2. Mục đích, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.2.4 Kết quả mô phỏng trường hợp phanh gấp
Để mô phỏng trường hợp phanh gấp của ô tô, mô hình tác động từ người lái sử dụng tín hiệu phanh và ga như trên hình 3.17. Trong đó, ở giai đoạn đầu từ 0-20 người lái đang điều khiển xe trên đường duy trì độ mở bướm ga ở mức 50%. Khi gặp chướng ngại vật phía trước người lái tác động phanh đột ngột. Kết quả mô phỏng tính toán các thông số của động cơ được trình bày trên hình 3.18 và sự thay đổi của các thông số của biến mô thủy lực được trình bày trên các hình 3.19. Rõ ràng, trong quá trình chuyển động, trong hộp số diễn ra nhiều giai đoạn chuyển số khác nhau và làm cho vận tốc của các trục bánh tuabin thay đổi. Có thể quan sát thấy sự thay đổi về tốc độ trên trục bánh tua bin xảy ra tại các thời điểm t=4s;10s,20s và 22s.
Hình 3.18 Đồ thị biến thiên tốc độ công suất và mô men xoắn của động cơ
Hình 3.19 Đồ thị biến thiên tốc độ và mô men xoắn trên trục bánh bơm và bánh tuabin của biến mô thủy lực
Hình 3.20 Đồ thị tốc độ trục và trạng thái làm việc của ly hợp hộp số
Hình 3.21 Đồ thị vận tốc của ô tô khi phanh gấp
nguyên bàn đạp ga ở mức 50%, ô tô khởi hành và vận tốc tăng dần, thời điểm chuyển số và duy trì số lần lượt diễn ra như sau: số I (t=0-5s), số II(5-12s); số III (12-20s); số IV(20-24s); số III (t=24-26s); số II( t=26-28s); từ 28s đến 60 s ô tô dừng hẳn và vị trí tay số chuyển về số I. Có thể thấy, vận tốc ô tô tăng dần trong khoảng thời gian t=0-20s đến vận tốc 50km/h , sau đó do tác động phanh gấp của người lái vận tốc giảm dần và tại t=28s ô tô dừng hẳn. Như vậy, có thể thấy với vận tốc ban đầu 50km/h thời gian phanh khẩn cấp đến khi xe dừng hẳn trong trường hợp này diễn ra khoảng 8s.