Kết cấu rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo lá tràm (a auriculiformis), keo tai tượng (a mangium), keo lai (a auri x a man) (Trang 57 - 58)

- Keo: Tương tự như đối với thông nhựa, theo kết quả phân tích xây dựng phương trình tương quan – hồi quy tuyến tính giữa yếu tố lượng CO 2hấp phụ

1. Kết cấu rừng:

Hầu hết rừng Thông nhựa hoặc Keo được trồng thuần loài, lác đác một vài điểm có thể trồng kết hợp với loài cây khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ bé. Các rừng hỗn loài có tính bền vững hơn về mặt môi trường. Các rừng ít hoặc không bị tác động của con người thì đều có tầng thảm tươi. Như vậy có thể phân chia kết cấu rừng thành 4 loại:

+ Rừng hỗn loài có tầng thảm tươi

+ Rừng hỗn loài không có tầng thảm tươi + Rừng thuần loài có tầng thảm tươi

+ Rừng thuần loài không có tầng thảm tươi

2. Đất rừng:

- Thành phần cơ giới: Các rừng cây mọc nhanh được trồng trên các lập địa đa dạng tùy theo loài cây, từ thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình hoặc hơi nặng, trong đó đất có thành phần cơ giới trung bình sẽ có tác dụng bảo tồn chất dinh dưỡng tốt nhất, vì vậy thành phần cơ giới đất dưới các rừng trồng có thể chia thành các cấp sau theo mức độ thích hợp bảo vệ môi trường đất:

+ Trung bình (gồm thịt trung bình, thịt nặng, sét nhẹ) + Gần trung bình (gồm thịt nhẹ, sét nhẹ)

+ Nhẹ (gồm cát pha)

- Độ dày tầng thảm mục (hay Lượng rơi rụng): các rừng Thông nhựa và Keo được khảo sát có lượng rơi rụng còn lại trên đất dao động khác nhau từ 3- 16 tấn/ha tương đương với độ dày tầng thảm mục từ <1 cm đến >6 cm. Lượng rơi rụng này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cấu trúc, năng suất rừng... và nhiều khi chịu tác động tiêu cực của con người. Tầng thảm mục lại góp phần quyết định sự biến đổi môi trường đất rừng. Có thể chia thành 3 cấp sau:

+ > 8 tấn/ha (Dày >4 cm) + 5-8 tấn/ha (Dày 2-4 cm) + < 5 tấn/ha (Dày <2 cm)

- Độ dày tầng đất: Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định năng suất rừng, luôn được chú trọng trong việc tiêu chuẩn đất trồng cho các loài cây rừng. Việc phân chia độ dày đất rừng căn cứ theo tiêu chuẩn phân chia lập địa như sau:

+ Dày (> 50 cm)

+ Trung bình (30 - 50 cm) + Mỏng (< 30 cm)

- Độ pH đất: là yếu tố quan trọng đối với rừng trồng Thông nhựa, đây là loài cây ưa đất chua. Vì vậy, cần phải đánh giá yếu tố pH đất trong tiêu chuẩn môi trường rừng, cụ thể chia thành các cấp độ chua của đất tính theo pH như sau:

+ Chua thích hợp (pH 4 - 4,5)

+ Chua gần thích hợp (pH 3,5 - 4 và 4,5 - 5,5) + Chua kém thích hợp (pH <3,5 và >5,5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng trồng keo lá tràm (a auriculiformis), keo tai tượng (a mangium), keo lai (a auri x a man) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)