- Trong những năm qua, NHNO & PTNT huyện Long Hồ đã thực hiện cho vay ngắn hạn ngày một tăng cao, cụ thể là: năm 2005 đạt 316.825 triệu đồng chiếm tỷ lệ 79,79% năm 2006 đạt 363.898 triệu đồng chiếm tỷ lệ 82,21% tăng
cho vay đạt 414.093 triệu đồng chiếm tỷ lệ 86,92% tăng 50.195 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ tăng là 13,79%.
Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng lớn như vậy là do phần lớn người dân trong huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi heo, cá, mua bán nhỏ… mà đa số các ngành này có chu kỳ sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh trong thời gian ngắn, nên nếu cần vốn thì họ sẽ vay ngắn hạn.
Về phía Ngân hàng, thời gian qua Ngân hàng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn để đảm bảo thu hồi vốn nhanh, chất lượng tín dụng tốt, nhất là trong điều kiện kinh tế hiện nay không ổn định do ảnh hưởng lạm phát, dịch cúm gia cầm làm giá cả hàng hóa tăng cao. Hơn nữa, đạt được kết quả đáng mừng như vậy là do Ngân hàng đã nắm bắt được nhu cầu vốn trên địa bàn và tiếp cận được ngày càng nhiều khách hàng, chủ yếu do công tác tiếp thị tốt, điều kiện kinh tế tỉnh Vĩnh Long nói chung có nhiều thuận lợi, nhiều lĩnh vực mới có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, theo định hướng thì tỉnh Vĩnh Long đến năm 2010 trở thành thành phố loại ba nên những năm qua Tỉnh đã được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước, đã có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ cho các Ngân hàng trong địa bàn nhằm thực hiện tốt mục tiêu phục vụ tốt cho nhu cầu của khách hàng vay vốn.
* Doanh số cho vay trung và dài hạn
Bên cạnh nhu cầu vay vốn ngắn hạn thì người dân cũng có nhu vay vốn trung và dài hạn nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ
Qua bảng phân tích ta thấy doanh số cho vay và tỷ trọng doanh số cho vay trung và dài hạn ngày càng giảm. Cụ thể: năm 2005 doanh số cho vay là 80.224 triệu đồng chiếm 20,21%, sang năm 2006 doanh số cho vay chỉ còn 78.763 triệu đồng chiếm tỷ trọng 17,79% giảm 1.461 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay lại giảm đáng kể chỉ còn 62.289 triệu đồng chiếm tỷ trọng 13,08%, so với năm 2006 tỷ lệ giảm là 20,92%. Nguyên nhân gây ra sự giảm sút đối với doanh số cho vay trung và dài hạn do sự thay đổi về chính sách kinh doanh của Ngân hàng, hạn chế cho vay trung và dài hạn, hơn nữa là do thị trường giá cả biến động làm cho người dân không dám đầu tư vào những dự án dài.
Nhìn chung tổng doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua 3 năm đã cho thấy sự cố gắng rất lớn của cán bộ tín dụng Ngân hàng trong việc đẩy mạnh
công tác phát vay đưa nguồn vốn đến những đối tượng có nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng.... Kết quả là tăng doanh số cho vay, đặc biệt là cho vay ngắn hạn. Hơn nữa nhờ có 5 chi nhánh trực thuộc ở các xã nên có nhiều thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch, không chỉ khi cho vay mà cả khi gửi tiền. Vì vậy, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì thực hiện tốt công tác cho vay, mở rộng phạm vi tín dụng phục vụ tất cả các ngành kinh tế.