CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 2 nhân tố được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB) với 4 công thức gồm 3 mức phân bón và 3 mật độ, tổng số ô thí nghiệm là 12 ô. Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 200 m2, tổng diện tích thí nghiệm là 2.400m2.
Sơ đồ thí nghiệm
2.5.2. Kỹ thuật áp dụng
Tiến hành trồng xen trên phần đất trống giữa hai hàng Quế, khoảng cách giữ cây Quế và cây trồng xen là 0,5m.
Sơ đồ trồng xen Hàng Quế 0,5m Trồng xen 0,5 m Hàng Quế Trồng xen Trồng xen
Khoảng cách giữ 2 hàng Quế = 2 m
2.5.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (1) Đối với cỏ (1) Đối với cỏ
(1-1) Phương pháp theo dõi độ cao cây:
Mđ1 – Pb1 Mđ2 – Pb2 Đối chứng
Mđ1 – Pb2 Đối chứng Mđ3 – Pb3
Mđ1 – Pb3 Mđ2 – Pb1 Mđ3 – Pb2
Cố định điểm theo dõi bằng cách mỗi ô chọn 5 điểm (5 khóm cỏ) theo trục đường chéo như trong hình vẽ dưới. Đóng cọc cạnh gốc cỏ, mặt cọc ngay bằng với mặt đất.
- Tỉ lệ sống được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm sống trên tổng số khóm trồng trong mỗi công thức thí nghiệm.
- Theo dõi khả năng tái sinh của giống cỏ VA06 mỗi lứa cắt. Ở các điểm đã được đánh dấu và đóng cọc sẵn, vuốt lá của khóm thẳng lên, đo từ mặt cọc đến chỗ có đầu mút của 3/4 số lá tập trung.
(1-2) Theo dõi năng suất, sản lượng cỏ (kg/m2, tạ/ha/năm)
Khoảng cách giữa hai lần cắt: đối với mùa mưa (tháng 3 – tháng 9): 45 ngày/lần cắt, đối với mùa khô (tháng 10 – tháng 2 năm sau): 60 ngày/lần cắt.
NS bình quân/1 m2 = = n x x
x1 2... n
(cắt 3 điểm/1 công thức/1 lần nhắc lại lấy trung bình)
NS cỏ (Kg/1ha/lứa) = NS cỏ bình quân/1 m2 (kg) 10.000 m2
Trong đó: : NS bình quân (kg/ 1 m2/1 lứa cắt) x1, x2,…,xn : Khối lượng của từng mẫu cắt n : Dung lượng mẫu
(2) Đối với nghệ
- Tỉ lệ mọc mầm được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số hốc mọc mầm trên tổng số hốc trồng trong mỗi công thức thí nghiệm.
- Động thái tăng trưởng số lá (lá): Khi nghệ có từ 2 – 4 lá thật đếm số lá nghệ và dùng sơn đỏ để đánh dấu, đo 10 cây mẫu cho 1 lần nhắc lại, tính trung bình.
- Số nhánh/khóm (nhánh): Đếm số nhánh mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ô, tính trung bình.
(2-2) Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất:
- Năng suất ô (kg/ô): Thu từng ô, đập lấy củ khô sạch, cân khối lượng. - Năng suất cá thể (gam/khóm): Khối lượng củ của 10 khóm/10.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha): Năng suất cá thể (g) x mật độ (khóm/ m2) - Năng suất thực thu (tạ/ha): Năng suất ô (kg) x 10000 m2/450 m2
(3) Đối với cây Quế
(3-1) Theo dõi sinh trưởng của cây:
- Về sinh trưởng đo chiều cao, đường kính gốc, đường kính, diện tích tán sáu tháng một lần
- Theo dõi chiều cao cây: chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cây.
- Đường kính gốc: dùng thước Panme đo tại điểm cách gốc 5cm, dùng sơn đánh dấu vị trí đo.
- Diện tích tán: đo hình chiếu của cây trên mặt đất bằng thước dây. -Theo dõi tình hình sâu bệnh, thời điểm ra hoa trên từng cây.
* Mức độ nhiễm sâu, bệnh hại chính:
Đánh giá theo thang điểm cấp bệnh như sau:
+ Điểm 1: Không nhiễm (dưới 5% số cây có vết bệnh) + Điểm 2: Nhiễm nhẹ (6-25% số cây có vết bệnh)
+ Điểm 3: Nhiễm trung bình (26-50% số cây có vết bệnh) + Điểm 4: Nhiễm nặng (51-75% sô cây có vết bệnh)
+ Điểm 5: Nhiễm rất nặng (trên 76% số cây có vết bệnh) Đánh giá mức đô ̣ sâu ha ̣i:
- Sâu cuốn lá (Lamprosema indicata). Đếm số lá bị cuốn /tổng số lá trên 10
cây mẫu. Tính tỉ lệ %.
- Sâu đo ăn lá (Geometridae). Đếm số lá bị ăn/ tổng số lá trên 10 cây mẫu. Tính tỉ lệ %.
2.5.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế của hệ thống nông lâm kết hợp
Công thức áp dụng:
Tổng thu = Năng suất cây trồng x giá sản phẩm trên đồng ruộng
Tổng chi phí: chi phí thuốc BVTV + trừ cỏ + hạt giống + phân bón + công lao động…
Tổng lãi: Tổng thu – Tổng chi -Phương pháp xử lý số liệu:
Phân tích số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm excel và phân tích ANOVA bằng phần mềm IRRISTAT 5.0 và Phương trình hồi quy tuyến tính.
2.5.5. Cách lấy mẫu đất:
Mẫu đất được lấy từ 5 vi ̣ trí trên toàn bộ khu thí nghiệm theo đường chéo góc ở đô ̣ sâu từ 0-20 cm và 20-50 cm, trọng lượng đất là 200 gram đất tươi. Mẫu được gửi về phòng phân tích đất và chất lượng nông sản -Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Miền núi phía Bắc. Đất lấy trước khi bón phân (mẫu đất được lấy trước và sau khi tiến hành thí nghiệm)