C 49-65 điểm Rừng cần tác động để đạt an toàn về môi trường
6 Năng suất gỗ của rừng
> 16 m3/ha/năm 10 X X X X X 12 - <16 m3/ha/năm 8 X 8 - <12 m3/ha/năm 6 X X X 4 - <8 m3/ha/năm 4 X < 4 m3/ha/năm 2 Tổng điểm 71 69 36 54 46 37 53 61 64 58 Xếp hạng B B D C D D C C C C
Nhận xét:
- Rừng keo lai 7 tuổi (QT) 71 điểm và rừng keo tai tượng 8 tuổi (QT) 69 điểm đạt được độ an toàn về môi trường do các rừng này sinh trưởng tốt, các chỉ tiêu khả năng phòng hộ, năng suất, tầng thảm mục đều cao.
- Rừng keo lá tràm 10 tuổi (TTH) 36 điểm, rất không an toàn về mặt môi trường do rừng này sinh trưởng rất kém, có thể lập địa không thích hợp. ở tuổi này, nên khai thác khu rừng và thay đổi cơ cấu cây trồng tại đó.
- Rừng keo lá tràm 9 tuổi (QT) 54 điểm và rừng keo lá tràm 9 tuổi (TTH) 64 điểm, ở mức cần tác động để đạt an toàn về môi trường. Nên khai thác các khu rừng này và trồng mới với chế độ chăm sóc tốt hơn ngay từ giai đoạn đầu.
- Rừng keo lá tràm 7 tuổi (QB) chỉ 37 điểm, rừng rất kém phát triển với hầu hết các chỉ tiêu đều ở mức thấp vì vậy rất không an toàn về môi trường.
- Rừng keo lai + muồng 7 tuổi (QT) 53 điểm, ở mức cần tác động để đạt an toàn về môi trường. Với các rừng này cũng nên khai thác và thay đổi cơ cấu cây trồng cho luân kỳ sau vì trồng hỗn loài keo mới loài khác rất kém phát triển.
- Rừng keo lai 8 tuổi (QT) 61 điểm và keo tai tượng 7 tuổi (QB) 64 điểm đạt mức an toàn về môi trường. Tuy nhiên, cũng cần duy trì các rừng này và bảo vệ tốt thì với giữ được trạng thái an toàn.
- Rừng keo tai tượng 7 tuổi (QT) đạt 58 điểm vẫn ở mức cần tác động để đạt an toàn về môi trường. Rừng này cần đươc bảo vệ tốt hơn, tránh việc thu gom cành, lá rụng.
Trong số 10 khu rừng được đánh giá đều ở độ tuổi khai thác (từ 7-10 tuổi) thì có 2 rừng (20%) đạt <=45 điểm ở mức không an toàn về môi trường, 4 rừng (40%) đạt 46-60 điểm ở mức cần tác động để đạt an toàn về môi trường, và 4 rừng (40%) đạt 61-75 điểm an toàn về môi trường, không có khu rừng nào đạt bền vững về môi trường. Nói chung, các rừng keo lá tràm kém
phát triển hơn hẳn keo lai và keo tai tượng, vì thế các chỉ tiêu khác chịu chi phối của sinh trưởng rừng cũng kém hơn. Các rừng keo hỗn loài đều rất kém phát triển so với rừng trồng thuần loài. Các rừng keo lai và keo tai tượng cần tối thiểu là 7 tuổi mới đạt an toàn môi trường. Cần kéo dài luân kỳ khai thác đối với keo lá tràm hơn rừng keo lai và keo tai tượng.
Một số đề xuất về giải pháp môi trường của các rừng trồng ở Bắc Trung Bộ
Các rừng chưa đạt được an toàn về môi trường có thể do các nguyên nhân khác nhau do tự nhiên và do con người. Các nguyên nhân chủ quan bao gồm:
-Cơ cấu cây trồng không thích hợp (chẳng hạn rừng Keo trồng hỗn loài thường kém phát triển hơn trồng thuần loài)
-Rừng sinh trưởng kém
-Cấu trúc rừng không thích hợp do kỹ thuật lâm sinh (mật độ trồng, chế độ chăm sóc).
- Thường xuyên có hiện tượng quét lá rừng rơi rụng, thu cành củi, chăn thả gia súc trong rừng.
Với những nguyên nhân như vậy, chúng tôi đề xuất các giải pháp sau đây để các rừng trồng vùng Bắc Trung Bộ có thể đạt được an toàn về môi trường:
- Cần lựa chọn loài cây trồng và lập địa trồng phù hợp.
- Xây dựng phương án kỹ thuật trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng hợp lý. - Sớm xử lý các khu rừng trồng kém phát triển do không thích hợp về lập địa, cơ cấu loài để thay thế bằng cây trồng mới.
- Với các Thông nhựa trên 15 tuổi nếu được bảo vệ tốt sẽ đạt được an toàn về môi trường.
- Với các rừng Keo, rừng trồng hỗn loài sẽ không đáp ứng được nhu cầu rừng trồng kinh doanh. Mặt khác, nên kéo dài thêm luân kỳ khai thác rừng Keo so với hiện nay khoảng 2 năm để đảm bảo tác động môi trường của rừng.
Phần 5 : Kết luận và kiến nghị .
5.1 Kết luận :
Trên cơ sở nghiên cứu các ảnh hưởng của một số loại rừng trồng Keo (Keo lai ,keo lá tràm, keo tai tượng)và Thông nhựa (pinus merkusii) ”đến môi trường tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ cho ta thấy mỗi loại rừng khác nhau có sự ảnh hưởng khác nhau đến môi trường.
* Đối với rừng Thông Nhựa :
- Trồng rừng thông nhựa có xu hướng cải thiện độ phì đất chủ yếu là độ xốp và độ ẩm nhưng khả năng cải tạo độ phì của đất nhìn chung thấp đặc biệt khả năng tích luỹ mùn thấp. pH đất trong rừng thông bị giảm đi do trong lá thông có hàm lượng axit cao, khi rụng xuống phân huỷ sẽ làm giảm độ pH của đất.
- Hàng năm rừng thông trả lại cho đất một lượng chất hữu cơ trung bình 4-8 tấn/ha/năm với rừng từ 10-20năm tuổi .
* Đối với rừng Keo:
- yếu tố tác động đến môi trường của rừng keo như đọ tàn che , độ che phủ tầng cây tái sinh, tổ thành cây tái sinh đều có ảnh hưởng đến môi trường rừng (đất, không khí) trong đó có vai trò của mật độ trồng và kết cấu rừng (thuần loài hay hỗn loài).
- Rừng trồng keo ở các độ tuổi khai thác từ 7 – 10 nămvới luân kỳ ngắn nên tỷ lệ sét cũng như tính chất hoá học của đất dưới các rừng trồng keo tuổi khác nhau chưa có sự khác biệt nhiều giữa nơi có rừng và nơi không có rừng.
- Lượng rơi rụng ở các khu rừng keo có các tuổi khác nhau và đồng biến cùng với tuổi rừng. Tuổi rừng càng cao thì lượng rơi rụng càng lớn chủ yếu là từ lá.
Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá tác động môi trường của rừng trên cơ sở phương pháp cho điểm các nhân tố có ảnh hưởng tới môi trường theo sơ đồ: Tiêu chuẩn Tiêu chí
Chỉ số Thang điểm. Tiêu chuẩn này qua áp dụng thử cho thấy dễ áp dụng và có tính khả thi trong thực tiễn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại rừng đến môi trường của rừng là một việc làm mới mẻ và còn hạn chế. Luận văn này đã bước đầu đề xuất được các tiêu chuẩn để đánh giá tác động của rừng trồng đến môi trường, các tiêu chuẩn đánh giá đã đề xuất chủ yếu qua khảo sát thực địa và qua việc tổng hợp số liệu phân tích đánh giá đã đưa ra được 4 tiêu chuẩn đánh giá như sau:
1.Tiêu chuẩn về đặc điểm của rừng 2. Tiêu chuẩn về diễn biến đất đai
3. Tiêu chuẩn về cải thiện một số yếu tố khí hậu và khả năng hấp thụ CO2
4. Tiêu chuẩn về các phương thức sử dụng đất.
Trong các tiêu chuẩn đó chia ra 10-13 tiêu chí để đánh giá đó là các yếu tố quan trọng dễ nhận thấy nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất đối với tác dụng phòng hộ của rừng. ở mỗi tiêu chí lại có các chỉ tiêu đánh giá (tổng số khoảng 20 đến 30 chỉ tiêu) và đã được áp dụng thử có thể chấp nhận được trong thực tiễn. Hy vọng rằng với các tiêu chuẩn này sẽ giúp cho các nhà quản lý và kỹ thuật ở cơ sở có thể đánh giá được mức độ phòng hộ môi trường của rừng hiện có, để đưa ra được các phương án bảo vệ, chăm sóc, cải tạo và nuôi dưỡng rừng phù hợp với chức năng phòng hộ môi trường.
5.2.Tồn tại
- Do thời gian nghiên cứu ngắn nên phạm vi nghiên cứu về không gian của luận văn còn hẹp, chỉ mới tập trung ở một số vùng trọng điểm, chưa mở rộng cho nhiều vùng và đối tượng nghiên cứu.
5.3. Kiến nghị.
Cần được tiếp tục nghiên cứu mở rộng hiện trường, với nhiều loài cây trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau để có được nhiều tư liệu đánh giá ảnh hưởng của rừng trồng đến môi trường một cách đầy đủ và phong phú hơn.