Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 280.570 72,18 279.575 66,21 259.895 62,04 -995 -0,35 -19.680 -7,04 TTCN 8.063 2,07 9.937 2,35 3.771 0,90 1.874 23,24 -6.166 -62,05 TM – DV 18.478 4,75 42.770 10,13 96.495 23,03 24.292 131,46 53.725 125,61 Cơ sở hạ tầng khác 44.339 11,41 43.957 10,41 45.839 10,94 -382 -0,86 1.882 4,28 Khác 37.255 9,58 45.991 10,89 12.945 3,09 8.736 23,45 -33.046 71,85 Tổng 388.705 100 422.230 100 418.945 100 33.525 8,62 -3.285 -0,78
(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Long Hồ)
Nhìn chung công tác thu nợ theo ngành kinh tế cũng chưa được tốt lắm. Cụ thể, thu nợ năm 2005 là 388.705 triệu đồng. Năm 2006 thu nợ tăng lên 422.230 triệu đồng, tăng 33.525 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ tăng là 8,62%. Năm 2007 thì thu nợ lại giảm 3.285 triệu đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm là 0,78% làm cho thu nợ chỉ còn 418.945 triệu đồng.
Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp năm 2005 là 280.570 triệu đồng chiếm tỷ trọng 72,18%, năm 2006 thu nợ của ngành giảm còn 279.575 triệu đồng chiếm tỷ trọng 66,21% giảm 995 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ giảm là 0,35%, sang năm 2007 thu nợ tiếp tục giảm chỉ còn 259.895 triệu đồng làm cho tỷ trọng giảm theo còn 62,04% trong tổng thu nợ theo ngành kinh tế, doanh số này giảm đến 19.680 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ giảm là 7,04%. Nguyên nhân là do giá cả biến động ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân nên khách hàng gia hạn nợ để chờ có giá, do đó ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
050.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 Triệu đồng 2005 2006 2007 Năm
Nông nghiệp Tiểu thủ công nghiệp
Thương mại dịch vụ Cơ sở hạ tầng
Khác
Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ * Ngành tiểu thủ công nghiệp:
Doanh số thu nợ luôn biến động qua 3 năm cụ thể doanh số thu nợ năm 2005 là 8.063 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,07% trong tổng thu nợ theo ngành kinh tế, sang năm 2006 thu nợ tăng thêm 1.874 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 23,24% làm cho thu nợ đạt 9.937 triệu đồng chiếm tỷ lệ 2,35%. Nguyên nhân thu nợ năm 2006 tăng là do được sự hỗ trợ vốn của Ngân hàng theo chính sách phát triển kinh tế địa phương các ngành nghề truyền thống đã áp dụng các kỹ thuật hiện đại nâng cao được chất lượng và số lượng, hạ được giá thành sản phẩm có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại làm cho hoạt động sản xuất kinh
doanh có hiệu quả. Vì vậy, việc thu nợ của Ngân hang cũng đạt hiệu quả. Sang năm 2007 thu nợ giảm xuống chỉ còn 3.771 triệu đồng làm cho tỷ trọng giảm theo chỉ chiếm 0,90%, giảm 6.166 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ giảm là 62,05%. Năm 2007, doanh số thu nợ giảm là do doanh số cho vay trong năm tăng nhưng chưa đến hạn nên việc thu nợ năm này giảm.
* Ngành thương mại dịch vụ:
Doanh số thu nợ ngành này năm 2005 là 18.478 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,75% sang năm 2006 thu nợ tăng thêm 24.292 triệu đồng tỷ lệ tăng là 131,46% làm thu nợ năm 2006 đạt 42.770 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,13% trong tổng thu nợ. Doanh số tăng như vậy là do huyện đầu tư nâng cấp và phát triển chợ, mở rộng thị trường hàng hóa đến các khu lân cận, khu công nghiệp… Năm 2007 doanh số thu nợ ngành thương mại dịch vụ tiếp tục tăng thêm 53.725 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 125,61% làm cho doanh số thu nợ đạt 96.495 triệu đồng kéo theo tỷ trọng tăng lên đạt 23,03%. Doanh số này tiếp tục tăng là do huyện có chính sách kêu gọi ưu đãi đầu tư như: chính sách thuế phù hợp tạo điều kiện thông thoáng trong đầu tư, thường xuyên kiểm tra các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để tạo cho thói quen cho người sản xuất hoạt động kinh doanh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước, khuyến khích thương mại dịch vụ phát triển và do đó việc kinh doanh dịch vụ của người dân ngày càng thuận lợi, các khu du lịch sinh thái vườn ngày càng có nhiều khách du lịch hơn, đặc biệt là khách nước ngoài nên việc thu nợ của ngành này ít gặp trở ngại.
* Cơ sở hạ tầng:
Năm 2005 thu nợ của ngành là 44.339 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 11,41% trong tổng thu nợ ngành, năm 2006 thu nợ giảm 382 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ giảm là 0,86% làm cho thu nợ chỉ còn 43.957 triệu đồng chiếm tỷ trọng 10,41% tăng 1.882 triệu đồng so với năm 2006 tỷ lệ tăng là 4,28%, doanh số thu nợ này tăng lên chứng tỏ Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thẩm định cũng như việc đánh giá khách hàng.
* Khác:
Doanh số thu nợ các ngành khác năm 2005 là 37.255 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 9,58%. Sang năm 2006 thu nợ tăng thêm 8.736 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 23,45% doanh số thu nợ đạt 45.991 triệu đồng. Năm 2007 doanh số thu nợ là
12.945 triệu đồng kéo theo tỷ trọng cũng giảm còn 3,09% tổng doanh số thu nợ, do đó doanh số thu nợ ngành này năm 2007 giảm 33.046 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng tỷ lệ giảm 71,85%.