rõ sự khác biệt về số lượng vi sinh vật tổng số trong đất rừng trồng Keo khác dưới rừng trồng Keo và ở nơi đất trống (gấp hơn 10 lần – 10,15x105 so với 0,76x105). Không có vi sinh vật cố định đạm ở đất trống trong khi ở đất trồng Keo thì số lượng ~ 3x103 .Các rừng Keo thuộc địa điểm nghiên cứu 1 và 2 còn có số vi sinh vật cao hơn nhiều. Như vậy, quần xã vi sinh vật đất đã thay đổi cùng với tính chất hóa – lý của đất rừng.
4.1.2.6. Lượng rơi rụng
- Thông nhựa: Rừng thông nhựa 21 tuổi ở địa điểm nghiên cứu 1 có lượng rơi rụng cao nhất (đạt tới 8,2 tấn/ha).ở nhóm 2 và 3, các rừng thông nhựa lớn tuổi hơn đều có lượng rơi rụng cao hơn. Các ô nghiên cứu thuộc địa điểm 1 được bảo vệ tốt vì vậy lượng rơi rụng cao hơn ở các nơi khác, chẳng hạn rừng thông nhựa mới 6 tuổi ở địa điểm 1 cũng đạt được lượng rơi rụng 5,5 tấn/ha, và rừng 9 tuổi đạt 8,0tấn/ha. Các rừng thuộc nhóm 2 do không được bảo vệ tốt nên lượng rơi rụng còn lại thấp, chỉ 4,7 tấn/ha ở rừng 26 tuổi và 3,0 tấn/ha ở rừng 16 tuổi. Lượng rơi rụng quyết định sự biến đổi các tính chất lý - hóa đất về thành phần cơ giới, độ pH, độ xốp, hàm lượng mùn, đạm, số lượng vi sinh vật trong đất... Do vậy, nếu rừng được bảo vệ tốt thì đất rừng sẽ được cải thiện theo thời gian.
Như vậy, các yếu tố lý - hóa của đất rừng trồng thông nhựa đều có liên quan đến nhau và chịu chi phối của cấu trúc và sinh trưởng rừng, cụ thể là lượng rơi rụng của rừng. Nếu không bị những tác động tiêu cực do con người cũng như tự nhiên làm phá huỷ rừng thì môi trường đất rừng trồng thông nhựa phát triển có quy luật: tuổi rừng càng cao thì lượng rơi rụng càng lớn, dẫn đến các yếu tố khác như thành phần cơ giới đất thay đổi trở nên xốp hơn, đất rừng giữ ẩm tốt hơn, bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cho đất, số lượng vi sinh vật tăng lên. Thực tế các rừng trồng thông nhựa từ 6 tuổi trở lên đều đã có những tác động nhất định làm biến đổi môi trường đất, và rừng thông nhựa trên 20 tuổi đủ để cải thiện môi trường đất rừng một cách toàn diện do đó đảm bảo được độ an toàn về môi trường đất rừng.