Kết quả mô phỏng trong trường hợp 2: khi ôtô vượt xe phía trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị hộp số tự động (Trang 70 - 78)

2. Mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.2.2. Kết quả mô phỏng trong trường hợp 2: khi ôtô vượt xe phía trước

Hình 3.7 Tác động phanh và ga của người lái

Khi thực hiện vượt xe phía trước, ban đầu người lái tăng tốc cho xe đạt vận tốc lớn hơn xe cần vượt, sau khi vượt qua có thể thực hiện việc giảm tốc độ (hình 3.6), trong trường hợp này người lái không thực hiện phanh xe. Trên hình 3.7 trình bày tác động phanh và ga của người lái trong trường hợp vượt xe. Mức ga thay đổi trong quá trình vượt tốc như sau:

Thời gian t(s) 0 14,9 15 60

Độ mở bướm ga Thr (%) 60 40 100 47

Trên đồ thị hình 3.8 là kết quả mô phỏng sự thay đổi các thông số của động cơ gồm: tốc độ động cơ we, mô men xoắn Me và công suất động cơ Pe theo độ mở của bướm ga.

Hình 3.8 Sự thay đổi của tốc độ, mô men xoắn và công suất có ích của động cơ khi ô tô vượt xe phía trước

Hình 3.9 Đồ thị tốc độ và mô men trên trục bánh bơm và bánh tua bin khi ô tô thực hiện vượt xe phía trước

Hình 3.10 Đồ thị tốc độ trên trục sơ cấp và thứ cấp của hộp số khi ô tô vượt xe phía trước

Từ đồ thị hình 3.10 cho thấy trong khoảng thời gian t=0-4 s ly hợp D và A đóng, hộp số ở vị trí tay số I, từ t=5-10s ly hợp C và A đóng hộp số chuyển sang tay số II, từ tại t=14,9 s độ mở bướm ga giảm xuống 40% và người lái đột ngột tăng ga để vượt xe phía trước, hộp số điều khiển tự động ở vị trí số III cho đến thời điểm t=37s, từ thời điểm này trở đi hộp số chuyển về vị trí tay số IV và giữ nguyên đến thời điểm kết thúc mô phỏng t=60s. Có thể thấy vận tốc của ô tô tăng dần từ thời điểm t=0-37s , sau khi chuyển sang làm việc ở tay số IV vận tốc ô tô giảm một chút do lúc này người lái đã vượt qua xe phía trước và giảm ga. Tốc độ đạt được khi t=60s là 72km/h.

Hình 3.11 Đồ thị tốc độ của ô tô trong trường hợp vượt xe phía trước

3.2.3 Kết quả mô phỏng trường hợp ô tô chuyển động lăn trơn

Khi ở chế độ chuyển động lăn trơn tín hiệu điều khiển của người lái được mô phỏng như trên hình 3.12. Trong trường hợp này, ban đầu người lái điều khiển bàn đạp ga ở mức mở 80% ở 5 s đầu tiên, sau đó giảm dần đến mức ga là 0% tại thời điểm t=10s. Trong quá trình giảm ga, người lái không tác động phanh.

Trên các đồ thị hình 3.13 và 3.14 biểu diễn sự thay đổi tốc độ, công suất, mô men xoắn động cơ (hình 3.13) và sự thay đổi của các thông số làm việc của biến mô men thủy lực. Từ đồ thị ta thấy, quy luật thay đổi tốc độ của bánh bơm biến mô giống với tốc độ của động cơ, còn tốc độ của bánh tua bin có sự thay đổi đột ngột tại các thời điểm t=0s;4s và 7s; đây chính là thời điểm trong hộp số diễn ra quá trình chuyển số.

Hình 3.12 Tác động từ người lái khi xe chuyển động lăn trơn

Hình 3.13 Đồ thị biến thiên tốc độ công suất và mô men xoắn của động cơ khi ô tô chuyển động lăn trơn

Hình 3.14 Đồ thị biến thiên tốc độ và mô men xoắn trên trục bánh bơm và bánh tuabin của biến mô thủy lực khi ô tô chuyển động lăn trơn

Hình 3.16 Đồ thị vận tốc của ô tô khi lăn trơn

Các đồ thị trên hình 3.15 và 3.16 cho ta thấy rõ hơn sự thay đổi tốc độ chuyển động của ô tô khi lăn trơn. Phân tích đồ thị 3.15b ta thấy, thời điểm t=0- 4s hộp số ở vị trí số I do các ly hợp A và D đóng. Ở thời điểm t=4-7s hộp số chuyển sang vị trí số II, từ sau thời điểm t=7s, hộp số chuyển sang vị trí số III vận tốc ô tô giảm dần. Có thể thấy trong trường hợp này, ở giai đoạn t=0-9 tốc độ của ô tô tăng dần và đạt v=46km/h sau đó tốc độ giảm dần, tại t=60s vận tốc ô tô còn lại khoảng 21 km/h.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện chuyển động đến vận tốc của ô tô trang bị hộp số tự động (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)