Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ pptx (Trang 40 - 42)

Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

ĐVT: Triệu đồng

So sánh

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

2006/ 2005 2007/ 2006 Chỉ tiêu Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền % Số tiền % DNQD 9.086 2,34 13.500 3,20 10.023 3,35 4.414 48,58 -3.477 -25,76 DNTN 17.138 4,41 30.518 7,23 22.029 4,30 13.380 78,072 -8.489 -27,82 Hộ sản xuất 362.307 93,25 378.212 89,57 386.893 92,35 15.905 4,39 8.681 2,30 Tổng 388.531 100 422.230 100 418.945 100 33.699 8,67 -3.285 -0.78 ( Nguồn: Phòng tín dụng NHNO và PTNThuyện Long Hồ)

Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn các doanh nghiệp.

* Doanh nghiệp quốc doanh:

Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp quốc doanh tăng trong năm 2006 nhưng sang năm 2007 thì giảm. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ là 9.068 triệu đồng chiếm 2,34%. Năm 2006 doanh số thu nợ là 13.500 triệu đồng, tăng 4.414 triệu đồng so với năm 2005. Sang năm 2007 doanh số thu nợ là 10.023 triệu đồng chiếm 3,35% tổng doanh số thu nợ, so với năm 2006 giảm 25,76%.

* Doanh nghiệp tư nhân:

Năm 2005, doanh số thu nợ là 17.138 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,41% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 doanh số thu nợ tăng cao là 30.518 triệu đồng chiếm tỷ trọng 7,228%, so với năm 2005 tỷ lệ tăng là 78,072%. Sang năm 2007, doanh số thu nợ giảm xuống còn 22.029 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,30%, giảm 8.489 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân làm cho doanh số thu nợ tăng năm 2006, giảm ở năm 2007 là do trong năm 2006 doanh nghiệp biết đầu tư đúng thời điểm, đúng ngành mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp nên doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng . Còn ở năm 2007 do ảnh hưởng của nền

kinh tế thị trường biến động làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó làm cho doanh số thu nợ của Ngân hàng giảm.

* Hộ sản xuất:

Thu nợ năm 2005 là 362.481 triệu đồng chiếm tỷ trọng 93,25% trong tổng thu nợ theo thành phần kinh tế. Sang năm 2006 thì doanh số thu nợ là 387.212 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89,57% tăng 15.731 triệu đồng so với năm 2005. Khoản thu nợ tăng là do trong năm 2006 sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp – xây dựng và thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng khá; người dân trúng mùa và được giá đối với một số mặt hàng nông sản, thực phẩm lợi thế của huyện như lúa, thủy sản… Tuy doanh số thu nợ có chiều hướng tăng nhưng xét về tốc độ tăng trưởng thì doanh số thu nợ vẫn còn thấp hơn doanh số cho vay. Nguyên nhân là do thời tiết, thiên tai dịch bệnh diễn biến bất thường, nhất là dịch cúm gia cầm có nguy cơ tìm ẩn rất cao, trong khi đó số tiền bồi thường không đủ bù đắp các khoản thiệt hại cho người dân, nên những khoản nợ vay của Ngân hàng chỉ có thể thu được lãi hoặc gia hạn đến kỳ sau.

Năm 2007, tình hình thu nợ có tăng đạt 386.893 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 8.681 triệu đồng tương ứng tăng 2,30% vẫn còn thấp hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay trong lĩnh vực này. Nguyên nhân, mặc dù kinh tế xã hội tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá nhưng giá cả hàng tiêu dùng, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng luôn tăng vọt, giá cả hàng nông sản không ổn định, thị trường tiêu thụ bấp bênh gây khó khăn cho người sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ sản xuất.

Nhìn chung, khả năng trả nợ của hộ sản xuất cũng tương đối đảm bảo, chứng tỏ Ngân hàng đã đầu tư đúng hướng vì mục tiêu kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng là cho vay hộ sản xuất. Còn hộ sản xuất với Ngân hàng là người bạn đồng hành hợp tác lâu dài nên hộ sản xuất cũng đặt uy tín đối với Ngân hàng lên hàng đầu.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỐT NGHIỆP: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LONG HỒ pptx (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)