cho thấy hàm lượng mùn và đạm có tăng lên một chút ở các rừng Keo từ 7 tuổi trở lên. Rừng nhiều tuổi hơn có các chỉ tiêu này cao hơn so với rừng thấp tuổi, và cao hơn ở nơi đất trống cây bụi.
4.1.2.4. Độ dày tầng đất
Ngoài các yếu tố tự nhiên như thành phần cơ giới, độ pH, hàm lượng mùn và đạm trong đất và các yếu tố lâm sinh do con người thì độ dày tầng đất cũng là một yếu tố tự nhiên góp phần quyết định sự phát triển rừng (cụ thể là năng suất rừng). Tầng đất càng dày thì sự tích luỹ chất dinh dưỡng trong đất càng cao và càng đáp ứng tốt nhu cầu dinh dưỡng cho sinh trưởng rừng. Các rừng Keo và Thông nhựa được khảo sát hầu hết đều nằm trên lập địa có độ dày tầng đất khá từ 40 cm đến >50 cm. Đây là nơi thuận lợi cho các loại rừng trồng này phát triển tốt.
4.1.2.5. Số lượng vi sinh vật đất
- Thông nhựa:Kết quả phân tích vi sinh vật tại các ô nghiên cứu ở địa điểm 1 cho thấy dưới rừng trồng Thông nhựa 21 tuổi, lượng vi sinh vật tổng số đã tăng lên đáng kể với số lượng 7,94x105 trong khi tại nơi đất trống (trảng cỏ cây bụi) số lượng vi sinh vật chỉ là 0,76x105. Số lượng vi sinh vật cố định đạm ở rừng Thông nhựa 21 tuổi là 1,3x103 trong khi ở đất trống thì không tìm thấy vi sinh vật này. Kết quả này cho thấy môi trường đất đã được cải thiện tốt để phù hợp với điều kiện phát triển của vi sinh vật về độ ẩm, độ xốp, dinh dưỡng…