Phân loại theo loại tiền huy động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 26 - 30)

- Vàng 50.232 8,9 54.483 5,4 108,5 89.920 6,6 165,0 - Ngoại tệ 42.142 7,5 122.960 12,2 291,8 79.762 5,8 64,9 - VNĐ 471.520 83,6 832.768 82,4 176,6 1.201.492 87,6 144,3

Tổng nguồn vốn huy

động 563.894 100 1.010.211 100 179,1 1.371.174 100 135,7

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của 39 NH TMCP trên địa bàn TP.HCM.[4 ]

Về cơ cấu nguồn vốn huy động của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM: nếu dựa trên đối tượng khách hàng thì ba đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối đồng đều trong tổng nguồn vốn huy động từ 2010 đến 2012. Nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân có tính ổn định cao hơn so với 2 đối tượng còn lại; tuy nhiên, tỷ

trọng nguồn vốn huy động từ khách hàng cá nhân xu hướng đi xuống, năm 2010 là 43,3%, năm 2011 là 37,2% và năm 2012 là 32,3%. Do đó, nguồn vốn huy động của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM có tính ổn định chưa cao, chưa tạo điều kiện thuận lợi để các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM mở rộng đầu tư và tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, các tổ chức tín dụng thường gửi kỳ hạn ngắn với giá trị rất lớn, trong lúc đó vốn huy động từ các tổ chức tín dụng lại chiếm tỷ trọng cao (năm 2010 là 33,5%; năm 2011 là 24,8; và năm 2012 là 33,0%), điều này làm cho nguồn vốn huy động dễ biến động, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM.

Xét theo thời hạn huy động, năm 2012 vốn huy động trung và dài hạn chỉ chiếm 13,5%, còn lại 86,5% là vốn huy động ngắn hạn. Vốn huy động ngắn hạn luôn chiếm đa phần tỷ trọng và tăng dần qua các năm, cuối năm 2010 chiếm 69,6%, cuối năm 2011 chiếm 73,3% và cuối năm 2012 chiếm 86,5%.

Vốn huy động nội tệ năm 2010 chiếm 83,6% tổng nguồn vốn huy động, năm 2011 chiếm 82,4% và năm 2012 chiếm 87,6%. Như vậy, nguồn vốn huy động của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là nội tệ. Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ và vàng chỉ chiếm tỷ trọng thấp, bình quân khoảng 7%. Để hoạt động kinh doanh ngoại hối, cho vay bằng ngoại tệ và dịch vụ thanh toán quốc tế của Các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM phát triển, các NH TMCP cần đẩy mạnh huy động bằng ngoại tệ.

2.2.1.2. Hoạt động tín dụng

Trong ba năm trở lại đây (năm 2010 đến 2012), hoạt động tín dụng của các NH TMCP ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng tăng trưởng khá cao, tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Bảng 2.3 thể hiện mức dư nợ của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM.

Bảng 2.3: Dƣ nợ tín dụng của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2010 1011 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 1 Phân loại theo loại tiền

1.1 Dư nợ bằng VND 576.293 82,2 669.188 83,0 753.102 83,4 1.2 Dư nợ bằng ngoại tệ 124.793 17,8 137.063 17,0 149.898 16,6 2 Phân loại theo đối tượng kinh tế

2.1 Doanh nghiệp lớn 205.418 29,3 215.269 26,7 244.713 27,1

2.2

Doanh nghiệp nhỏ và

vừa 398.918 56,9 494.231 61,3 549.927 60,9 2.3 Cá nhân 96.750 13,8 96.750 12,0 108.360 12,0 3 Phân loại theo kỳ hạn

3.1 Ngắn hạn 498.473 71,1 595.013 73,8 670.026 74,2 3.2 Trung dài hạn 202.614 28,9 211.238 26,2 232.974 25,8

Tổng dƣ nợ 701.087 806.250 903.000

Tốc độ tăng, giảm (%) 115,0 112,0

Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán của 39 NH TMCP trên địa bàn TP.HCM. [4 ]

Bảng trên cho thấy, tổng dư nợ 2011 đạt 806.250 tỷ đồng, tăng 105.163 tỷ đồng so với năm 2010, tương đương với tốc độ tăng trưởng 15%. Kết quả tăng trưởng dư nợ

tín dụng là do nền kinh tế Việt Nam dần dần phục hồi sau đợt khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Đến năm 2012 dư nợ tín dụng đạt 903.000 tỷ đồng, tăng 96.750 tỷ đồng so với năm 2011, với tốc độ tăng trưởng 12%. Năm 2012, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn, hàng hóa tồn động, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất còn hạn chế nên tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM thấp hơn năm 2011.

2.2.1.3. Kết quả kinh doanh

Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của ngành ngân hàng. Ngay đến "đại gia" trong ngành như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước. Năm 2012, Vietinbank báo lãi trước thuế hơn 8.200 tỷ đồng - tăng khoảng 100 tỷ so với năm 2011 còn lợi nhuận BIDV chỉ tăng 16 tỷ khi lãi trước thuế gần 4.260 tỷ đồng. Bảng 2.4 cho thấy kết quả kinh doanh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM từ năm 2010 đến 2012.

Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2012 ĐVT: Tỷ đồng Stt Chỉ tiêu Năm So sánh 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) Mức tăng, giảm Tốc độ tăng, giảm (%) 1 Tổng thu nhập 225.640 418.192 429.600 192.552 85 11.408 3 2 Tổng chi phí 155.350 302.272 413.472 146.922 95 111.200 37

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 26 - 30)