Nếu xét cho vay theo thành phần kinh tế thì NHNO & PTNT huyện Long Hồ thực hiện cho vay theo: Cho vay đối với hộ sản xuất – cá nhân và cho vay đối với các doanh nghiệp
- Cho vay đối với hộ sản xuất: Chủ yếu cho vay tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, kinh tế tổng hợp, chăn nuôi, cán bộ công nhân viên làm kinh tế phụ …
- Cho vay đối với doanh nghiệp: Chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.
Để hiểu rõ hơn về tình hình cho vay, ta tham khảo số liệu trong bảng 6. Doanh số cho vay chủ yếu tập trung vào hộ sản xuất, còn cho vay đối với các doanh nghiệp thì chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay. Bởi vì huyện Long Hồ là một huyện có diện tích đất nông nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn trên diện tích đất tự nhiên. Chỉ với 4 xã cù lao của huyện thì sản lượng từ các vườn cây ăn trái như nhãn, chôm chôm … đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao giá trị hàng nông sản của tỉnh nhà. Thêm vào đó, với các xã cập quốc lộ 1A với nhiều mặt nước ao hồ thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế, thời gian qua NHNO & PTNT huyện Long Hồ thực hiện tốt các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước cũng như trong hoạt động kinh doanh đã cung cấp tốt nhu cầu về vốn của người dân.
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hộ sản xuất 369.869 93,15 398.717 90,07 431.594 90,60 28.848 7,79 32.877 8,25 DNQD 10.080 2,54 15.046 3,40 14.868 3,10 4.966 49,26 -178 -1,18 DNTN 17.100 4,31 28.898 6,53 29.920 6,30 11.798 68,99 1.022 3,54 Tổng 397.049 100 442.661 100 476.382 100 45.612 11,49 33.721 7,62
( Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT huyện Long Hồ) * Hộ sản xuất:
Năm 2005 doanh số cho vay là 369.869 triệu đồng chiếm 93,15%, năm 2006 doanh số cho vay là 398.717 triệu đồng tăng 28.869 triệu đồng so với năm 2005 tỷ lệ tăng là 7,8%. Năm 2007 doanh số cho vay đạt 431.594 triệu đồng tăng 32.877 triệu đồng tỷ lệ tăng là 8,25%. Nhìn chung, doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2007 và luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu. Thực tế này đã đáp ứng tốt nhu cầu vốn của người dân thiếu vốn sản xuất, mở rộng đầu tư, cải tiến phương thức lao động, cũng như việc phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp như mua máy cày, máy xới, máy suốt, xây sân phơi … Và đặc biệt NHNO & PTNT huyện Long Hồ luôn là người bạn đồng hành cùng nông dân, cung cấp nguồn vốn cho các hộ sản xuất trong địa bàn: cụ thể các hộ chăn nuôi gia cầm được vay đến 50 triệu đồng không phải thế chấp nhằm khôi phục lại ngành này sau dịch cúm gia cầm vừa qua.
* Doanh nghiệp quốc doanh:
Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2005 doanh số cho vay là 10.080 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,54%. Năm 2006 doanh số cho vay tăng lên đạt 15.046 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,40%, so với năm 2005 tăng 49,26%. Sang năm 2007 doanh số cho vay thành phần kinh tế này giảm còn 14.868 triệu đồng kéo theo tỷ trọng cho vay cũng giảm theo còn 3,10% trong tổng doanh số cho vay, giảm 178 triệu đồng so với năm 2006.
Nhìn chung, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này còn rất nhỏ. Doanh nghiệp đến Ngân hàng vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện.
* Doanh nghiệp tư nhân:
Doanh số cho vay đối với thành phần này như sau: năm 2005 doanh số cho vay đạt 17.100 triệu đồng, năm 2006 tăng lên hơn hai lần đạt 28.898 triệu đồng, so với năm 2005 tăng 11.798 triệu đồng tỷ lệ tăng là 68,99%. Doanh số cho vay trong năm 2006 tăng là do nền kinh tế nói chung đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư nên có nhiều doanh nghiệp hình thành. Lúc khó khăn, doanh nghiệp thiếu vốn thì đến Ngân hàng vay vốn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh. Sang năm 2007, doanh số cho vay tăng 1.022 triệu đồng so với năm 2006 làm cho doanh số cho vay trong năm đạt 29.920 triệu đồng chiếm tỷ trọng 6,30% trong tổng doanh số cho vay, tỷ lệ tăng là 2,54%.
Qua phân tích tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp nói chung chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Do tại địa bàn hoạt động của Ngân hàng các doanh nghiệp không nhiều và chỉ là những doanh nghiệp tư nhân nhỏ. Cho nên việc đầu tư vốn ở lĩnh vực này là một vài doanh nghiệp và các hộ kinh doanh với các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp như: lò gạch, gốm mỹ nghệ xuất khẩu, xay xát… Đa phần là các hộ vay vốn để kinh doanh mua bán nhỏ tại chợ tại chợ Long Hồ hay thu mua lúa gạo tại các hộ nông dân. Vì thế, nguồn vốn cho lĩnh vực này chẳng là bao. Thêm vào đó, do việc hạn chế về kinh nghiệm, về quy mô và việc xuất khẩu các mặt hàng như gạch, ngói, đồ gốm… đều phải trải qua trung gian nên việc vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh đối với họ còn e dè.
Nhìn chung, qua 3 năm, doanh số cho vay có tăng lên đáng kể, nguyên nhân do hiện nay kinh tế huyện đang trên đà phát triển, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư nên có nhiều doanh nghiệp hình thành. Lúc khó khăn doanh nghiệp cần tăng vốn thì phải vay để bổ sung vốn từ Ngân hàng. Hơn nữa là theo chủ trương của tỉnh Vĩnh Long phấn đấu trở thành Thành Phố loại 3 nên các doanh nghiệp trên địa bàn không ngừng phấn đấu hoàn thành mục tiêu tỉnh đã đề ra.