Phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 54 - 55)

TRÊN ĐỊA ÀN THÀNH PHỐ HỒ CH MINH

3.2.6. Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ tổ chức nào, trình độ chuyên môn của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các ngân hàng cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút nhân tài, do đó để có được nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM cần thực hiện các giải pháp sau:

- Đối với tuyển dụng và lựa chọn: việc tuyển dụng và lựa chọn cần theo đúng chiến lược phát triển nguồn nhân lực với sự phù hợp về quy mô cũng như cơ cấu. Phương pháp tuyển dụng và lựa chọn cũng cần được lập kế hoạch rõ ràng, đặc biệt đối với nguồn nhân lực chất lượng cao là các chuyên gia cao cấp và đội ngũ lãnh đạo. Hơn thế, việc tuyển dụng lựa chọn cần phối hợp chặt chẽ với các cơ sở đào tạo để giảm tối đa chi phí và thời gian tuyển chọn trên cơ sở có tham chiếu các dự báo vê nguồn nhân lực.

- Đối với phân công công việc và đánh giá kết quả: các bản mô tả công việc và tiêu chuẩn chức danh cần được xây dựng cụ thể tối đa với các yếu tố định lương. Việc xây dựng này nên thực hiện tương tự như mô hình chấm điểm tín dụng mà các ngân hàng đang sử dụng để thẩm định các khoản tín dụng. Từ đó, việc đánh giá nhân lực có thể dựa vào điểm số và đánh giá định tính của người lãnh đạo trực tiếp. Nguyên tắc đánh giá nhân lực cần luôn đảm bảo nguyên tắc công khai, chính xác, dân chủ và toàn diện.

- Đối với đào tạo và phát triển: các NH nên học tập mô hình của các NHTM Mỹ. Theo đó, ngay khi tuyển dụng, các ngân hàng đã xác định rõ năng lực của cán bộ để hướng cán bộ vào các vị trí cụ thể như chuyên viên, chuyên gia nghiên cứu, quản lý... Từ đó, ngân hàng sẽ thiết kế chương trình đào tạo phù hợp cho từng vị trí như làm nghiệp vụ của ngân hàng, chuyên gia nghiên cứu rủi ro và đặc biệt đào tạo những người chuyên quản lý. Điều này sẽ tránh được tình trạng phát triển theo “lối mòn” của Việt Nam “những cán bộ giỏi nghiệp vụ se trở thành lãnh đạo”.

- Đối với cơ chế khen thưởng và khuyến khích: nên chuyển đổi toàn bộ sang cơ chế trả lương theo năng lực. Theo đó, kết quả chấm điểm công việc cộng với đánh giá định tính của lãnh đạo trực tiếp sẽ là cơ sở chính để xác định mức thu nhập của các cán bộ. Bên cạnh đó, nên để thang lương của các chuyên gia cao cấp tương đương với mức thu nhập của cấp quản lý nhằm tạo sự công bằng trong đánh giá công việc qua lương thưỏng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 54 - 55)