Ngân hàng TMCP trên địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 43 - 47)

bàn TP.HCM (bình quân) 9.068 11.553 12.718 11.113

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, MHB, các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM năm 2010, 2011, 2012.[4]

Vốn chủ sở hữu của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM trong các năm qua ở mức rất thấp, năm 2012 chỉ đạt 12.718 tỷ đồng. Trong khi vốn chủ sở hữu bình quân của các NH thương mại Nhà nước được lựa chọn để so sánh ở bảng trên đạt 21.925 tỷ đồng thì vốn chủ sở hữu bình quân của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM chỉ đạt 11.113 tỷ đồng, nhỏ hơn gần 2 lần. Với quy mô vốn chủ sở hữu thấp như hiện nay thì các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM sẽ khó khăn trong cạnh tranh với các NH Nhà nước cũng như các NH nước ngoài.

Bảng 2.12: Tổng tài sản của một số ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012

ĐVT: Tỷ đồng

Stt Ngân hàng

Năm

2010 2011 2012 Bình quân

1 Ngân hàng thƣơng mại Nhà

nƣớc (bình quân) 313.720 372.412 406.328 364.153 1.1 Vietinbank 367.712 460.604 503.606 443.974 1.2 Vietcombank 307.496 366.722 414.475 362.898 1.3 BIDV 311.468 421.279 484.785 405.844 1.4 Agribank 530.713 566.171 590.796 562.560 1.5 MHB 51.211 47.282 37.980 45.491

2 Ngân hàng TMCP trên địa

bàn TP.HCM (bình quân) 131.889 163.770 160.899 152.186

Nguồn: Báo cáo tài chính của Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, MHB, các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM năm 2010, 2011, 2012. [4]

Từ bảng 2.12 cho thấy quy mô tổng tài sản của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM quá nhỏ so với các ngân hàng TM Nhà nước ở trên, tổng tài sản bình quân của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM là 152.186 tỷ đồng, nhỏ hơn 2,39 lần so với tổng tài sản bình quân có quy mô 364.153 tỷ đồng của nhóm ngân hàng trên. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ phát triển và hiệu quả kinh doanh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM trong suốt thời gian qua.

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM chưa cao và có xu hướng giảm: (1) tỷ trọng của thu nhập từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh, cho thấy chất lượng dịch vụ của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM trong thời gian cần được đánh giá, phân tích để tìm ra nguyên nhân làm giảm nguồn

thu nhập này; (2) cơ cấu thu nhập ngoài lãi chưa có sự đa dạng, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm khoảng 50% thu nhập ngoài lãi), các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM cần tìm giải pháp để đa dạng hóa nguồn thu nhập ngoài lãi; (3) cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng gây gắt làm cho chi phí phải bỏ ra để sử dụng một đơn vị tài sản và tạo ra một đồng thu nhập ngày càng tăng cao và các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM không phải ngoại lệ.

2.3.2. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chưa được đầu tư đúng mức: các sản phẩm huy động vốn của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM chưa đa dạng, chưa có sự nghiên cứu và phát triển thường xuyên các sản phẩm mới, điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM do sản phẩm huy động hiện tại không còn hấp dẫn so với diễn biến mới của thị trường.

- Số lượng khách hàng mở tài khoản giao dịch còn hạn chế so với các NH lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank: các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM có số lượng khách hàng tổ chức kinh tế lớn mở tài khoản giao dịch chính ít nên không thể huy động được lượng tiền thanh toán không kỳ hạn do các tổ chức này thường để lại trên tài khoản.

- Tỷ lệ nợ xấu cao và có xu hướng tăng: nguyên nhân là do: (1) các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM chưa áp dụng mô hình giải ngân tập trung, bộ phận kiểm soát và thực hiện giải ngân ở tại từng chi nhánh; (2) trong quá trình thẩm định tín dụng đối với một khoản vay thì bắt buộc phải thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ cho từng khách hàng, để xác định tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm, lãi suất cho vay và các chính sách ưu đãi tương ứng đối với từng hạng, tuy nhiên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa hoàn thiện; (3) báo cáo tài chính của khách hàng để thực hiện thẩm định tín dụng do khách hàng cung cấp, chưa bắt buộc sử dụng báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập; (4) do bị áp lực đạt chỉ tiêu kinh doanh nên Chuyên viên quan hệ

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao: các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM ít có các khóa đào tạo cho những nhân viên mới gia nhập vào Ngân hàng. Điều này rất khó khăn cho nhân viên mới trong việc nhanh chóng nắm bắt quy trình nghiệp vụ của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM để làm việc hiệu quả, hạn chế sai sót trong quá trình tác nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong Chương 2, luận văn đã thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng nâng cao hiệu quả họat động kinh doanh tại các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM, cụ thể là: giới thiệu sơ lược về sự hình thành và phát triển của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM; phân tích, đánh giá tổng quát thực trạng hoạt động kinh doanh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM; phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012 dựa trên một số chỉ tiêu chủ yếu, từ đó rút ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, đây là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại các NH TMCP trên địa bàn TP.HCM ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng tại các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn tp hồ chí minh (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)