Lợi nhuận sau thuế (11-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 40 - 43)

12) 1.578 2.113 2.173 535 34 59 3

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của 39 NH TMCP trên địa bàn TP.HCM [4]

Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM cần phải có cái nhìn tổng thể, phải phân tích, đánh giá cơ cấu thu nhập – chi phí để thấy được những khoản mục nào ảnh hưởng đến tổng thu nhập, tổng chi phí và hiệu quả kinh doanh chung của Ngân hàng.

Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự là nguồn thu lớn nhất của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM, năm 2010 là 110.835 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 87,8% tổng thu nhập; năm 2011 là 178.071 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96,7% tổng thu nhập và năm 2012 là 153.728 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92,9% tổng thu nhập. Năm 2012, các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM giảm dần sự phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ lãi, giảm từ tỷ trọng 97% trong năm 2011 xuống còn 93% trong năm 2012. Sự tăng trưởng của thu

nhập lãi chủ yếu do sự đóng góp của thu lãi cho vay khách hàng, với mức 79.168 tỷ đồng năm 2010, 147.568 tỷ năm 2011 và 91.152 tỷ đồng năm 2012. Như vậy, sự tăng trưởng của thu nhập lãi trong năm 2011 đạt được ở mức cao do sự gia tăng đột biến của thu lãi cho vay khách hàng.

Trong cơ cấu thu nhập lãi, thu lãi cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng bình quân cao nhất, tuy nhiên có xu hướng giảm dần, từ 71% trong năm 2010 giảm xuống còn 59% trong năm 2012, trong khi đó tỷ trọng thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ có xu hướng tăng dần, từ 9% trong năm 2010 tăng lên 16% trong năm 2012. Chứng tỏ thu nhập của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM trong thời gian gần đây không còn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng.

Tương ứng với thu nhập, khi thu nhập từ lãi chiếm tỷ trọng cao nhất thì chi phí lãi cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí, năm 2010 chiếm 88,3%, năm 2011 chiếm 96,8% và năm 2012 chiếm 93,1%. Trong cơ cấu chi phí lãi, chi phí lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng bình quân cao nhất và là chủ yếu, khoảng 91%. Trong năm 2010, chi phí lãi tiền gửi chiếm gần như toàn bộ trong tổng chi phí lãi, với tỷ trọng 91%; đến năm 2011, tỷ trọng chi phí này có xu hướng giảm xuống, chiếm 90,5% trong năm 2011 và tăng lên 92% trong năm 2012.

Thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng và đầu tư trong các năm qua tăng trưởng cao do tốc độ tăng của thu nhập lãi cao hơn tốc độ tăng của chi phí lãi. Cụ thể, thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng và đầu tư trong năm 2011 đạt 12.465 tỷ đồng, tăng 41% so với năm 2010, với mức tăng 3.598 tỷ đồng và năm 2012 đạt 15.373 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2011, với mức tăng 2.908 tỷ đồng. Như vậy, trong thời gian qua, các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM đã quản trị tốt các khoản chi phí lãi kết quả là thu nhập ròng từ hoạt động tín dụng và đầu tư tăng trưởng ở mức cao, cho thấy hoạt động tín dụng và đầu tư của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM đạt hiệu quả tốt trong thời gian qua.

2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH

2.3.1. Những hạn chế

Ngoài những kết quả đạt được đã đánh giá ở trên, thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTMCP trên địa bàn TP.HCM còn có những mặt hạn chế như sau:

- Hoạt động huy động vốn của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM còn hạn chế: (1) nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM, các tổ chức tín dụng thường gửi kỳ hạn ngắn với giá trị rất lớn nên dễ ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NH; (2) nguồn vốn huy động chủ yếu có thời hạn ngắn, dưới 12 tháng, đây là nguồn vốn không ổn định; (3) vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại hối, tín dụng ngoại tệ và dịch vụ thanh toán quốc tế của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM.

- Chất lượng tín dụng có xu hướng giảm dần trong các năm qua; hoạt động thanh toán quốc tế có quy mô còn nhỏ; kết quả kinh doanh ngoại hối của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM liên tục lỗ trong năm 2011 và 2012, với giá trị lỗ ngày càng tăng; hoạt động thanh toán trong nước và ngân quỹ của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM có quy mô quá nhỏ, chỉ đạt doanh thu bình quân khoảng 17 tỷ đồng/năm/ngân hàng.

Bảng 2.11: Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Stt Ngân hàng

Năm

2010 2011 2012 Bình quân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)