- Keo: Tương tự như đối với thông nhựa, theo kết quả phân tích xây dựng phương trình tương quan – hồi quy tuyến tính giữa yếu tố lượng CO 2hấp phụ
29 Keo tai tượng 3 T–
QT 1500 10,26 12 86,507 28,836 39,505 31,6 94,830 Keo tai tượng 4T – 30 Keo tai tượng 4T –
QB 1500 9,9 14 110,265 27,566 37,765 30,2 120,831 Keo tai tượng 4T – 31 Keo tai tượng 4T –
QT 1600 9,47 10,5 64,982 16,245 22,256 17,8 71,232 Keo tai tượng + keo 32 Keo tai tượng + keo
lai 3T – TTHuế 1510 8,54 9,2 48,345 16,115 22,077 17,7 53,0 33 Keo tai tượng 3T –
TTHuế 1420 7,28 8 28,502 9,501 13,016 10,4 31,2
TB Keo tai tượng:
4,5 tuổi 1450 12,1 11,9 108,694 20,734 28,406 22,72 116,36
TB: 6 tuổi 1440 10,9 11,3 86,882 15,563 21,321 18,65 99,42
Cho đến nay, ở vùng nghiên cứu, loài keo được trồng phổ biến vẫn là keo lá tràm, keo tai tượng được trồng ít hơn, và keo lai thì mới được trồng ở một số nơi. Tuy nhiên, keo lá tràm có năng suất thấp nhất trong 3 loài. keo lai và keo tai tượng ở tuổi 4 đã đạt trữ lượng tương đương với keo lá tràm ở tuổi 7. Các rừng keo lai 3-7 tuổi với mật độ khoảng 1.560 cây/ha có năng suất từ 13,87-27,22 m3/ha/năm. Rừng keo lai ở tuổi trung bình khoảng 4,5 tuổi đạt trữ lượng khoảng 76 m3/ha, năng suất 20 m3/ha/năm, năng suất sinh học 27
tấn/ha/năm và lượng CO2 hấp thụ hàng năm là 21,97 tấn/ha/năm và lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối rừng khoảng 102 tấn/ha.
Trong khi đó, các rừng keo tai tượng cũng với tuổi trung bình là 4,5 tuổi với mật độ 1450 cây/ha thì đạt năng suất trung bình cao hơn keo lai một chút là 20,7 tấn/ha/năm, trữ lượng 109 m3/ha, năng suất sinh học 28 tấn/ha/năm, lượng CO2 hấp thụ hàng năm là 22,72 tấn/ha/năm, và lượng CO2 hấp thụ trong toàn bộ sinh khối rừng tới 116,36 tấn/ha.
Tính trung bình với keo lá tràm 7 tuổi, mật độ 1400 cây/ha nhưng các chỉ số vẫn thấp hơn 2 loài keo trên mới chỉ 4,5 tuổi, đó là năng suất chỉ đạt 10 m3/ha/năm, trữ lượng 74 m3/ha/năm, năng suất sinh học 14, lượng CO2 hấp thụ hàng năm ~ 11,27 tấn/ha/năm và lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối rừng ~79,81 tấn/ha.
Tính bình quân cho rừng keo các loài khoảng 6 tuổi với mật độ trung bình 1440 cây/ha thì đạt năng suất 15,5 m3/ha/năm, lượng CO2 hấp thụ hàng năm khoảng 18,65 tấn/ha/năm, và lượng CO2 hấp thụ trong sinh khối rừng là ~99,42 tấn/ha.
Nếu tính theo định mức giá đầu tư trồng rừng cây mọc nhanh là 500 USD/ha và giá bán CO2 là 5 USD/tấn (theo NIRI) thì với rừng đạt lượng CO2 hấp thụ khoảng 100 tấn CO2/ha tương đương với trữ lượng khoảng trên 50 m3/ha đã có giá trị bằng số tiền đầu tư trồng rừng. Với năng suất trung bình tính được ở trên thì một khu rừng thông nhựa khoảng trên 12 tuổi, rừng keo lai và keo tai tượng khoảng 3-4, và rừng keo lá tràm khoảng 5 tuổi với năng suất trung bình đã hấp thụ đủ lượng CO2 có giá trị bằng tiền tương đương giá trị đầu tư trồng rừng.
Cũng theo tính toán ở trên, rừng thông nhựa có độ tuổi trung bình 16,5 tuổi với mật độ khoảng 1245 cây/ha đạt được trữ lượng bình quân 94,6 m3/ha thì có lượng hấp thụ CO2 khoảng 99,11 tấn/ha và quy đổi thành tiền là khoảng 500 USD/ha.. vv...
4.1.7. Đánh giá tổng hợp các yếu tố tác động môi trường của rừng Keo vàThông nhựa Thông nhựa
Từ tất cả những kết quả thu được về các yếu tố cấu thành và tương tác với rừng trồng Thông nhựa và Keo ở vùng Bắc Trung Bộ, có thể thấy rằng các rừng này có tác động đến môi trường xung quanh (đất, không khí) phụ thuộc vào nhiều yếu tố có tương tác lẫn nhau, trong đó các yếu tố sau đây là những nhân tố quyết định hay chính là nguyên nhân bao gồm: cấu trúc rừng, địa hình và năng suất rừng tác động trực tiếp đến môi trường rừng (đó là đất rừng và tiểu khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm không khí và ánh sáng), và khả năng giảm thiểu CO2 trong khí quyển do hấp thụ vào sinh khối rừng.
Trong đó, các nguyên nhân này cũng là hệ quả của các yếu tố khác hoặc của chính các yếu tố do nó gây ra. Chẳng hạn, cấu trúc rừng thể hiện ở kết cầu tầng rừng, độ tàn che của tầng cây gỗ và độ che phủ của tầng thảm tươi chịu ảnh hưởng chính bởi các nhân tố lập địa (địa hình là yếu tố chính trong một vùng gồm độ dốc và vị trí địa hình nơi trồng rừng) và kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong trồng rừng, mà mật độ trồng hợp lý rất quan trọng để tạo được sinh trưởng rừng tốt cho cấu trúc hợp lý, năng suất rừng cao.
Các rừng cây mọc nhanh ở vùng đồi và vùng thấp được trồng trên đất có độ dốc khác nhau và thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình và nặng, do vậy yếu tố độ dốc và thành phần cơ giới rất quan trọng có quan hệ đến tác động môi trường của rừng. Vai trò của rừng rõ nét hơn ở nơi cần thảm che phủ tốt để chống xói mòn. Như vậy, ở mỗi độ dốc và thành phần cơ giới khác nhau cũng cần có những mật độ trồng khác nhau thích hợp để có thảm thực vật sinh trưởng tốt có cấu trúc rừng thích hợp và đảm bảo khả năng phòng hộ môi trường.
Để đánh giá tác động môi trường của rừng trồng cây mọc nhanh ở Bắc Trung Bộ có thể phân chia các yếu tố chi phối đến môi trường như sau: